Vụ án "tham nhũng chính trị" lớn nhất VN hiện nay

23 Tháng Giêng 20187:29 CH(Xem: 14936)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 24 JAN  2018


Vụ án "tham nhũng chính trị" lớn nhất VN hiện nay


Ông Thăng bị tuyên 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân


Trước hôm 22/1, ông Đinh La Thăng bị đề nghị 14-15 năm tù về tội "Cố ý làm trái," còn ông Trịnh Xuân Thanh án tù chung thân về hai tội "Tham ô" và "Cố ý làm trái" trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).


BBC Tường thuật trực tiếp


Đăng ở 3:56


Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh ‘phải bồi thường 30 tỉ đồng’


Báo Pháp luật TPHCM cho biết tòa buộc các bị cáo phạm tội cố ý làm trái phải bồi thường cho PVN số tiền hơn 119 tỉ đồng.


Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, mỗi bị cáo bồi thường số tiền 30 tỉ đồng.


Các bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đức Thuận, mỗi bị cáo phải bồi thường 7,5 tỉ đồng.


Các bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Ninh Văn Quỳnh, mỗi bị cáo phải bồi thường 6 tỉ đồng.


Ngoài ra, tòa buộc các bị cáo phạm tội tham ô phải bồi thường cho PVC số tiền hơn 11 tỉ đồng. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường gần 4,4 tỉ đồng (đã nộp 4 tỉ), Vũ Đức Thuận bồi thường gần 1,2 tỉ đồng.


Mục tiêu năm 2018?


Cùng ngày 22/1 đã diễn ra một phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.


Ông Trọng yêu cầu trong năm 2018, “phấn đấu kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ án; kết thúc xét xử phúc thẩm 04 vụ án; kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc, kiến nghị thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo”.


Các mức án tại phiên tòa:


Nhóm bị cáo phạm tội cố ý làm trái:


Đinh La Thăng (SN 1960, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN): 13 năm tù.


Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC): 14 năm tù tội Cố ý làm trái; tù chung thân tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt cho cả hai tội là tù chung thân.


Phùng Đình Thực (SN 1954, nguyên Tổng giám đốc PVN): 9 năm tù.


Nguyễn Quốc Khánh (1960, nguyên Phó tổng giám đốc PVN): 9 năm tù.


Nguyễn Xuân Sơn (1962, nguyên Phó tổng giám đốc PVN): 9 năm tù.


Vũ Đức Thuận (1971, nguyên Tổng giám đốc PVC: 7 năm tù tội Cố ý làm trái); 15 năm tội Tham ô tài sản.


Ninh Văn Quỳnh (SN 1958, nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN): 7 năm tù.


Lê Đình Mậu (SN 1972, nguyên Phó trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN): 4 năm, 6 tháng tù.


Vũ Hồng Chương (1953, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2): 3 năm tù treo.


Trần Văn Nguyên (1979, nguyên Kế toán trưởng Ban quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2): 30 tháng tù treo.


Nguyễn Ngọc Quý (1953, nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC): 6 năm tù.


Nguyễn Mạnh Tiến (1966, nguyên Phó tổng giám đốc PVC): 6 năm tù.


Phạm Tiến Đạt (1979, nguyên Kế toán trưởng PVC): 4 năm, 6 tháng tù.


Trương Quốc Dũng (SN 1982, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC): 17 tháng tù.


Nhóm bị cáo phạm tội tham ô:


Nguyễn Anh Minh (1977, nguyên Phó Tổng PVC): 16 năm tù.


Bùi Mạnh Hiển (1976, nguyên Chánh Văn phòng PVC): 10 năm tù.


Lương Văn Hòa (1980, nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC): 10 năm tù.


Nguyễn Thành Quỳnh (1973, nguyên Giám đốc Kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty CP Miền Trung - công ty Cổ phần- Đà Nẵng): 8 năm tù.


Lê Thị Anh Hoa (1979, nguyên Giám đốc công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa): 3 năm tù treo.


image021


Phiên tòa sơ thẩm xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm diễn ra từ ngày 8- 22/1


Báo Đức: "Doanh nhân Việt Nam bị bắt cóc ở Berlin chịu án chung thân ở Hà Nội"


Báo Đức DW bản tiếng Anh đưa tin về vụ xử ông Trịnh Xuân Thanh hôm 22/1:


“Ông Thanh sẽ quay lại tòa vào thứ Tư trong một vụ án khác về tội tham ô. Tội danh trong các vụ này quy kết ông Thanh đã bỏ túi 620.000 USD ngân quỹ nhà nước và có mức án tử hình.


Từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm lãnh đạo đảng Cộng sản năm 2016, chính phủ Việt Nam mạnh tay chống tham nhũng ở Petro Vietnam và ngành ngân hàng nhà nước.


Những người chỉ trích cáo buộc chính phủ [Việt Nam] theo đuổi các bản án có động cơ chính trị đối với những người thân cận của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.”


DW


Bài về vụ xử ông Trịnh Xuân Thanh trên báo Đức DW


Đăng ở 3:03


Tiến sĩ Jonathan London từ Hà Lan, hiện đang ở TPHCM bình luận trước khi có phán quyết:


Muốn đánh giá về ông Nguyễn Phú Trọng, thì phải thừa nhận ông ấy và những người “đồng minh” đã giành được lợi thế trên chính trường. Chiến dịch chống tham nhũng đã và còn đang tác động lớn, không chỉ hay chủ yếu đối với tham nhũng mà cả chính trị nữa. Sáng mai, khi tòa tuyên án TXT và ĐLT, thì nó sẽ không nên được xem là sự kết thúc của một quy trình pháp luật mà là một hình thức tiêu biểu trong một quá trình chính trị còn đang tiếp diễn./


Tóm tắt


  1. Hai luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh rút lui trước phiên xử "vì một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ."
  2. Trong lời trình bày trước khi tòa nghị án, ông Đinh La Thăng "xin về nhà ăn Tết", ông Trịnh Xuân Thanh "xin bác Trọng tha".
  3. Một số luật sư có ý kiến rằng ông Đinh La Thăng "không có tội" trong lúc luật sư khác nói ông Thăng "ăn tàn, phá hoại".
  4. Gia đình ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp 4 tỷ đồng "khắc phục hậu quả" theo lời khuyên của luật sư.
  5. Sau phiên tòa này, ông Trịnh Xuân Thanh và các "đồng phạm" tiếp tục ra tòa hôm 24/1 trong vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam.
  6. Phiên tòa bắt đầu từ ngày 8/1/2018.

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++


Tòa tuyên án ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm


22/01/2018 06:40 GMT+7


TTO - Sau 5 ngày nghị án, TAND TP Hà Nội tuyên bản án xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong vụ tham ô, cố ý làm trái tại PVN.


image022

Ông Đinh La Thăng trong phần tự bào chữa tại phiên tòa


Dự kiến 8h sáng nay 22-1, TAND TP Hà Nội sẽ tuyên bản án đối với các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong vụ án tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu (khí PVC).


Gây thiệt hại tổng cộng 132 tỉ đồng


Theo Viện KSND TP Hà Nội, vụ án xảy ra từ năm 2011 gây thất thoát cho PVN và PVC 132 tỉ đồng.


Trong bối cảnh năm 2011 cần phải xây dựng công trình trọng điểm Nhà máy nhiệt điện Thái Bình với nguồn vốn đầu tư  lớn, các bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn... nguyên là lãnh đạo PVN đã chỉ định cho PVC (một đơn vị thành viên của PVN) làm tổng thầu dù PVC chưa đủ năng lực tài chính, chưa đủ kinh nghiệm để làm tổng thầu một công trình lớn. 


Các bị cáo còn tiếp tục chỉ đạo cho PVPower (một đơn vị thành viên của PVN đồng thời đang là chủ đầu tư của dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thời điểm đó) ký hợp đồng 33 với nhà thầu PVC, rồi tiếp tục chỉ đạo ứng tiền để PVC thực hiện hợp đồng.


Sau khi nhận tiền hợp đồng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tại PVC đã rút tiền, sử dụng sai mục đích 1.115 tỉ đồng, gây ra thiệt hại cho PVN 119 tỉ đồng.


Theo VKS, các bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh… đã chỉ chỉ đạo, lập quỹ ban điều hành nhà máy nhiệt điện Vũng Áng Quảng Trạch rồi chia nhau tiêu xài cá nhân. 


Trong đó Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc sử dụng chung với các bị cáo khác 1,5 tỉ và bỏ túi 4 tỉ. Hành vi tham ô tài sản của các bị cáo này đã gây thiệt hại cho PVC tổng cộng 13 tỉ đồng.


Trong 10 ngày diễn ra phiên tòa, VKS đã đề nghị HĐXX tuyên các mức án từ 14 đến 15 năm cho ông Đinh La Thăng tội cố ý làm trái và mức án chung thân cho ông Trịnh Xuân Thanh về hai tội cố ý làm trái và tham ô tài sản. 


Các bị cáo khác bị đề nghị mức án từ án treo đến 26 năm tù.


image020

Phiên tòa do TAND TP Hà Nội xét xử


Nhiều bị cáo xin được hưởng mức án nhẹ


Quá trình xét hỏi và tranh luận cho thấy nhóm các bị cáo thuộc nhóm tội cố ý làm trái nguyên là lãnh đạo của PVN đều thừa nhận trách nhiệm khi để xảy ra sai ở PVN, tuy nhiên, các bị cáo đều cho rằng mình làm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của tập đoàn. 


Chỉ một số bị cáo là cấp dưới của các lãnh đạo PVN thì thừa nhận hành vi sai phạm, và xin được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.


Đồng thời, các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo bị xét xử tội cố ý làm trái đề nghị làm rõ trách nhiệm hình sự của lãnh đạo PVPower, vì đây mới là chủ thể ký hợp đồng 33 không đúng quy định của pháp luật.


Vì việc này mà đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa trong phần luận tội và đối đáp đã cho rằng các bị cáo không thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi của mình là sai, điều này ngược lại hoàn toàn với thái độ ăn năn hối cải của các bị cáo cấp dưới.


Trong phần nói lời sau cùng trước phiên tòa,các bị cáo đều xin hội đồng xét xử nhìn nhận và đánh giá vụ án một cách công tâm, khách quan, đồng thời xin cho mức án nhẹ nhất của khung hình phạt để các bị cáo có cơ hội để sửa sai và trở về nhà./


HOÀNG ĐIỆP- THÂN HOÀNG
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18723)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20836)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19541)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24354)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23512)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.