Kẻ nào sẽ phải chịu ‘vận đen phá chùa’?

25 Tháng Hai 20186:37 CH(Xem: 11905)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  HAI 26  FEB  2018


image031image032

Hòa thượng Thích Không Tánh, Trụ trì chùa Liên Trì.


Kẻ nào sẽ phải chịu ‘vận đen phá chùa’?


Phạm Chí Dũng


image033

Bà con nghèo nhận quà từ thiện tại Chùa Liên Trì những ngày chùa còn nguyên vị.


Thế mà đã lạnh trôi hai cái tết kể từ khi chính quyền TP.HCM hùng hổ ra quân xóa sổ chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt NamThống Nhất…


Buổi sáng tháng Chín


“Trong nhiều tội lỗi trên thế gian này, tội phá chùa là lớn lắm, những người đi phá chùa ắt phải nhận quả báo” - vị Hòa thượng trầm ngâm suy tư hồi lâu trước khi trả lời câu hỏi của tôi.


Vị sư tu tập ấy vốn nổi tiếng về năng lực và nhãn quan nhìn vật lẫn nhìn người. Phật tử từ nhiều nơi kéo về ngôi chùa trông thẳng ra biển này để mong được Hòa thượng xem vận số của họ. Nhưng không phải ai cũng được Hòa thượng tiếp. Với nhà sư này, điều ông cần nhất là sự thành tâm của con người, dù người đó không theo Phật giáo. Ông tuyệt đối không dùng từ “xem bói”, mà chỉ nhìn người mà luận. Nhiều người được Hòa thượng luận về quá khứ của mình đã chỉ còn biết cúi đầu xác nhận.


Tôi không “xem” gì cho mình, mà chỉ thuật lại cho Hòa thượng nghe câu chuyện chính quyền TP.HCM đã ủi sập chùa Liên Trì ở quận 2 chỉ trong một buổi sáng.


Buổi sáng ấy, tháng Chín năm 2016. Một đạo quân đông tới 400 người gồm công an có sắc phục và thường phục, dân phòng cùng các hội đoàn nhà nước, được trang bị súng ống và xe đặc chủng, đã vây kín chùa Liên Trì từ tờ mờ sáng, sau đó xông vào cưỡng chế các sư sãi yếu ớt trong chùa. Cứ hai ba kẻ khiêng một thày rồi tống vào xe hơi, chở cùng tượng phật và đồ của chùa về thẳng “chùa Liên Trì mới” do chính quyền dựng lên tại một hóc bò tó ở khu vực Thạnh Mỹ Lợi cùng địa bàn quận 2. Đó là nơi mà chính quyền đã tính toán rất kỹ: vì khoảng cách đến đó quá xa nên phật tử sẽ ít lai vãng, còn các tổ chức xã hội dân sự độc lập - đã quen xem chùa Liên Trì cũ như một địa chỉ sinh hoạt thường xuyên - sẽ không còn chốn dung thân.


Ít ngày sau, Hòa thượng Thích Không Tánh - trụ trì chùa Liên Trì - rời bệnh viện nơi ông phải điều trị bệnh huyết áp cao do vụ phá chùa, để về nhìn lại ngôi chùa của mình. Ở đó, ông chỉ còn thấy một mảnh đất đã bị san phẳng mà không còn bất kỳ dấu tích gì của ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã tồn tại hơn sáu chục năm giữa lòng Sài Gòn. Thày Không Tánh chỉ còn biết ôm mặt khóc tức tưởi. Nỗi phẫn uất của thày - một tù nhân ương tâm đã trầm mình đến hai chục năm trong nhà tù cộng sản - đã trở nên vô bờ bến…


Vụ phá chùa Liên Trì xảy ra dưới thời Đinh La Thăng.


Quả báo tội phá chùa


Năm 2016, Đinh La Thăng xông xênh “tiến về Sài Gòn” với khẩu hiệu “Vì dân và hành động”.


Nhưng trong lúc chỉ “hành động” một cách vặt vãnh, đưa đẩy chuyện làm đường hẻm và hứa hẹn bao tiêu sữa cho nông dân, tìm cách lấy lòng giới cán bộ lão thành, có công cách mạng, trí thức và cả những người dân thường, Đinh La Thăng lại tuyệt đối không nhân nhượng với giới hoạt động nhân quyền ở Sài Gòn trong suốt thời gian ông ta nhậm chức bí thư thành ủy.


Thậm chí thời Đinh La Thăng còn qua mặt và vượt hẳn cả bí thư thành ủy cũ là Lê Thanh Hải cùng đương kim bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải về “thành tích” ném mắm tôm, đánh đấm và bắt bớ nhân quyền vào các lễ tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1974, ngày 17/2/2016 tưởng niệm 6 vạn quân nhân và người dân Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống Trung Quốc xâm lược, đàn áp dã man đến đổ máu số đông người biểu tình vì môi trường vào ngày 8/5/2016…


Cũng trong năm 2016, Đinh La Thăng đã lập “thành tích vô thần” chưa từng có khi quan chức này đã hạ lệnh cho công an ủi sập chùa Liên Trì.


Về sau này, nhiều người nghiệm rằng vận đen của Đinh La Thăng không hẳn khởi sự từ những vụ việc ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nơi ông ta là chủ tịch hội đồng thành viên trước năm 2011, mà thật ra đã bắt nguồn sâu xa từ vụ phá chùa chiền ấy.


Gần cuối năm 2017, tôi bàng hoàng nhớ lại lời Hòa thượng của ngôi chùa sát biển “Đã là quả báo thì không có cách nào tránh được. Ông Thăng ra lệnh phá chùa thì ông ấy sẽ phải chịu quả báo khắc nghiệt lắm. Lâu thì vài năm, sớm thì một năm nữa, ông Thăng sẽ bị ai đó phá lại và ông ấy sẽ phải chịu cảnh mất tự do”.


Lời tiên tri của Hòa thượng nói ra vào cuối năm 2016. Thú thật là khi đó, tôi đã không thể tin được lời Hòa thượng.


“Bị mất tự do” - hiểu theo nghĩa thông thường nhất - nghĩa là bị sa vào vòng lao lý, để nhẹ nhất cũng bị quản thúc tại gia. Làm thế nào mà Đinh La Thăng lại bị mất tự do theo cách ấy? Chính thể độc đảng ở Việt Nam cho tới khi đó lại chưa từng có tiền lệ về bắt giam ủy viên bộ chính trị. Càng khó hình dung hơn việc Đinh La Thăng bị tống giam rồi bị đưa ra tòa xét xử…


Nhưng đến tháng 4/2017, lời tiên tri của Hòa thượng bắt đầu ứng nghiệm. Đinh La Thăng bất ngờ “ngã ngựa” bởi một bản báo cáo từ chính các đồng chí không đồng lòng của ông - Ủy ban Kiểm tra trung ương - về những sai phạm “rất nghiêm trọng” vào thời ông Thăng là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.


Nhưng đến lúc đó, tôi vẫn chỉ nghĩ là Đinh La Thăng sẽ mất ghế ủy viên bộ chính trị, mất cả ghế ủy viên trung ương, và nói chung có thể “bị cách mọi chức vụ trong đảng và chính quyền”, nhưng quá khó để hình dung ra chuyện Thăng sẽ bị bắt.


Bảy tháng rưỡi sau việc Đinh La Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị, lời tiên tri của Hòa thượng đã thêm một lần ứng nghiệm: đầu tháng 12/2017, Đinh La Thăng chính thức bị khởi tố và bị tống giam. Và chỉ một tháng rưỡi sau đó, ông ta đã phải nhận bản án lên đến 13 năm tù giam chỉ với một tội danh đầu tiên. Chưa kể một vụ khác - “800 tỷ” - mà Thăng sẽ bị đưa ra xét xử sau tết nguyên đán 2018.


Đinh La Thăng đã chính thức “bị mất tự do”.


Còn những kẻ nào phải chịu quả báo?


Vào những ngày tết nguyên đán 2018, tôi ghé chùa Giác Hoa ở Sài Gòn để thăm thày Không Tánh. Từ khi không còn chốn dung thân, thày Không Tánh đành phải tá túc nơi đây.


Và tôi những muốn quay lại ngôi chùa lồng lộng gió biển để hỏi Hòa thượng về luật nhân quả.


Giờ đây, tôi đã có thể hình dung rằng vụ phá chùa Liên Trì không chỉ “đen” cho Đinh La Thăng, mà cả một số quan chức cấp dưới của Thăng ở Sài Gòn, cùng những bàn tay đen đúa bí mật của giới quan chức cao cấp và nhóm lợi ích đã đẩy đuổi dã man người dân khỏi khu đất vàng Thủ Thiêm và “ăn đất” tàn mạt đến thế nào, cũng sẽ dần bị “báo ứng”.


Những quan chức nào khác đã a tòng với Đinh La Thăng phá chùa Liên Trì?


Xếp đầu danh sách khiếu nại tố cáo của người dân Thủ Thiêm ở quận 2 luôn là Tất Thành Cang - cựu chủ tịch quận 2, được xem là “đệ tử ruột” của cựu bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải và là phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM từ thời Đinh La Thăng cho đến giờ.


Và một lô một lốc quan chức chính quyền và Công an TP.HCM, Công an quận 2 mà đã “dây máu ăn phần” trong vụ thẳng tay phá chùa Liên Trì?


Cái “vận đen phá chùa” ấy, không sớm thì muộn, cũng sẽ báo ứng với từng thủ phạm một.


Chỉ còn một cách để được tha thứ và hóa giải cái vận đen đó: chính những thủ phạm ấy phải phục hồi nguyên trạng chùa Liên Trì như một sự hối lỗi trước tâm linh và lịch sử./( VOA 23/02/2018)

image034

Phạm Chí Dũng


Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


- Chùa Liên Trì.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18334)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19255)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17630)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18843)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22743)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20838)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21976)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22176)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20395)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19546)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23515)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.