Chiến lược an ninh mới của TT Trump: đối đầu Nga, Trung

20 Tháng Mười Hai 201710:39 CH(Xem: 10540)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  TƯ  20  DEC  2017


image019


Chiến lược an ninh mới của TT Trump: đối đầu Nga, Trung


18/12/2017


Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên do Tổng thống Trump đề ra hình dung một thế giới trong đó Mỹ đối đầu với hai cường quốc "xét lại" là Nga và Trung Quốc.


Theo New York Times, chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá Nga và Trung Quốc là hai cường quốc đang tìm cách thay đổi nguyên trạng toàn cầu, thường xuyên gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ.


Các quan chức chính quyền xem qua tài liệu cho biết chiến lược đề cập đến Trung Quốc như là "đối thủ cạnh tranh chiến lược". Đây là sự thay đổi cơ bản nếu so với cách ông Obama xem Trung Quốc là đối tác trong việc chống lại các mối đe dọa toàn cầu từ chương trình hạt nhân Iran đến biến đổi khí hậu.


image020

Tổng thống Trump và Tổng thống Putin trong cuộc gặp tại Đức hồi tháng 7/2017. Ảnh: NYT.


Chiến lược của ông Trump cũng chứa nhiều chỉ dấu cho thấy ông nhìn nhận thế giới như thời Chiến tranh Lạnh. Trong khi cựu tổng thống Obama giảm nhẹ tầm quan trọng của vũ khí hạt nhân thì ông Trump xem đây là "nền tảng trong chiến lược của chúng ta nhằm duy trì hòa bình, ổn định thông qua việc ngăn chặn các hành vi hung hăng chống lại Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ". Tuy nhiên, chiến lược mới không sử dụng từ "phủ đầu", kể cả trong nội dung nói về Triều Tiên.


Tuy nhiên, dù vạch ra kế hoạch chi tiết để chống lại tham vọng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, tài liệu trên lại không nói nhiều đến việc đối phó với những kỹ thuật chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin mà Moscow từng sử dụng để can thiệp cuộc bầu cử năm 2016 tại Mỹ.


Tổng thống Trump dự định trình bày về chiến lược này vào chiều 18/12 (giờ địa phương). Đây là nỗ lực toàn diện đầu tiên của chính quyền vị tổng thống trong việc mô tả thế giới quan chiến lược một cách bao trùm. Các quan chức cho hay chiến lược bao gồm những quan điểm mà ông Trump từng đề cập trong các bài phát biểu lúc tranh cử, tại châu Âu, châu Á cũng như Liên Hợp Quốc.


Chiến lược mô tả thế giới đã ở trong kỳ nghỉ kéo dài ba thập kỷ sau cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường và cho rằng kỳ nghỉ đó giờ đã chấm dứt. "Sau khi bị xem nhẹ như là một hiện tượng của thế kỷ trước đó, cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường đã quay trở lại", tài liệu nói.


Các trợ lý của ông Trump cho biết vị tổng thống đã thông qua chiến lược một cách hồ hởi. Ông cũng muốn đích thân trình bày về chiến lược, điều mà hai người tiền nhiệm Barack Obama và George W. Bush không làm trong nhiệm kỳ của họ.


Nhận định về Nga và Trung Quốc, tài liệu cho rằng hai nước này "quyết tâm làm các nền kinh tế bớt tự do, bớt công bằng, tăng cường sức mạnh quân sự và kiểm soát thông tin, dữ liệu để mở rộng ảnh hưởng".


"Những cuộc cạnh tranh này yêu cầu Mỹ phải suy nghĩ lại về chính sách trong hai thập kỷ qua - những chính sách dựa trên đánh giá rằng việc cam kết cùng các đối thủ cũng như việc họ gia nhập các thiết chế quốc tế và thương mại toàn cầu sẽ khiến họ trở thành những người ôn hòa và đối tác đáng tin", tài liệu viết. "Trong đa số trường hợp, giả thiết này hóa ra là sai lầm".


image021

Ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 11/2017. Ảnh: Getty.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19250)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22737)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24351)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.