Liệu có công thức nào cho sự “đoàn kết” để dân chủ hoá Việt Nam?

10 Tháng Tám 201711:47 CH(Xem: 11734)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  SÁU  11  AUGUST  2017


Liệu có công thức nào cho sự “đoàn kết” để dân chủ hoá Việt Nam?


Nhóm kết nghĩa: công thức đơn giản và hiệu quả để thay đổi đất nước.


image019


Ts. Nguyễn Đình Thắng


09/8/2017


Đoàn kết là sự thể hiện ra ngoài khi một số người áp dụng cùng một công thức để đạt những mục tiêu chung. Công thức ấy phải đơn giản để ai ai cũng có thể bắt tay thực hiện, và thực hiện song song, không cần sự chỉ đạo tập trung. Nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố (mục tiêu chung và công thức chung) thì không thể đạt trạng thái mà người ta gọi là “đoàn kết”.


Trong một bài trước tôi đã lấy Ngày Vận Động Cho Việt Nam, sự kiện được tổ chức hằng năm ở Quốc Hội Hoa Kỳ từ 2012 đến nay, làm minh hoạ. Cùng chia sẻ một số mục tiêu cụ thể đã được công bố trước, nhiều trăm người đến từ nhiều chục tiểu bang, phần lớn không quen biết nhau trước, đã cùng lúc vận động cả trăm dân biểu Hạ Viện và nghị sĩ Thượng Viện Hoa Kỳ. Không những vậy, dù mỗi năm thành phần tham gia đều thay đổi ít nhiều, người sau tiếp nối công việc của người trước cho đến khi thành công, và đã thành công.


Câu hỏi đặt ra là, liệu có công thức nào cho sự “đoàn kết” rộng rãi hơn và dài lâu hơn để đưa đất nước đến dân chủ?


Câu trả lời vắn tắt là, có. “Nhóm kết nghĩa” là công thức đó. Nó đủ đơn giản để ai ai cũng có thể bắt tay thực hiện ngay miễn là chung mục đích dân chủ hoá đất nước.


Công thức “nhóm kết nghĩa”


Công thức này gồm 3 bước:


(1)    Lập nhóm: Khởi đầu với 3 nhân sự tin nhau và có thể nói chuyện và làm việc thoải mái với nhau; họ có thể là những người trong gia đình hay trong nhóm bạn thân thiết; từ từ sẽ mời gọi thêm người tham gia. Nhóm khởi đầu sẽ chọn 1 cộng đồng ở trong nước để “kết nghĩa”. Nếu không biết chọn cộng đồng nào, chúng tôi (BPSOS) sẽ giới thiệu.


(2)    Góp sức: Tuỳ theo khả năng, nhóm kết nghĩa sẽ yểm trợ về nhân - tài - vật lực cho cộng đồng ấy, như là trang bị máy điện toán, điện thoại thông minh và các phương tiện cần thiết, hoặc hướng dẫn sử dụng kỹ thuật tin học, hoặc giúp dịch thuật các tài liệu sang Anh ngữ… Sự yểm trợ này hoàn toàn tuỳ theo khả năng của nhóm kết nghĩa – chúng tôi sẽ gom nhiều nhóm kết nghĩa để bổ trợ cho nhau, nếu cần.


(3)    Chuyển thế: Từng bước, nhóm kết nghĩa sẽ được hướng dẫn và huấn luyện để vận động chính quyền của mình (Hoa Kỳ, Canada, các quốc gia Âu Châu, Nhật, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan…) và quốc tế can thiệp mỗi khi cộng đồng được kết nghĩa bị vi phạm nhân quyền. Nhóm chỉ làm những gì trong khả năng của mình – chúng tôi có những toán tình nguyện viên sẵn sằng bổ sung.


Những ai chưa tìm ra người để lập nhóm kết nghĩa thì có thể tham gia một nhóm kết nghĩa có sẵn; khi đã có kinh nghiệm và đã tìm đủ người hợp tác thì có thể tách ra và lập riêng nhóm kết nghĩa mới.


Định nghĩa “cộng đồng”


Chúng tôi chỉ áp dụng công thức “nhóm kết nghĩa” với các cộng đồng, được định nghĩa là nhóm người gắn bó với nhau vì chung niềm tin, văn hoá hay ước vọng.  Ví dụ như cộng đồng Phật Giáo Hoà Hảo trong một khu xóm, cộng đồng người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trong một xã, hoặc các gia đình “dân oan” trên cùng khu đất và đang cùng nhau đối phó với lệnh cưỡng chế.  Ngoài niềm tin, văn hoá hay ước vọng chung, họ phải “gắn bó” với nhau trong tinh thần tương thân, tương trợ. Một tổ chức xã hội dân sự cũng được xem là cộng đồng nếu các thành viên chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, những giá trị đạo đức và sách lược hành động chung.


Cá nhân, dù là nhân vật nổi bật, không là đối tượng của công thức nhóm kết nghĩa. Lý do dễ hiểu: muốn tạo lực thì phải có số đông và số đông ấy phải có tổ chức chặt chẽ. Một cá nhân không thể phát triển lực và đã không có lực thì cũng chẳng có thế, vì không một tổ chức có quy củ nào hay cơ quan quốc tế nào lại liên kết với những cá nhân rời rẽ.  Trong 2 thập niên qua, chúng tôi (BPSOS) có chương trình can thiệp và bảo vệ các cá nhân hoạt động nhân quyền bị lâm nạn, nhưng chương trình đó khác với kế hoạch dân chủ hoá theo công thức “nhóm kết nghĩa” đang nói ở đây.


Tác dụng của công thức nhóm kết nghĩa


Công thức này tạo điều kiện cho người Việt ở hải ngoại tiếp sức và nâng thế cho từng cộng đồng ở trong nước, một cách trực tiếp và trường kỳ, để chuyển cán cân thế và lực so với chính quyền tại chỗ. Về lực, nhóm kết nghĩa đóng góp nhân-tài-vật lực sẵn có cho cộng đồng ở trong nước. Về thế, nhóm kết nghĩa dùng lợi thế công dân quốc tế của mình để đẩy lùi thế lấn lướt của chế độ -- Việt Nam hiện không xem dân ra gì nhưng ngày càng phải cầu cạnh quốc tế về viện trợ, mậu dịch, đầu tư, quốc phòng… .


Công thức nhóm kết nghĩa không đòi hỏi phải chờ đợi nhau, phải họp bàn tới lui, phải quy tụ đông người, phải có người chỉ đạo, phải ra bản tuyên ngôn chung… Các nhóm kết nghĩa hoạt động song song, “hồn ai nấy giữ”, và cũng chẳng cần biết đến nhau. Thậm chí, nếu có những hệ phái tôn giáo không thân ái với nhau thì hệ phái nào kết nghĩa theo hệ phái nấy; họ chỉ cần áp dụng công thức “nhóm kết nghĩa” để lo cho lợi ích của riêng mình thì vẫn góp phần cho đại cuộc dân chủ hoá đất nước.


Công thức nhóm kết nghĩa hoá giải hội chứng “mất niềm tin”. Dù có mất niềm tin với cả thiên hạ, ít ra mỗi người vẫn có thể tin vào chính mình và tìm ra 2 người nữa đáng tin trên cõi đời. Hãy khởi sự với nhóm nho nhỏ ấy và trực tiếp hỗ trợ cho 1 cộng đồng ở trong nước, không qua tay ai. Nhóm sẽ trực tiếp phối kiểm hiệu quả của sự đóng góp của mình chứ không phải cậy vào ai khác tường trình.


Thực ra, trong tập thể người Việt ở hải ngoại đã có sẵn rất nhiều nhóm kết nghĩa “tiềm năng”. Đó là các hội đồng hương, nhóm ái hữu, hội cựu học sinh, tổ chức cộng đồng, tổ chức tôn giáo… Công thức “nhóm kết nghĩa” tạo cơ hội cho tất cả những tổ chức và hội đoàn đóng góp trực tiếp và một cách chủ động cho tiến trình dân chủ hoá đất nước.


Hỗ trợ có định hướng và phương pháp


Sự yểm trợ của nhóm kết nghĩa không chung chung mà là cho mục đích rất cụ thể: thay đổi mối tương quan lực và thế giữa cộng đồng được kết nghĩa đối với chính quyền ở địa phương. Muốn thế, sự hỗ trợ sẽ phải chiếu theo phương án đã định sẵn, với những mục tiêu và mốc điểm cụ thể. Theo công thức của chúng tôi, một cộng đồng có khả năng tự vệ khi:


(1)    Có một đội ngũ ít ra 10 thành viên biết lấy thông tin thô, theo đúng quy định của Liên Hiệp Quốc, mỗi khi xảy ra hành vi đàn áp nhắm vào cả cộng đồng hay vào một số thành viên của cộng đồng;


(2)    Có ít ra 2 người hoạt động toàn thời để phối hợp đội ngũ kể trên, trau luyện kỹ năng tổ chức và liên kết, thực hiện các khoá huấn luyện cho thành viên của cộng đồng về quyền con người và quyền công dân, viết báo cáo vi phạm dựa trên các thông tin thô, và giữ liên lạc thường xuyên với nhóm kết nghĩa;


(3)    Có khả năng liên lạc thường xuyên với các toà đại sứ của các quốc gia dân chủ, các cơ quan LHQ, và các tổ chức nhân quyền quốc tế.


Trước khi tham gia công thức “nhóm kết nghĩa”, mỗi cộng đồng ở trong nước, với sự hướng dẫn của chúng tôi, tự thẩm định tình trạng nội lực hiện nay và đề ra phương án với từng bước cụ thể và những mốc điểm rõ rang để tiến dần đến các tiêu chí ấy. Trong phạm vi khả năng của mình, nhóm kết nghĩa sẽ chiếu theo đó mà hỗ trợ cho cộng đồng ở trong nước. Chúng tôi bổ sung những phần nào mà nhóm kết nghĩa chưa thực hiện được.


Làm sao tìm đúng cộng đồng để kết nghĩa?


Công thức kết nghĩa đòi hỏi sự hợp tác của nhóm kết nghĩa với một cộng đồng ở trong nước. Câu hỏi thường được đặt ra là, làm cách nào chọn cộng đồng ấy?


Chúng tôi có 2 cách để nhận diện những cộng đồng thích hợp.


Cách thứ nhất là qua sự giới thiệu của chính những thành viên chủ lực của các cộng đồng ấy. Trong gần 10 năm qua, chúng tôi có chương trình bảo vệ pháp lý cho người tị nạn, trong đó có không ít thành viên của các cộng đồng tôn giáo hay sắc tộc. Họ là nhịp cầu nối kết chúng tôi với cộng đồng của họ đang bị bách hại ở trong nước.


Cách thứ hai là hiện tượng vết dầu loang. Kinh nghiệm tích cực và thành công của một cộng đồng là tấm gương cho các cộng đồng đang trong hoàn cảnh tương tự để noi theo.  Điển hình là Giáo Xứ Đông Yên ở Hà Tĩnh đã noi theo gương của Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng.


Bằng 2 cách này, chúng tôi đến được với nhiều cộng đồng đã có nhân sự gắn bó và đã có thành tích tranh đấu cho quyền của chính họ dù phải đối mặt với tù đày và có khi chết chóc. Đó là những cộng đồng không dễ bị xâm nhập hay khuynh loát bởi chính quyền. Chúng tôi chỉ giúp cho cuộc đấu tranh của họ có hiệu quả hơn và được an toàn hơn qua công thức “nhóm kết nghĩa”.


Số cộng đồng ở trong nước hiện nay đang cần nhóm kết nghĩa nhiều hơn số nhóm kết nghĩa đang có ở hải ngoại. Vận động hình thành thêm nhiều nhóm kết nghĩa là một trong số mục tiêu lớn của chúng tôi cho năm 2017-2018.


Chủ lực cho tiến trình dân chủ hoá đất nước


Với công thức “nhóm kết nghĩa”, người Việt ở trong và ở ngoài nước cùng nhau tác động lên mối tương quan thế và lực để ngày càng nghiêng về người dân. Càng nhiều nhóm kết nghĩa hoạt động song song, hoặc độc lập hoặc có sự hợp tác, thì tiến trình dân chủ hoá càng nhanh và càng vững.


Cho dễ hiểu, tôi ví von công thức “nhóm kết nghĩa” như một cặp song đôi ngoài giương cung và trong lắp tên -- cả 2 vai tròn này đều cần thiết, không thể thiếu một. Cách nhìn này khác với quan niệm cho rằng người dân trong nước là chính, còn người Việt ở hải ngoại chỉ là phụ. Nhìn như vậy, người Việt ở hải ngoại tự đặt mình trong tâm thức chờ đợi người ở trong nước, trong khi người ở trong nước đang kiệt sức, chưa thể đóng vai chủ lực. Cứ thế mà chờ nhau mãi. Công thức “nhóm kết nghĩa” chấm dứt sự chờ đợi loanh quanh ấy.


Khi thực sự gắn bó với nhau, nhóm kết nghĩa ở ngoài và cộng đồng ở trong nước trở thành một, như anh chị em một nhà. Lúc ấy, lực và thế là lực và thế tổng hợp của cả trong lẫn ngoài; mối tương quan thế và lực bắt đầu chuyển nhanh, và có khi chỉ vài tháng đã thấy sự khác biệt. Khi sự khác biệt ấy lan khắp đất nước, thì tiến trình dân chủ hoá bắt đầu.


Tóm lại, công thức “nhóm kết nghĩa”, với những bước đơn giản, là công thức để tạo đoàn kết cho những người ở trong và ngoài nước có cùng mục đích là mưu cầu nền dân chủ đích thực cho dân tộc./
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13999)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18057)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14327)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13399)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13952)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16449)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13719)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15186)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13307)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13492)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32302)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36926)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15894)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15332)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17187)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16970)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.