Biểu tình hôm 5/3 'không như mong đợi'

05 Tháng Ba 20178:52 CH(Xem: 12041)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  06  MAR  2017


Biểu tình hôm 5/3 'không như mong đợi'


image025Bản quyền hình ảnh Facebook Son Van Le Image caption Bên ngoài công ty Formosa sáng 5/3


Linh mục được cho là phát động cuộc biểu tình toàn quốc hôm 5/3 nói với BBC về "hiệu ứng không như mong đợi" trong lúc một nhà hoạt động nói ông không đồng tình vì "những lời kêu gọi vu vơ".


Sáng 5/3, hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy biểu tình diễn ra tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Vinh, TP Hồ Chí Minh...


Trước đó, trên mạng xã hội có lời kêu gọi biểu tình mọi Chủ Nhật và ngày nghỉ suốt năm 2017, bắt đầu từ hôm 5/3/2017 được cho là phát xuất từ Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, một cựu tù nhân chính trị.


Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam nói với BBC: "Cuộc biểu tình yêu cầu đóng cửa Formosa diễn ra sáng 5/3 tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, quận 1, TP Hồ Chí Minh được khoảng 10 phút thì bị chính quyền can thiệp."


"Khoảng 100 người tham gia sự kiện này."


"Họ cầm biểu ngữ và hô vang những khẩu hiệu: "Formosa cút khỏi Việt Nam, Yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa..."


"Tôi chứng kiến những người bị bắt lên xe buýt, đưa đi."


Còn tại Hà Tĩnh, nhà hoạt động Paulus Lê Văn Sơn cho biết: "Đến 11:20, người dân vẫn đang tọa kháng tại trước cổng công ty Formosa. An ninh, công an, cảnh sát cơ động được bố trí dày đặc và khắp nơi."


Cũng có ý kiến trên mạng xã hội hôm 5/3 về việc xuất hiện một số hình ảnh, clip biểu tình được cho là đã diễn ra hồi năm ngoái và được đăng tải lại nhằm "gây nhiễu thông tin".


'Vấn đề tế nhị'


Hôm 5/3, trả lời BBC từ Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo phận Huế, Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý nói: "Tôi xác nhận mình là người thay mặt cho Tập Hợp Quốc Dân Việt kêu gọi biểu tình ôn hòa đồng loạt toàn quốc mỗi Chủ nhật từ hôm 5/3."


"Vì một số vấn đề tế nhị nên tổ chức này tạm thời ẩn danh, chưa thể ra mặt."


"Nhưng tôi không phải là người điều hành khối người này."


"Bản thân tôi hôm nay cũng không tham dự biểu tình được do đã bị chặn lại, không cho ra khỏi sân Nhà Hưu dưỡng từ hôm qua."


image024


Bản quyền hình ảnh Facebook Son Van Le Image caption Biểu tình tại Nghệ An hôm 5/3


"Chính quyền cho người chặn xe, giật cờ ngũ sắc, biểu ngữ chống Trung Quốc và có hai viên công an đến 'thăm' tôi từ 6:00 đến 12:00 hôm nay tại Nhà Hưu dưỡng."


Linh mục cũng nói thêm: "Có thể hôm nay cuộc biểu tình không diễn ra đông đảo như mong đợi nhưng dân tộc Việt Nam không còn lựa chọn nào khác."


"Dù thất bại, khó khăn bước đầu nhưng tôi rằng những cuộc biểu tình lần tới sẽ tập hợp người dân trên toàn quốc đông hơn."


'Dối trá có chủ đích'


Cùng ngày, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói: "Tôi tôn trọng quyền biểu tình của tất cả mọi người nhưng không đồng tình với lời kêu gọi biểu tình vu vơ từ hôm 5/3 từ những người ẩn mặt, mượn lời cha Lý đưa ra."


"Là một người từng gánh chịu đàn áp, bắt bớ do đi biểu tình, tôi thấy biểu tình ở Việt Nam rất phức tạp."


"Nếu không có người tổ chức công khai chịu trách nhiệm, không có kế hoạch rõ ràng thì những người tham gia có nguy cơ không được bảo vệ khi bị hành hung, câu lưu."


"Tôi cũng không chấp nhận ai đó sử dụng phong trào đấu tranh cho những lợi ích đằng sau của những nhóm nào đó."


"Nếu ai đó nói những giáo dân miền Trung biểu tình hôm nay là làm theo lời kêu gọi biểu tình nêu trên thì đó là sự nhập nhằng, đánh đồng."


"Do biểu tình là công việc thường xuyên của giáo dân và họ không cần ai kêu gọi."


"Còn về việc một số hình ảnh, clip biểu tình cũ xuất hiện trong ngày 5/3, theo tôi đấy là sự dối trá có chủ đích." "Những người làm việc này hẳn muốn lừa dối đám đông, khiến người ta mất niềm tin vào phong trào đấu tranh."


"Dù sao thì tôi vẫn tin rằng qua sự việc đáng tiếc hôm nay, người dân sẽ rút ra kinh nghiệm cho những lần biểu tình về sau."/ (theo BBC 05/3/17)
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19250)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24350)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.