Mỹ đã thấy mất VN từ cuối năm 1961 (Bản ghi nhớ NSAM 263 của Hội Đồng ANQG về quyết định rút 1,000 quân Mỹ vào cuối năm 1963) – Rất nhiều sĩ quan VN và 3 Bộ trưởng cải sang đạo Thiên Chúa.

21 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 21050)

image042

Nhà thờ Cha Tam, nơi đây ngày 2 tháng 11 năm 1963, Cố TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã ra đầu hàng quân cách mạng và bị ép chui vào chiếc xe tăng M 113 oan nghiệt. Ảnh Văn Hóa

+++++++++++++++++

CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO MỸ ...

...
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963; hồ sơ mật này có ký hiệu là NSAM 263. Như vậy, rõ ràng TT Kennedy không những đã không muốn đem quân vào Việt Nam, mà ngược lại, còn quyết định trong 3 năm (1962-1965) sẽ rút quân khỏi miền Nam và chỉ duy trì sự hiện diện của 1,000 "cố vấn" Mỹ ở mức năm 1961 mà thôi...

Xem tiếp:
http://nhatbaovanhoa.com/D_1-2_2-95_4-519_15-2_5-10_6-1_17-39_14-2/

Bản Anh văn gốc kèm ở đây:
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-135_4-19015_5-50_6-1_17-94_14-1_15-1/my-da-thay-mat-nam-viet-nam-tu-cuoi-nam-1961.html#detail

 

 

LINH MỤC CỦA TT DIỆM KỂ VỚI GS FISHEL:

NHIỀU NGÀN SĨ QUAN VNCH CẢI ĐẠO ĐỂ TIẾN THÂN

 

Nguyên Giác dịch

Foreign Relations of the United States, 1961–1963

Volume II, Vietnam, 1962, Document 24

 

(LỜI NGƯỜI DỊCH: Bản Ghi Nhớ này từ kho hồ sơ đã giải mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, kể về cuộc nói chuyện trong tháng 1-1962 với Tiến Sĩ Wesley Fishel, trong nhóm chuyên gia của Đại Học Michigan State University, nói về tình hình chế độ ông Diệm ngày càng xa lìa dân tới mức nguy hiểm. Buổi nói chuyện tại nhà ông Mendenhall, Cố vấn Chính trị Tòa Đại Sứ Mỹ, và Bản ghi nhớ này viết lại bởi Menhanhall. Người thứ 3 có mặt là ông Corcoran, thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.

 

GS Fisehl là bạn thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Diệm khi sống lưu vong ở Hoa Kỳ các năm đầu 1950s đã gặp và kết thân với GS Fishel, Phó giáo sư Khoa học Chính trị tại Michigan State University (MSU). Một thời gian sau, khi giữ chức Phó Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Công Quyền của MSU, GS Fishel mời ông Ngô Đình Diệm giữ chức tham vấn Đông Nam Á cho viện.

 

Nhờ kết thân với Fishel và trong chức vụ tham vấn ở Đại học MSU, ông Diệm tìm được nhiều hỗ trợ chính trị từ quan hệ Thiên Chúa Giáo Hoa Kỳ và giới công quyền để được đưa về làm Thủ Tướng Nam VN vào tháng 7-1954. Trả ơn, ông Diệm mời GS Fishel làm cố vấn, và GS Fishel trở thành người thân tín nhất của ông Diệm ngoàì gia tộc.

 

Khi Sở Hợp Tác Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. International Cooperation Administration, USICA) viện trợ, ông Diệm yêu cầu phải có ‘viện trợ kỹ thuật’ từ MSU, và GS Fishel đã tổ chức một nhóm chuyên gia sang giúp VN ổn định kinh tế, sắp xếp hệ thống công quyền, và kể cả huấn luyện cảnh sát cận vệ và cảnh sát chống phiến loạn. Từ 1955 tới 1962, nhóm chuyên gia Đại học MSU cố vấn cho nhiều Bộ, Nha, Sở của VNCH.

 

Vài điểm về tình hình 1962 từ bản văn “24. Memorandum of Conversation” này:

● Trong các quân, cán, chính VNCH mà GS Fishel đã quen biết, cố vấn và huấn luyện nhiều năm trước, chỉ còn 3% là ủng hộ ông Diệm.

● Nhiều viên chức nói với GS Fishel họ sẵn sàng chiến đấu cho đất nước, nhưng không muốn chiến đấu cho nhà Ngô.

● Nhiều ngàn sĩ quan quân lực VNCH đã cải đạo, vào Thiên Chúa Giáo để tiến thân. Trong đó, chính Linh Mục Giải Tội của TT Diệm cũng kể lại với ‘nỗi buồn lớn’.

● GS Fishel nói, có 3 Bộ Trưởng cải đạo sang Thiên Chúa Giáo.

Bản Anh văn sẽ kèm theo dưới đây. Bản dịch Bản Ghi Nhớ thực hiện bởi Cư sĩ Nguyên Giác.)

BẢN DỊCH BẮT ĐẦU

Bài 1.

24. Bản Ghi Nhớ về Cuộc Nói Chuyện (1)

 

Saigon, ngày 16 tháng 1-1962

 

ĐỀ TÀI: Tình hình tại Việt Nam

 

NGƯỜI THAM DỰ:

Tiến sĩ Wesley Fishel, Giáo sư Đại học Michigan State University

Thomas J. Corcoran, Phụ tá Cố vấn Chính trị, CINCPAC (Bộ Tư lệnh Quân lực Hoa kỳ Thái Bình Dương)

Joseph A. Mendenhall, Cố vấn Chính trị

 

image035

Ông Corcoran và tôi (Mendenhall) có buổi nói chuyện với Tiến sĩ Fisehl tại nhà tôi theo sau cuộc nói chuyện -- mà tôi đã ghi lại trong bản ghi nhớ (2) – trong đó tôi đã nói chuyện với TS Fishel vào ngày 5 tháng 1-1962. Các điểm chính trong cuộc nói chuyện được ghi như sau:

1. TS Fishel nói rằng, trong 2 tuần lễ ở đây, ông đã nói chuyện với khoảng 100 người Việt Nam, trong đó bây giờ chỉ còn ba người ủng hộ chính phủ ông Diệm, và 2 người trong nhóm ủng hộ này nói là họ ủng hộ dè dặt.

 

Ông nói rằng những cuộc nói chuyện này bao gồm những người ông đã nói chuyện trong chuyến đi dài 4 ngày vừa kết thúc ở vùng Kontum, Quảng Trị và khu vực Vĩ Tuyến 17, và khu vực Nha Trang. Ngay cả vùng ngoại ô Sài Gòn, ông cũng thường gặp thái độ, “Tôi sẵn sàng chiến đấu cho đất nước tôi, nhưng tại sao phảỉ làm thế cho gia đình nhà Ngô.”

 

Ông nói ông đã quen 90% những nguời ông đã nói chuyện trong thời gian 5 năm ông sống tại Việt Nam từ 1954 tới 1958, và nhiều người lúc đó đã ủng hộ ông Diệm mạnh mẽ. Ông nói rằng những cuộc nói chuyện đó đã tái xác nhận ấn tượng mà ông đã bày tỏ trong cuộc nói chuyện trước đó của chúng tôi về tình hình suy sụp thê thảm về vị trí chính trị của ông Diệm kể từ lần viếng thăm trước, lúc đó là năm 1959. Fishel nói rằng ông rất buồn vì tình hình đó, tới nỗi ông gần như ước muốn phảỉ chi ông đã không tới thăm Việt Nam.

 

2. Fishel đã hỏi là tôi có biết hay không về chuyện nhiều ngàn sĩ quan quân lực VNCH đã cải đạo để theo Thiên Chúa Giáo, bởi vì họ xem đây là cách để tiến thân dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi trả lời ông rằng tôi không biết như thế, và ông nói ông nghe như thế là từ chính lời của Đức Cha Giải Tội (Father-Confessor) của ông Diệm; vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo này đã ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu, và đã nói với TS Fishel thông tin đó với một nỗi buồn lớn.

 

Fishel đã nói rằng ông đã có kinh nghiệm trực tiếp về điểm đó trong những chuyến đi mấy ngày qua ở vùng nông thôn, khi một Thiếu Tá mà ông đã quen trước đó kể với Fishel về việc ông cải đạo theo Thiên Chúa Giáo và đã bi hài nói rằng đây là cách để tiến thân trong chế độ Diệm. Fishel nói ông cũng đã biết rằng 3 ông Bộ Trưởng đã cải đạo theo Thiên Chúa Giáo, trong đó có ông Thuần (LND: Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần).

 

3. Fishel mô tả về bầu không khí chán nản, ưu trầm trong các nhân sự có liên hệ trong Tổng Thống Phủ, hầu hết trong đó ông đã quen biết từ nhiều năm. Ông nói có 2 người trong đó kể lại trong khi ứa nước mắt, khóc vì sự suy sụp của chính phủ ông Diệm. Ông nói họ kể với ông rằng họ tiếp tục tìm cách ngăn cản “họ” (nghĩa là gia đình nhà Ngô và thân tín) không chiếm giữ hết mọi thứ, và trong hy vọng rằng sẽ có biến đổi xảy ra tương lai.

 

4. Fishel nói rằng chuyến đi của ông tới vùng nông thôn đã cho ông thấy có vài yếu tố hy vọng căn bản về tình hình (điển hình như, tình hình huấn luyện xuất sắc và tinh thần cao của các Biệt Động Quân ở Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân ở Nha Trang, và lý tưởng nhiệt tình thấy rõ của nhiều chiến binh mà ông gặp trong chuyến đi).

 

Tuy nhiên, ông nói rằng cải cách kinh tế và quân sự mới thực hiện của chính phủ sẽ không đủ khai sinh ra bất kỳ thay đổi nền tảng nào đối với khuynh hướng bất mãn chính phủ. Điều cần thêm hiện nay là một cú chấn động tâm lý. Khi được hỏi điều gì ông nghĩ là cần thiết, Fishel cho biết ông quyết định xin giữ im lặng (hiển nhiên, bởi vì rất khó cho ông đưa ra các đề nghị bất lợi cho sức mạnh chính trị của ông Diệm, người mà ông xem là bạn thân từ quá lâu).

 

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Trung tâm văn khố quốc gia Washington National Records Center, RG 84, Hồ sơ Tòa Đại sứ Sài Gòn: FRC 68 A 5159, 350-GVN. Hồ sơ Mật. Soạn bởi Mendenhall ngày 17-1-1962. Buổi gặp nhau ở nhà riêng của Mendenhall. Một phó bản khác lưu ở Bộ Ngoại Giao, trong kho hồ sơ “Vietnam Working Group Files: Lot 66 D 193, 14, GVN, 1962, Political Situation, General.” Bản Ghi Nhớ này gửi tới Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ Thái Bình Dương, và trình Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

(2) Không tìm lại được.

Các Hồ sơ mật đã dịch lưu ở đây: http://tinyurl.com/HoSoMat

 

 Bản Văn Đính Kèm.

21 Tháng Bảy 2014(Xem: 19024)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18400)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17850)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21811)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18183)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19142)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18060)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20146)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18427)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16832)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16510)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16185)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20888)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18633)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39562)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21470)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20728)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31129)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22268)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17258)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.