Vietnam War: Ken Burns và Lynn Novick muốn biết CÁI GÌ ĐÃ XẢY RA Ở ĐÂY?

17 Tháng Chín 20176:17 CH(Xem: 11097)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  HAI  18  SEP  2017


Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi'


Khải Đơn Gửi tới BBC từ Tp HCM


BBC 17/9/17 


image004Image caption Trong buổi ra mắt phim tại TLS Mỹ tại TPHCM hôm 25/8, nhiều khán giả đã được gặp và trao đổi với đạo diễn Lynn Novick và nhà văn Nguyên Ngọc - trong quá trình ông hỗ trợ thông tin cho đoàn phim.


Cô gái rất trẻ giơ tay hỏi nữ đạo diễn Lynn Novick: “Tại sao trong những trích đoạn được xem, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng vấn từ miền Bắc Việt Nam? - Vậy trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có những người từ miền Nam được trả lời phỏng vấn không?”


Khán phòng im lặng chờ đợi.


Nhưng đó không phải người đầu tiên đặt câu hỏi đó trong buổi chiếu giới thiệu phim “Vietnam War” - bộ phim tài liệu 10 tập do Ken Burns và Lynn Novick thực hiện trong 10 năm về cuộc chiến tranh Việt Nam - sắp được công chiếu.


Câu hỏi đại diện cho rất nhiều vết nứt hồ nghi và đầy ngờ vực của những khán giả trẻ đã có mặt tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn ngày hôm ấy, muốn tìm kiếm một diện mạo khác của cuộc chiến đã đóng vẩy trên thân thể mình suốt hàng chục năm dài.


Một cuộc chiến luôn được viết và giới thiệu bằng cái nhìn hằn học và rạn vỡ từ cả hai phe, nơi chúng tôi học trong sách giáo khoa về một miền Nam “bù nhìn”, dơ dáy, bẩn thỉu, đàng điếm; hoặc đọc trên mạng về một miền Bắc đói kém, sĩ diện, ngu xuẩn và tàn bạo.


Phần trích được chiếu trong Tổng Lãnh sự Mỹ mở đầu bằng mái đầu bạc của Bảo Ninh với một câu nhận định hùng hồn: “Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng thua.”… Và tiếp sau đó, là những câu chuyện mở ra từ những cánh cửa tinh thần đóng chặt lại sau hàng chục năm dài tham chiến. Bảo Ninh thú nhận khi ông trở về nhà sau trận mạc, mẹ ông im lặng không dám vui mừng vì chợt nhớ ra người hàng xóm cũng có đứa con trai đi bộ đội - và bên ấy chưa có người về.


Một đoạn phỏng vấn mà một cựu binh Mỹ tên Bill Erhart nhớ lại khi ở Huế 1968. “Mỗi ngôi nhà là một chiến trường. Đó là một trận đánh xấu xí. Chúng tôi phải cho nổ từng bức tường, từng nhà…”….”thật là một nỗi xấu hổ khi phá hủy một thành phố đẹp như thế…”


image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Cảnh tại Huế ngày 15/3/1968


Đoạn trả lời khác của người lính Mỹ, thú nhận về một điều tàn bạo đã xảy ra: “… nhưng tôi 19 tuổi, tôi đã chứng minh được mình can đảm như thế nào…. Nhưng lẽ ra tôi phải nói mình không được làm như thế. Tôi nghĩ về nó như một sự hổ thẹn. Mẹ tôi là một phụ nữ. Vợ tôi, con gái tôi cũng là phụ nữ. Tôi có mọi cơ hội để nói không.”


Một người lính Việt Nam nói: “Thế hệ của họ hi sinh cho cái gì chứ? - Trong nhà tôi có sáu ông đàn ông đi lính, chỉ có mình tôi về thôi.”


Nhiều đoạn phim rời rạc cùng câu chuyện của bộ đội Việt Nam, Hoa Kỳ trôi qua suốt hai giờ chiếu trích dẫn. Trong đó, hiếm hoi xuất hiện hình ảnh người lính nào của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Câu hỏi đó của cô gái trẻ bật lên, như biểu tượng chất vấn cho sự công bằng của một lịch sử thoi thóp đã nằm im hơn nửa thế kỷ. Lynn Novick mỉm cười nói: “Có, chúng tôi có phỏng vấn những người từ miền Nam. Nội dung đó sẽ có đầy đủ khi bạn xem bộ phim được công chiếu trên trang web của PBS.”


Câu trả lời của Lynn đào thêm một ngờ vực khó chịu khác: Có nghĩa là đoạn phim được chiếu giới thiệu ngày hôm đó đã đi qua bàn tay kiểm duyệt thô bạo và thiếu độ lượng - trước khi nó xuất hiện được dưới những ánh mắt trẻ măng đã rất thành tâm muốn hiểu cuộc chiến tranh Việt Nam theo nhiều hơn một nghĩa của cờ đỏ hay cờ vàng. Như mọi khi, có những kẻ vẫn tìm cách che mắt lịch sử, dù dưới nhân danh hay ngọn cờ nào. Lịch sử không dễ chịu, chúng tàn bạo khi ta cố nhìn vào đáy mắt người từng trải - hỏi về điều xảy ra- và bắt gặp một tia bối rối - bởi họ không đủ can đảm cúi đầu trước những người đã gục đổ thây mình vì một lý tưởng hùng hồn ngu ngốc nào đó.


Một người đàn ông khác giơ tay hỏi trong buổi chiếu: “Tôi nghĩ bộ phim phải tên là American War mới đúng, chứ sao lại là Vietnam War?” - Tôi không còn nhớ câu trả lời của ekip làm phim về câu hỏi hằn học đó. Nhưng gần cuối buổi trả lời khán giả, nữ đạo diễn Lynn Novick nói - có lẽ phù hợp để trả lời cho câu hỏi đó:


image006

Image caption Khán giả đã được gặp và trao đổi với đạo diễn Lynn Novick.


“Trước khi làm bộ phim, tôi đã xem và thấy những khó khăn, nhưng chúng tôi muốn biết CÁI GÌ ĐÃ XẢY RA Ở ĐÂY. Chúng tôi phải tìm ra câu trả lời trước khi bắt đầu làm phim, với những tiêu chí: mô tả hiện thực chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hi sinh. Chúng tôi không bọc đường cuộc chiến. Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời của nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến.”


Và những hình ảnh trong phần chiếu trích dẫn tôi coi, đó không phải là một cuộc chiến với tên gọi đầy biểu tượng là “Vietnam War” hay “American War”, đó là những khung hình im lặng, nơi tiếng nói của những người Việt Nam thật, những người Mỹ thật, những ai ở đâu đó đã mất từng mảnh thân thể, tinh thần và trái tim sau nhiều chục năm dài gục ngã và đứng dậy trong cuộc chiến tàn bạo đó.


image007

Bản quyền hình ảnh Other Image caption Một cảnh trong bộ phim - do đoàn làm phim Florentine cung cấp


Những nhân vật con người đó không cố gắng gồng mình để thể hiện biểu tượng thời đại hay chính trị nào, đã gần nửa thế kỷ kết thúc, giờ là lúc họ bình tĩnh kể lại trong sự nghẹn ngào, cay đắng, trong lòng hàm ơn, trong nước mắt về cách mình đã chiến đấu cho một phe nào đó.


Lynn Novick nói về lòng biết ơn những nhân vật đã chịu trả lời phỏng vấn bà: “Họ nói họ sẽ kể lại câu chuyện của mình. Nếu chuyện của họ không được kể lại, nó sẽ không được truyền cho thế hệ kế tiếp. Họ muốn câu chuyện của họ được kể cho thế hệ kế tiếp.”


Khi kết thúc buổi chuyện trò, tôi hỏi Lynn về nhân vật hai vợ chồng lái xe tải trên đường Trường Sơn, vì sao bà tìm được họ. Lynn nói: “Chúng tôi mời những người trong cùng hội cựu chiến binh đó gặp mặt. Chúng tôi đã nói rất nhiều, nhưng tôi nhận ra hai vợ chồng họ thật đáng yêu và quấn quýt với nhau. Và họ thành thật sẵn sàng chia sẻ chuyện tình yêu của họ ở đó. Họ cởi mở. Họ sẵn sàng kể lại.”


Bản quyền hình ảnh Other Image caption Phim 'The Vietnam War' (Cuộc chiến Việt Nam) - hình do đoàn làm phim cung cấp


Sự hấp dẫn của phần trích trong “Vietnam War” đến từ những câu chuyện có thật nhưng lại diễn biến kịch tính, tàn bạo và đầy tình tiết như bất cứ một bộ phim điện ảnh nào ta có thể tìm thấy, bởi hàng trăm câu chuyện được chọn lựa kỹ càng, những trải nghiệm vô giá, độc đáo, khó chịu và vượt xa tưởng tượng của bất cứ ai chưa từng trải qua thời gian khốn khó tàn bạo đó.


Đó là cách “Vietnam War” được làm, dù biết gương mặt cuộc chiến sẽ khác đi sau 25 năm, sau 50 năm, sau khi tư liệu mới được tiết lộ, giải mật, sau khi những “trận địa” chính trị quốc tế thay đổi, sau khi con người đã già đi và hấp hối… thứ họ ước muốn để lại: là một thế hệ nhỏ đầy chất vấn và hồ nghi cha mẹ mình, sẽ nhìn cuộc anh em tương tàn và nước Mỹ can dự đó theo một cách trưởng thành và bình tĩnh hơn.


Lịch sử không cố định. Nhưng máu và lửa không bao giờ nên được nhen lại…


Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, một cây bút sống và làm việc tại Tp HCM. Bài đã đăng trên trang cá nhân của tác giả. Bộ phim tài liệu Vietnam War 10 tập sẽ được chiếu tại Hoa Kỳ từ ngày 17/9. Bộ phim cũng sẽ được chiếu trên mạng với phụ đề tiếng Việt.


* Tựa ngoài của Văn Hóa
07 Tháng Tám 2014(Xem: 17572)
Trong một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến tối khuya Chủ Nhật hôm trước, Hội Đồng này đã thông qua một lời nhận định mạnh mẽ nhất về cuộc chiến này, dưới hình thức “một bản thông báo cấp tổng thống” (presidential statement) lên tiếng yêu cầu đôi bên hãy tức thời ngưng bắn để có thể thực hiện được một cuộc trợ giúp và cứu trợ cần thiết cho khối dân Palestine khốn khổ đang nằm trong hai lằn lửa đạn.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 19752)
Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp. Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19685)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20733)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17855)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18267)
“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 19126)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18454)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17893)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21875)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18236)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19205)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18137)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20217)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18493)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16900)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16602)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16247)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20976)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18706)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.