ASEAN cần thay đổi nguyên tắc đồng thuận

25 Tháng Bảy 20161:04 SA(Xem: 13040)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 25  JULY 2016


ASEAN cần thay đổi nguyên tắc đồng thuận mới có thể quyết định những việc lớn


Hồng Thủy


24/07/16


(GDVN) - Nếu muốn để ASEAN tồn tại, thì mô hình ASEAN - X nên được áp dụng trong lĩnh vực an ninh như trong thương mại.


The Wall Street Journal ngày 24/7 đưa tin, một số quốc gia Đông Nam Á đang đòi hỏi ASEAN cần xem xét thay đổi luật lệ của khối đòi hỏi sự đồng thuận, để cho phép ASEAN có thể quyết định những vấn đề lớn trong khối, đặc biệt là vấn đề an ninh Biển Đông.


Các thành viên ASEAN đang thất vọng bởi sự bế tắc và chia rẽ nội bộ bởi áp lực từ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông khiến các nhà ngoại giao ASEAN cân nhắc, đã tới lúc cần thay đổi quy tắc cốt lõi trong việc ra quyết định của khối.


image055

Thủ tướng Lào tiếp các Ngoại trưởng ASEAN, ảnh: WSJ


Ngoại trưởng 10 nước ASEAN đang nhóm họp tại Vientiane, Lào. Đây là kỳ họp đầu tiên kể từ khi vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc có phán quyết ngày 12/7, trong đó kết luận yêu sách của Trung Quốc đòi "quyền chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.


Trung Quốc không những bác bỏ phán quyết này mà còn gây sức ép lên ASEAN thông qua một quốc gia thành viên, ngăn chặn ASEAN phản ứng như một khối, bởi lẽ ASEAN ra quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối.


Các nhà ngoại giao cho biết, Philippines, Việt Nam và Indonesia đồng ý với dự thảo tuyên bố chung ủng hộ phán quyết trọng tài hôm 12/7, nhưng Campuchia đã ngăn chặn mọi dự thảo tuyên bố nhắc đến phán quyết, điều này phù hợp với mong muốn của Trung Quốc.


Trong khi đó lâu nay việc thay đổi nguyên tắc đồng thuận là đề tài cấm kỵ. Tuy nhiên theo ông Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Lowy cho rằng: "Nếu muốn để ASEAN tồn tại, thì mô hình ASEAN - X nên được áp dụng trong lĩnh vực an ninh như trong thương mại."


Đó là cách ASEAN có thể thích ứng trước những vấn đề gây chia rẽ, ví như vài năm trước ASEAN đã đạt được thỏa thuận rằng 4 nước kém phát triển hơn được hoãn một thời gian thực hiện việc dỡ hỏ hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng trong khối.


Đến cuối ngày hôm qua 23/7, Indonesia đã triệu tập một cuộc họp với mục đích để tìm kiếm sự nhất trí sửa đổi các nguyên tắc tạo đà cho những cuộc họp trong mấy ngày tới. Các nhà ngoại giao gọi cuộc họp này là cách để kéo Campuchia trở lại quỹ đạo, nhưng nó đã bị phá vỡ mà không có tin tức về một thỏa thuận nào đạt được sau cuộc họp.


Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã nói với các phóng viên, cuộc họp do Indonesia triệu tập là để nhắc nhở các thành viên về các chuẩn mực và giá trị chung của ASEAN: "Chúng tôi cần phải bảo vệ ngôi nhà này, Indonesia đang nỗ lực vì điều đó. Chúng tôi sẽ không để cho người khác làm hỏng ngôi nhà chung của mình."


Thay đổi quy tắc của ASEAN được xem như một phương sách, biện pháp cuối cùng, các nhà ngoại giao cho biết. Họ phàn nàn rằng Trung Quốc đang dựa vào Campuchia để ngăn chặn nỗ lực của ASEAN thể hiện lập trường chung về Biển Đông.


Hồng Thủy

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18334)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19255)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17630)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18844)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22222)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22743)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20838)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21976)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22176)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19665)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20395)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19546)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23515)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.