Khi nguyên thủ cả giận gặp chính khách lão làng

09 Tháng Chín 201612:24 SA(Xem: 12350)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  09  SEP 2016


Khi nguyên thủ cả giận gặp chính khách lão làng


 (GDVN) - Người ta càng cố dùng lời lẽ chợ búa và thủ đoạn để hạ bệ Barack Obama, dường như uy tín và ảnh hưởng của ông lại càng lên cao.


Hãng thông tấn AP ngày 6/9 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hủy bỏ một cuộc họp dự kiến với người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte bên lề các hội nghị thượng đỉnh do ASEAN tổ chức tại Lào, khai mạc ngày hôm nay 6/9.


Cuộc họp song phương giữa ông Obama với Tổng thống Philippines dự kiến diễn ra vào cuối ngày hôm nay được chuyển sang Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Ned Price.


Quyết định được đưa ra sau khi ông Rodrigo Duterte đã dùng những lời lẽ thô tục chỉ trích Tổng thống Mỹ, vì những ý kiến của ông Obama xung quanh chiến dịch tiêu diệt tất cả những ai bị tình nghi là buôn bán ma túy ở Philippines.


Nguyên thủ "chuyên" phát ngôn gây sốc


"Putang Ina! Tôi sẽ nguyền rủa ông ta ở diễn đàn đó. Ông ta là ai chứ? Tôi là Tổng thống của một nước có chủ quyền, chúng tôi từ lâu đã không còn là thuộc địa. Tôi chỉ phải trả lời người dân Philippines, họ mới là những người bầu tôi làm Tổng thống", Duterte chỉ trích Obama.


image040

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: CBS News.


Putang Ina là một cụm từ có ý nghĩa tục tĩu trong tiếng Philippines.


Tháng trước ông Rodrigo Duterte đã sử dụng cụm từ này để chỉ trích Đại sứ Mỹ tại Philippines và gọi ông này là người đồng tính. Duterte gọi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là "kẻ điên".


Thậm chí ngay cả Giáo hoàng Francis cũng trở thành nạn nhân của Rodrigo Duterte, mặc dù Philippines là đất nước có nhiều tín đồ Công giáo. Sau đó ông đã phải lên tiếng xin lỗi. [1]


Giáo sư Mark R. Thompson từ Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết trong bài bình luận trên Nikkei Asian Review ngày 29/8, ông Rodrigo Duterte cũng sử dụng những lời lẽ tương tự với cả các chính khách Philippines.


Khi Thượng nghị sĩ Leila de Lima kêu gọi một cuộc điều tra của Thượng viện về những vụ giết người vô tội vạ trong chiến dịch chống ma túy của ông Rodrigo Duterte và cảnh báo, Tổng thống có thể phải đối mặt với một phiên tòa hình sự quốc tế, ông Duterte đáp trả bằng một loạt công kích cá nhân.


Tổng thống Philippines cáo buộc bà Leila de Lima "phiêu lưu tình dục" với lái xe của mình, người có liên quan đến hoạt động tội phạm buôn bán ma túy.


Theo BBC News ngày 6/9, kể từ khi nhậm chức hôm 30/6, chiến dịch chống tội phạm ma túy của ông Rodrigo Duterte đã giết chết 2.400 người không qua xét xử. Duterte nói rằng, chiến dịch này sẽ tiếp tục cho đến kẻ buôn ma túy cuối cùng bị giết. [2]


Nguy cơ trở thành một "Thaksin Shinawatra" của Philippines


Liên Hợp Quốc đã nhiều lần lên án chính sách của ông Rodrigo Duterte là vi phạm nhân quyền. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng khẳng định, sẽ nêu thẳng vấn đề này ra nếu có một cuộc họp với ông Rodrigo Duterte.


Giáo sư Mark R. Thompson cho biết, theo danh sách trên Inquirer Daily cập nhật những người bị giết ngoài vòng pháp luật mà chiến dịch chống ma túy của ông Rodrigo Duterte gây ra, đại đa số người bị giết đến từ các khu phố nghèo, trong khi cảnh sát tiếp tay cho ma túy thì không bị trừng phạt.


Mặc dù Duterte đưa ra một danh sách công khai các nhân vật có máu mặt trong giới chính trị, tư pháp mà ông cho là có dính lứu đến ma túy, cam kết sẽ trừng trị, nhưng danh sách này được chứng minh là thiếu căn cứ thuyết phục.


Mark R. Thompson đưa ra ví dụ cảnh báo ông Rodrigo Duterte.


Chiến dịch truy quét tội phạm ma túy năm 2003 do Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra phát động đã được chứng minh là, gần một nửa trong số 3000 người bị giết hại một cách phi pháp không liên quan đến buôn bán ma túy.


Những nạn nhân này vô tình trở thành mục tiêu, hoặc là đối tượng thù hằn cá nhân của một bộ phận đội ngũ cảnh sát tham nhũng và tư thù. 


Mặc dù chiến dịch chống ma túy mang lại ảnh hưởng cho ông Thaksin Shinawatra trong ngắn hạn, nhưng chính giới tính hoa đã quay ra chống lại ông, lật đổ chính phủ của ông năm 2006 và em gái ông năm 2014. [3]


Cá nhân người viết không nghi ngờ động cơ của ông Rodrigo Duterte trong chiến dịch chống tội phạm ma túy, một vấn nạn gần như vô phương cứu chữa ở Philippines.


Tuy nhiên cách làm của ông có thể dẫn đến hệ lụy khôn lường về mặt xã hội, như cảnh báo của Giáo sư Mark R. Thompson, bởi lẽ quyền lực, vũ lực không có công cụ kiểm soát, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của lực lượng thực thi pháp luật vốn đã có vấn đề.


Đúng như ông Rodrigo Duterte nói, đó là câu chuyện riêng của Philippines và chỉ có người dân nước này mới có quyền quyết định. Tuy nhiên với một chính khách, những cảnh báo và bài học nhãn tiền từ cộng đồng quốc tế cũng không nên xem thường.


Bởi lẽ tuy bài học ấy có thể lặp lại với chính ông và Duterte cũng nói, sẵn sàng vào tù thay bất kỳ nhân viên cảnh sát nào phạm tội do thực thi mệnh lệnh của ông, nhưng người phải trả giá không chỉ là người ra quyết định, mà có thể là cả một quốc gia, dân tộc.


Bình tĩnh lắng nghe và đối thoại, tìm kiếm giải pháp hiệu quả, thiết thực, lâu dài cùng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong công cuộc chống lại tội phạm ma túy thiết nghĩ là lựa chọn phù hợp hơn.


Đừng tự biến mình thành con cờ của Trung Quốc


Khi nhậm chức Tổng thống Philippines hôm 30/6, ông Rodrigo Duterte cam kết thực hiện một chính sách đối ngoại không phụ thuộc vào Hoa Kỳ. [1]


Không những thế, ông còn nhanh chóng đánh tiếng sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.


Điều đó không có gì sai nếu không vi phạm luật pháp quốc tế hay xâm hại lợi ích hợp pháp của một bên thứ ba. Vấn đề còn lại theo người viết chỉ là tính khả thi của những ý tưởng này rất thấp.


Bởi lẽ cho đến hiện tại, ông Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ chỉ đàm phán với Trung Quốc trên cơ sở Phán quyết Trọng tài 12/7. Bắc Kinh thì ngược lại, chỉ đàm phán những gì ngoài Phán quyết Trọng tài 12/7.


image041

Ông Triệu Giám Hoa, Đại sứ Trung Quốc trong một lần hội kiến ông Rodrigo Duterte. Ảnh: Rappler.


Triệu Giám Hoa, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines là người đầu tiên ông Rodrigo Duterte tiếp kiến sau khi biết tin trúng cử Tổng thống. Dường như ông Đại sứ Trung Quốc cũng là quan chức nước ngoài gặp gỡ ông chủ Điện Malacanang nhiều nhất cho đến nay.


Một điều đáng lưu ý là, Trung Quốc gần như không bao giờ lên tiếng về những vấn đề quyền con người như cách tiếp cận của Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc với chiến dịch chống tội phạm ma túy mà ông Rodrigo Duterte phát động.


Ngược lại, Bắc Kinh còn ca ngợi hết lời chính sách đối ngoại của Rodrigo Duterte, như xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/8. [4]


Chính bằng cách tiếp cận này kết hợp với củ cà rốt kinh tế, Trung Quốc đã dần "thu phục" được chính quyền quân sự Myanmar trước kia, thay thế vai trò của Mỹ tại Thái Lan khi chính quyền quân sự đảo chính, hay kết thành đồng minh phi chính thức nhưng rất chặt chẽ với Campuchia.


Tuy nhiên, người xưa vẫn nói, thuốc đắng dã tật, còn mật ngọt chết ruồi.


Người viết cho rằng, nếu không thận trọng ông Rodrigo Duterte có thể đánh mất tính độc lập trong quyết sách của mình, cả vấn đề đối nội lẫn đối ngoại.


Bởi lẽ trong vấn đề Biển Đông, quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ và Nhật Bản là chỗ dựa để Philippines có thể đàm phán với Trung Quốc, phần nào có thể cân bằng sự chênh lệch tương quan lực lượng.


Nay tuyên bố không cần Mỹ, không cần ASEAN thì người viết không hiểu ông Rodrigo sẽ xử trí vấn đề Biển Đông và quan hệ Trung Quốc - Philippines như thế nào, nếu không trở thành con cờ của Trung Quốc?


Bản lĩnh chính trị Obama


Theo cảm nhận của riêng người viết, Tổng thống Mỹ Barack Obama là một người lịch duyệt, một chính khách quốc tế lão luyện.


Thứ nhất, trước những chỉ trích thô thiển của người đồng cấp Philippines, ông Obama đã thể hiện tầm cao văn hóa chính trị của mình bằng phát biểu:


"Tôi muốn nhấn mạnh chắc chắn rằng, nếu chúng tôi có một cuộc họp, thì nó phải thực sự hiệu quả và chúng tôi đang chuẩn bị cho điều đó."


image043

Ông Obama đến Hàng Châu mà không có thảm đỏ càng làm tăng vị thế của ông chủ Nhà Trắng vì ứng xử lịch thiệp. Ảnh: Getty Images.


Sau phát biểu gây sốc của Rodrigo Duterte, ông Obama nói với các trợ lý làm việc với các quan chức Philippines về thời điểm thích hợp để có thể có cuộc họp mang tính chất xây dựng. [1]


Thứ hai, trước đó dư luận quan tâm và bàn tán nhiều xung quanh một số sự cố về việc đón tiếp Tổng thống Obama tại sân bay của nước chủ nhà G-20 Trung Quốc.


Nhưng người đứng đầu Nhà Trắng đã lên tiếng giải thích với dư luận, không nên quan trọng hóa vấn đề này, còn tiêu chuẩn Mỹ thì đến đâu cũng phải được đảm bảo.


Khi chuyên cơ của ông Obama hạ cánh xuống sân bay ở Hàng Châu, người ta không thấy nước chủ nhà đưa cầu thang trải thảm đỏ đón ông như với các nguyên thủ khác. Tranh cãi nổ ra giữa nhân viên an ninh Trung Quốc với Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ về quyền tác nghiệp của báo chí quốc tế tại sân bay...


Bằng cách không làm to chuyện, Barack Obama đã thể hiện đẳng cấp của một nhà chính khách quốc tế lão luyện. Còn những bất cập trong công tác đón tiếp của chủ nhà dù vô tình hay cố ý, dư luận sẽ tự có đánh giá.


Bởi thế, cái thiệt ở đây thuộc về hình ảnh của Trung Quốc, chứ không phải ông Obama hay nước Mỹ.


Đối với tính khí thất thường của Tổng thống Rodrigo Duterte, bất kỳ sự đứt gãy nào trong quan hệ Mỹ - Philippines có thể khiến ông Obama gặp khó khăn nhất định trong việc thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á.


Nhưng người viết tin rằng, hợp tác ở đây là hai bên cùng có lợi, và phần lợi nghiêng về Philippines nhiều hơn. Một khi Manila không biết trân trọng, thì họ tự đánh mất cơ hội.


Mọi sự thay đổi thái độ của Điện Malacanang không làm thay đổi vai trò, vị thế của Mỹ ở Biển Đông và khu vực, bởi lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ vẫn hiện hữu tại đây. Người viết tin rằng, Washington luôn có phương án thay thế.


Quan sát những hoạt động của ông Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 có thể thấy, đối thoại và thiện chí luôn là điều ông Obama hướng tới, bất chấp sự khác biệt. 


Các cuộc trao đổi thẳng thắn với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là một minh chứng rõ rệt, Obama là một chính khách đẳng cấp, thân thiện và thực tế.


Người ta càng cố dùng lời lẽ chợ búa và thủ đoạn để hạ bệ Barack Obama, dường như uy tín và ảnh hưởng của ông lại càng lên cao.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.scmp.com/news/world/united-states-canada/article/2015521/obama-mulls-calling-meeting-duterte-over-philippine


[2]http://www.bbc.com/news/world-asia-37281821


[3]http://asia.nikkei.com/Features/Duterte-s-Philippines/Mark-R.-Thompson-Duterte-s-bloody-democracy


[4]http://opinion.huanqiu.com/editorial/2016-08/9344432.html


Hồng Thủy 06/09/16

22 Tháng Ba 2015(Xem: 17506)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 17007)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16279)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18774)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17854)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24345)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21529)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40457)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17789)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17297)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16458)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 17006)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17865)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20076)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19354)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19220)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18689)
Một trong những tạp chí hàng đầu ở Hoa Kỳ là tuần báo TIME có truyền thống phát hành một ấn bản đặc biệt vào cuối năm với hình bìa và cũng là chủ đề cho số này, nhấn mạnh đến một nhân vật đặc biệt nhất trong năm: Person Of The Year.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21444)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”