Những thách thức trong Quan hệ Kinh tế Việt - Trung

18 Tháng Năm 20177:42 CH(Xem: 12368)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN  THỨ SÁU 19  MAY 2017


Những thách thức trong Quan hệ Kinh tế Việt - Trung


Thứ năm, 18/05/2017


(Bạn đọc) - Chuyến đi vừa rồi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang Trung Quốc tham dự diễn đàn hợp tác “Vành đai và Con đường” mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, trong đó có việc tái cân bằng quan hệ chiến lược với các nước lớn.


image023Bản quyền hình ảnh Lintao Zhang/Getty Images Image caption Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang duyệt đội nữ quân danh dự hôm 11/5/17 tại Bắc Kinh.


Chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 11-15/5/2017 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã góp phần không nhỏ trong việc tái cân bằng quan hệ chiến lược với các nước lớn và nâng cao vị thế của Việt Nam.


Mặc dầu Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại nhiều khúc mắc về lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc Việt Nam), nhưng trong quan hệ kinh tế, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ nhiều năm qua, với kim ngạch trao đổi song phương hứa hẹn sẽ đạt mốc 100 tỷ USD qua cuộc gặp cấp cao giữa hai nguyên thủ. Lý giải cho điều này: Trung Quốc nằm ngay cạnh Việt Nam, thông thương thuận lợi, là một thị trường lớn đông dân nhất thế giới, lại có nhiều mối liên hệ mang tính văn hóa lịch sử với Việt Nam, do đó việc làm ăn buôn bán với Trung Quốc là một điều tất yếu không thể tránh khỏi, việc đóng cửa là không khả thi. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng phát biểu trước cử tri về mối quan hệ với Trung Quốc: “Đấu tranh vì chủ quyền phải tiếp tục nhưng làm ăn thì vẫn bình thường”.


Thiết nghĩ, thay vì cổ xúy tinh thần dân tộc cực đoan (extreme nationalism) và tâm lý bài Trung Quốc (anti China) một cách thái quá, Việt Nam cần nỗ lực nâng tầm vị thế, tạo tiếng nói có sức nặng trên trường quốc tế, trong đó có mối quan hệ song phương với Trung Quốc. Chúng ta nhất thiết phải phát triển nhanh và mạnh hơn, sớm trở thành một cường quốc bậc trung (middle power) trong khu vực. Để làm được điều đó, chúng ta nên nghiêm túc nhìn lại chính mình, hiểu thời cuộc, trong đó rút ra bài học từ sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, để từ đó ý thức được cơ hội lẫn nguy cơ và có chiến lược phát triển ứng phó sao cho phù hợp.


Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda (Nhật Bản) đã chỉ ra một số nguy cơ mà chúng ta không thể không tính tới trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.


Thứ nhất, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước ngày càng lớn nhưng cơ cấu trao đổi lại phát triển theo hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam. Tỷ lệ nhập siêu của chúng ta đối với Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng và bộc lộ những tính chất của một mối quan hệ buôn bán giữa một nước chưa phát triển và một nước đã phát triển.


Thứ hai, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, tới nay ước đạt 11,9 tỷ USD nhưng con số chính thức có thể còn cao hơn nhiều (vì luồng tiền từ Singapore, Hongkong, hay các thiên đường thuế như Cayman hoặc British Virgin Islands, vv. rất có thể là vốn của các doanh nhân Trung Quốc) Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, việc Trung Quốc tăng vốn đầu tư cũng sẽ gây bất lợi, làm yếu tiếng nói của chúng ta khi đàm phán. Đáng quan ngại hơn, các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư thường mua hoặc thuê đất dài hạn (có thể lên tới 50 hay thậm chí 70 năm như Formosa) và họ thường tìm cách tiếp cận những vị trí hiểm yếu, nhạy cảm về an ninh quốc phòng tại rừng núi hay ven biển.


Thứ ba, các công ty xây dựng Trung Quốc đang trúng thầu khá nhiều các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam. Vấn đề này cần phải được xem xét nghiêm túc và coi là một hiện tượng bất bình thường. Mặc dầu một trong những tiêu chí quan trọng của chúng ta khi mời thầu là giá rẻ, nhưng trên thực tế các dự án của Trung Quốc sau khi thắng thầu lại thường phải điều chỉnh giá và thương lượng nhiều lần. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều dự án do Trung Quốc thực hiện, thời gian và chất lượng không đúng như cam kết, nhiều công trình mới xây xong đã hỏng hóc hoặc xuống cấp. Tiêu biểu như dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, liên tục bị đội vốn, chậm tiến độ, vi phạm an toàn lao động dẫn tới tai nạn, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân Thủ đô Hà Nội.


Thứ tư, việc nhân công Trung Quốc (đa phần là đàn ông) đang sống tràn lan trên các tỉnh thành của Việt Nam, lập các khu phố riêng biệt, kết hôn và sinh con đẻ cái với phụ nữ Việt cũng là một vấn đề gây rất nhiều nhức nhối. Thiết nghĩ chúng ta cần có biện pháp quản lý cho hiệu quả. Giáo sư Thọ cho biết: “Thông thường, trong những dự án FDI hay dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu thực hiện, người nước ngoài chỉ có thể nắm giữ những vị trí mà người trong nước không đảm nhận được (như những kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên viên quản lý cao cấp) và sau một thời gian nhất định, những chức vụ ấy cũng phải lần lượt chuyển giao cho người bản xứ”.


Nghiêm trọng hơn, giáo sư cảnh báo: Việt Nam đang thiếu hẳn một tầm nhìn kinh tế chiến lược trong quan hệ với một nước láng giềng khổng lồ đang trỗi dậy mạnh mẽ. Chỉ trong một thời gian ngắn 30 năm, Trung Quốc đã vươn lên trở thành công xưởng của thế giới, trong khi Việt Nam lại không chủ động để có chiến lược phát triển tương xứng dẫn tới việc bị cuốn vào quỹ đạo của làn sóng Công nghiệp từ phương Bắc là điều hiển nhiên. Rất nhiều ngành công nghiệp của chúng ta như luyện kim, cơ khí, vv. bị sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc bóp chết. Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc, đang có nguy cơ trở thành vệ tinh trong quỹ đạo Trung Quốc theo lý thuyết địa kinh tế (geo-economics) khi Quảng Đông, Đông Hưng, Phòng Thành, Nam Ninh, vv. ở phía bên kia đang phát triển quá nhanh chóng, bỏ xa các địa phương của chúng ta.


Trước nguy cơ lệ thuộc có thể hiện hữu, cả lãnh đạo và người dân của chúng ta cần có ý thức độc lập tự chủ (tự chủ kinh tế đi liền với độc lập chủ quyền) và tìm mọi cách khắc phục lực “hấp dẫn” từ phía Trung Quốc. Chúng ta có thể nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trước làn sóng công nghiệp của người khổng lồ Nhật Bản sau Thế chiến thứ Hai. Bằng tinh thần học hỏi (tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ chính các đối thủ Nhật Bản), bằng tinh thần tự tôn dân tộc, tự lực tự cường, các doanh nghiệp Hàn Quốc không những không bị Nhật Bản đè bẹp, trái lại còn vươn lên mạnh mẽ sau khủng hoảng, cạnh tranh sòng phẳng và thậm chí vượt qua những niềm tự hào một thời của Nhật Bản (hiện nay cả Sony, Panasonic, Toshiba, Sharp… đều đang tỏ ra hụt hơi trước Samsung, LG)


Về hợp tác đầu tư, chúng ta cần nghiêm túc chỉnh đốn ngay các mối quan hệ với các đối tác Trung Quốc, áp dụng những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, quy định pháp lý ở mức cao hẳn để loại bỏ những đối tác, những dự án đầu tư kém chất lượng, gây hậu quả xấu tới môi trường và xã hội Việt Nam.


Trong dài hạn, Việt Nam cần phải phát triển theo hướng bền vững, sớm trở thành một nước giàu mạnh, tiến bộ, và văn minh theo những chuẩn mực phổ quát của nhân loại (hiện Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chúng ta đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan, vv.) Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần thực hiện hòa hợp hòa giải, đoàn kết dân tộc (chủ yếu là vấn đề ly tán lòng người sau chiến tranh Việt Nam), có chính sách trọng dụng nhân tài phù hợp, có vậy mới động viên được các nguồn lực, nhất là nguồn chất xám vô cùng quý gía của một lực lượng đông đảo những trí thức Việt Nam tại hải ngoại (ước tính lên tới vài trăm ngàn)


Cuối cùng và quan trọng nhất, như giáo sư Thọ đề nghị, Việt Nam nên xây dựng một nền chính trị tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn và nhân văn hơn của Trung Quốc nhằm đạt được chất lượng phát triển tốt hơn, sức mạnh mềm (nói theo giáo sư Joseph Nye) vượt hơn hẳn Trung Quốc. Có như vậy, chúng ta mới nhận được sự coi trọng, kính nể và hợp tác chân thành từ cộng đồng các quốc gia đã phát triển, văn minh tiến bộ như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Chính những giá trị này sẽ kết hợp lại để tạo nên sức đề kháng mạnh mẽ nhất trước sự trỗi dậy “không hòa bình” của gã khổng lồ phương Bắc.


CTV Hải Đăng
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17800)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16293)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17676)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19525)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17264)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15842)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17972)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17068)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18590)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23228)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20676)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20115)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18921)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18707)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17025)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26281)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17478)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22679)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21517)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.