Bùi tín: ‘Không sợ đối thoại, không sợ tranh luận,’ thật không?

20 Tháng Sáu 201711:50 CH(Xem: 12227)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN  - THỨ  TƯ  21 JUNE  2017


‘Không sợ đối thoại, không sợ tranh luận,’ thật không?


image014


Bùi Tín


Trong cuộc họp sơ kết của ngành Tuyên Giáo-Báo Chí ngày 18 Tháng Năm vừa qua, ông trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Võ Văn Thưởng đăng đàn nói mạnh rằng: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, cọ sát ý kiến khác nhau để tìm ra chân lý.” Ông còn cho biết sắp có một chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Ương hướng dẫn việc đối thoại và tranh luận trong đảng và trong xã hội.


Đây là chuyện lạ, rất bất ngờ.


Tôi phải bấm mạnh vào đùi để xem mình đang tỉnh hay mê sau khi đọc tin này.


image015

Ông Võ Văn Thưởng, trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng CSVN. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)


Vì có một sự thật rõ ràng là xưa nay đảng Cộng Sản rất ngại, rất sợ việc tranh luận, việc đối thoại, việc cọ sát ý kiến một cách trung thực để tìm ra chân lý.


Cái khả năng lắng nghe ý kiến người khác là gần bằng con số “không.” Chính đây là căn bệnh kinh niên, trầm kha, chết người của đảng Cộng Sản, con đường tử lộ của đảng, kéo theo thảm họa của nhân dân.


Có trăm nghìn sự thật nói lên căn bệnh bịt chặt 2 lỗ tai của người lãnh đạo Cộng Sản. Trước các đại hội X, XI, XII, có biết bao ý kiến, kiến nghị của hàng trăm trí thức, đảng viên góp ý vào các văn kiện dự thảo, nhưng đảng không thèm trả lời lấy một câu. Đó là những trí tuệ và tâm huyết mong muốn đối thoại xây dựng, nhưng đảng đã lạnh lùng không thèm đếm xỉa. Đó là thái độ kẻ cả, tự mãn, trịch thượng, vô văn hóa. Thành ra như nói chuyện với người điếc!


Ngay cả 5 bức tâm thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp về “Vụ án siêu nghiêm trọng Tổng Cục II” và về “Khai thác bô-xit trên vùng Tây Nguyên,” gửi Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương, cũng không có đến một câu trả lời .


Thế là không sợ tranh luận, không sợ đối thoại ư?


Gần đây vụ án Đinh La Thăng, bao nhiêu câu hỏi dồn dập. Vụ án đã kết thúc hẳn chưa? Sao bị kết tội nặng thế mà vẫn còn là ủy viên Trung Ương Đảng, là phó Ban Kinh Tế Trung Ương, còn là đảng viên? Còn là đại biểu Quốc Hội. Đã thật công minh, đúng người đúng tội chưa? Tài sản tham nhũng, thất thoát được thu hồi ra sao, bao nhiêu? Còn bao nhiêu người liên can trong vụ án này? Sẽ xử ra sao?


Vẫn không một ai trả lời.


Nay ông trưởng Ban Tuyên Giáo lại tuyên bố xanh rờn, không chút ngượng ngùng, là “đảng không sợ đối thoại, không sợ tranh luận,” nếu quả thật là thế thì đây là cả một cuộc cách mạng, đoạn tuyệt với quá khứ, mở ra một thời kỳ hoàn toàn mới, may mắn, tốt đẹp cho bản thân đảng Cộng Sản, cho toàn xã hội.


Nhân đây xin mạnh dạn gợi ý với ông trưởng Ban Tuyên Giáo hãy sớm tổ chức một vài cuộc hội thảo, đối thoại, tranh luận thật sôi nổi, có kết luận rõ ràng về một số vấn đề quan trọng, nóng hổi sau đây:


Về cương lĩnh chính trị của đảng Cộng Sản. Học thuyết Mác-Lenin có còn sức sống hay không? Chế độ độc đảng có thể là một chế độ dân chủ thật sự hay không? Chủ Nghĩa Xã Hội là sự thật hay là ảo vọng?


Phương châm “Đất đai, ruộng đất là thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước thay mặt thống nhất quản lý” có nên duy trì hay không? hay nên trở lại phương châm “Người cày có ruộng” với các hình thức sở hữu tư nhân (là phổ biến), tập thể và công hữu, như trước năm 1960? Đâu là đúng, sai?


Có nên giữ chính sách “các cơ sở quốc doanh có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế” hay không? vì theo đó các tập đoàn quốc doanh được ưu đãi, nuông chiều quá đáng, làm ăn lỗ lớn hàng trăm nghìn tỷ đồng, lấn át, bóp chết các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ của giai cấp trung lưu đông đảo, là bệ đỡ rộng lớn làm nền cho phồn vinh kinh tế và cải thiện đời sống cho toàn xã hội?


Có nên cho phép quân đội và công an làm kinh tế hay không? Có biết Trung Cộng đã cấm tuyệt đối chuyện này từ 12 năm nay, vì quân đội làm kinh tế sẽ lao vào kiếm lợi nhuận, tay cầm súng sẽ lỏng lẻo, dễ tạo nên tham nhũng hưởng lạc, hư hỏng, đi trệch khỏi chức năng cơ bản là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Việc Tổng Công Ty Bưu Chính Quân Đội Viettel cướp đất trong vụ Đồng Tâm là một điển hình sống, chưa nói đến mâu thuẫn gay gắt giữa Viettel với Tổng Cục Bưu Điện và ngành viễn thông của nhà nước.


Hãy tổ chức đối thoại tranh luận về 4 vấn đề lớn, nóng hổi trên đây, chưa nói đến các vấn đề hệ trọng khác, như: nên lựa chọn đường lối đối ngoại nào để có bạn tốt, đáng tin cậy; nên cải cách nền giáo dục ra sao? có nên làm như Bình Thuận xây dựng tượng cha con ông Hồ Chí Minh tốn đến 118 tỷ đồng?


Đảng Cộng Sản, Bộ Chính Trị và ngành Tuyên Huấn Trung Ương chủ trương tổ chức tiến hành đối thoại thật sự là chuyện rất đáng hoan nghênh, một cuộc đổi mới gương mẫu rất có lợi cho đất nước, cho nhân dân.


Mở đầu, để tạo nên đà thuận lợi, hãy triệu tập những trí thức của đảng thường có chính kiến xây dựng, mạnh bạo, như các vị: Trần Phương, Nguyễn Văn An, Vũ Khoan, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Đặng Hồng Võ, Bùi Quang Vinh, Trương Đình Tuyển, Trần Quốc Thuận, Hoàng Xuân Phú, Vũ Ngọc Hoàng, Nguyên Ngọc, Phan Huy Lê, Nguyễn Huệ Chi, Trần Quốc Thước, Lê Mã Lương… Đây là một phần “túi khôn” truyền thống của dân tộc.


Xây dựng thật sự và thật lòng một “nền văn hóa đối thoại” trong đảng và trong xã hội là một bước tiến vượt bực trong tư duy và trong tác phong lãnh đạo của đảng, sẽ làm lợi vô hạn cho đất nước và cho nhân dân, sẽ là một bước tiến dài để đảng Cộng Sản thoát khỏi đà suy thoái nguy hiểm và khôi phục niềm tin của nhân dân, niềm tin mà mới đây giáo sư-đảng viên Đào Công Tiến đã báo động là “đã cạn kiệt” do đảng đã buộc nhân dân phải trả giá quá cao cho những sai lầm của mình suốt 70 năm qua.


Trong những sai lầm ấy, có sai lầm sợ đối thoại, sợ tranh luận, không chịu nghe ý kiến phản biện, xây dựng, tự thỏa mãn… đã thành cố tật của các nhà lãnh đạo Cộng Sản nước ta. Có gì đáng mừng hơn là sự tự nguyện rũ bỏ cố tật ấy./ (Nguồn: VOA /May 29, 2017)

10 Tháng Hai 2014(Xem: 17800)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16293)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17676)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19525)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17264)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15842)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17972)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17068)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18590)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23228)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20676)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20115)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18921)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18714)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17025)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26282)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17478)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22679)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21517)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.