Tướng Hưởng nói về ông Trump và trật tự thế giới

07 Tháng Hai 20176:37 CH(Xem: 11761)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  08  FEB  2017


Tướng Hưởng nói về ông Trump và trật tự thế giới


BBC 3 tháng 2 2017


image021

Bản quyền hình ảnh other Image caption Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (trái) bắt tay quan chức Mỹ gồm Đại sứ nhiệm kỳ trước, Michael Michalak (giữa) và Scot Marciel, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á - Thái Bình Dương hồi tháng 2/2010.


Lần đầu tiên một cựu lãnh đạo cao cấp của ngành công an Việt Nam nêu các nhận định chiến lược về nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump và đặt ra các câu hỏi liên quan tới khu vực.


Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an cho đến tháng 3/2013 có bài đăng trên trang Tuần Việt Nam (VietnamNet 03/02/2017) đánh giá tổng quan rằng:


"Chỉ trong 10 ngày sau khi nhậm chức Tổng thống, Donald Trump đã gây chấn động chính trị quốc tế."


"Chắc chắn ông Trump không dừng bước."


Theo Thượng tướng Hưởng, người cũng giữ chức Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về an ninh và tôn giáo sau khi rời Bộ Công an, "Thế giới phương Tây đang đứng trước những xung đột nội tại vô cùng lớn, làm nảy sinh xu hướng dân tộc biệt lập".


Ông tin rằng Trump và Brexit tức quá trình Liên hiệp Vương quốc Anh rời EU "chỉ là điểm khởi đầu".


Riêng về Tổng thống Donald Trump, Tướng Hưởng nhận xét:


"Ông ta sẽ tiếp tục làm những lời ông từng tuyên bố, nếu điều đó xảy ra thì thế giới đang ở bước ngoặt lớn của lịch sử, chủ nghĩa dân tộc biệt lập đang phục hồi ở các nước phương Tây xuất phát từ những thất bại của những định hướng chiến lược của chủ nghĩa tư bản diễn ra ở Mỹ và Liên minh Châu Âu, để nhường chỗ cho khuynh hướng lấy lợi ích quốc gia là tối thượng."


Từ Trump đến Tập Cận Bình


Thời gian qua, giống như nhiều lãnh đạo châu Á đang còn xem xét tình hình Hoa Kỳ dưới nhiệm kỳ của ông Trump, các lãnh đạo đương chức tại Việt Nam cũng ít lên tiếng về tân tổng thống Mỹ.


Trang Nikkei Asian Review cho rằng ngoài những phát biểu mang tính "ăn theo" cùa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterter, người duy nhất lên tiếng bác bỏ chính sách cô lập và bảo hộ mậu dịch của ông Donald Trump là Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình.


Cùng lúc, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước đầu tiên được bộ tham mưu mới của Tổng thống Donald Trump tiếp xúc chính thức và cam kết duy trì liên minh quân sự.


Các quan chức Việt Nam cho đến nay chỉ nói về chuyện tìm cách ứng phó trước quyết định của ông Trump rút ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP.


Một loạt lãnh đạo cao cấp của Việt Nam cũng sang thăm Trung Quốc đầu năm 2017 nhưng hiện chưa có dấu hiệu gì là quan hệ Washington - Hà Nội tiến triển hơn trước, thậm chí có vẻ như còn chững lại.


Nhà quan sát Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ Úc có bài hôm 03/01/2017 trên VietnamNet bản tiếng Anh cho rằng:


"Việt Nam cần chủ động hơn ở Washington nhằm tìm lối vào tiếp xúc với Chính quyền Trump và tìm kiếm đảm bảo về hướng đi tương lai của quan hệ song phương..."


image022

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tổng thống Donald Trump đã ký nhiều chính sách mới kể từ khi tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1/2017


Nhưng về tầm khu vực, bài viết của Tướng Nguyễn Văn Hưởng có thể là phát biểu công khai và rõ rệt nhất từ Việt Nam nêu ra quan ngại rằng nếu Hoa Kỳ suy yếu thì Trung Quốc sẽ vươn lên.


"...ta phải thấy một vấn đề là khi Mỹ và phương Tây suy yếu, Trump đang thực hiện xây dựng nước Mỹ hùng mạnh trở lại, thì Trung Quốc sau hơn 30 năm trỗi dậy đã trở thành một cường quốc có tầm ảnh hưởng quốc tế quan trọng, cạnh tranh với Mỹ và tư bản phương Tây."


Tướng Hưởng đặt câu hỏi, "trước bối cảnh quốc tế diễn ra, Brexit ở Anh và Trump ở Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào đối với trật tự quốc tế?"


Ông nêu ra cảnh báo:


"Các nhà nghiên cứu cho rằng khoảng trống này sẽ là cơ hội cho Trung Quốc gây ảnh hưởng của mình đối với các khu vực, đó là điều tốt hay là mối đe doạ các nước thì cần nghiên cứu tiếp..."


"Chắc chắn rằng thế giới sẽ bước vào kỷ nguyên sự tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản sẽ diễn ra không kém phần quyết liệt, trật tự thế giới sẽ không còn như trước nữa".


Việt Nam 'đổi mới nhưng không đổi màu'?


Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, sinh năm 1946 ở Quảng Ninh và là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hai khóa.


Trước khi làm Thứ trưởng Công an, ông từng nắm Tổng cục An ninh Bộ Công an và là thành viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu tập đoàn Vinashin.


Năm 2011, Việt Nam trao tặng Huân chương Quân công hạng Nhất cho Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, cùng với Bộ trưởng Công an Đại tướng Lê Hồng Anh và Trung tướng Bùi Văn Nam.


Báo Công an Nhân dân khi đó cho biết phần thưởng này là sự ghi nhận, biểu dương cho nhiều thành tích, trong đó có "chuyên án đấu tranh với tổ chức phản động do các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung cầm đầu".

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19250)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24351)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.