Các phản hồi bài viết của Ts Cù Huy Hà Vũ gởi về báo Văn Hóa

29 Tháng Sáu 201612:53 SA(Xem: 13545)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 29  JUNE 2016

MUỐN CHỐNG HỐI LỘ PHẢI CÓ BIỆN PHÁP// TS LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ - TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC, CHỐNG THAM NHŨNG MỚI THÀNH CÔNG

 

Ts Hồng Lĩnh:

 

Chào Ts Cù Huy Hà Vũ, anh Phạm Tuấn và Anh Pham Trung Kiên cùng toàn thể Qúy Vị.

 

1.- Vấn đề hối lộ trong một thể chế CS là một quốc sách. Trong thế chế ấy, có hai hệ thống cai trị. Hệ thống hành chánh làm bù nhìn cho hệ thống đảng. Các lệnh lạc đề do hệ thống đảng đem ra. Có lúc đảng có dự định dùng quốc hội như đại diện của đảng để cai trị và dễ ăn nói hơn.

 

2.-  Cái tai hại của lối cai trị nầy là một việc do luôn cần tới một bọn của đảng, chỉ biết nói phét ra lệnh và không biết làm, còn bọn làm thì chỉ đâu đánh đó. Cho nên tuy là một việc, nhưng cần tới hai chi tiêu: Chi tiêu cho bọn đảng nói phép và chi tiêu cho bọn chỉ đâu đánh đó.

 

3.- Chi tiêu bên hành chánh lấy từ thuế má ra và có giới hạn. Nếu có bỏ túi, thời cũng có giới hạn. 

 

4.- Trái lại chi tiêu bên đảng là cà một vấn đề: Ngoải lương ra, còn thêm việc làm giàu. Làm giàu chẳng biết bao cho vừa và thi đua làm giàu. Riêng về phía dảng, muốn làm giàu thời phải dùng quyền trong bóng tối, trong cái bóng tối ấy, đảng là tối cao. Trước quyền lực không có kiểm soát, người dân hay các hãng chỉ còn phương cách độc nhất: HỐI LỘ.  

 

4.- Chống hối lộ là đụng tới đảng. Nên không chống được.

 

5.- Bảo Nguyễn Phú Trọng chống hối lộ không khác bảo đảng CSVN tự tử. Trừ lúc đảng muốn tự tử, NPT cần thêm chức vụ chủ tịch nhà nước giống chức vụ của TBT Gorbatchev. Ông nầy vửa là TBT vừa là Chụ Tịch nhà nước. Để có tiếng nói công khai vửa đảng vửa bên nhà nước. Có phải Ts CHHV muốn nói thế không. 

 

6.- Lý do là sau khi cướp được chính quyền, Marx không đặt vấn đề cai trị theo lý thuyết nào. Còn Lénine phải duy trì đảng CS dưới hình thức một đảng cướp để tồn tại.   Nên đảng CSVN phải là một đảng cướp kiểu Mafia để tồn tại. Trong đó nhận hối lộ là một trong các phương thức.

 

 Nên đề nghị của Ts CHHV không thể áp dụng được. Vì đảng CSVN còn hiện diện. (Hồng Lĩnh)

 

Pham Trung Kien <ptrungkien71@gmail.com>:

Chào TS Cù Huy Hà Vũ, anh Phạm Anh Tuấn, cùng toàn thể Quý vị

Thú thực, trước đây TK tôi rất thích nghe phát biểu và đọc những bài viết của TS Cù Huy Hà Vũ. Nhưng thời gian gần đây đâm phát chán!

Hình như ông Hà Vũ đã thay đổi lập trường sau khi bị đi tù và sang sống ở Mỹ? Những lời phát biểu và bài viết của ông Vũ từ đó không còn "sức sống chính trị", ngược lại mang nặng tính "o bế Nguyễn Phú Trọng" (và đảng csvn) hơi bị "lố bịch"!

Do vậy, tôi không muốn đọc và đã "delette" bài viết này của ông Hà Vũ. Nếu không có phản hồi của anh Phạm Anh Tuấn làm cho nó "tái sinh" trong hộp thư điện tử của tôi, thì tôi đã không chú ý đến nó nữa!

TS Cù Huy Hà Vũ; "Thực tế cho thấy các cuộc biểu tình của người dân trên khắp Việt Nam suốt hàng chục năm qua, dù nhằm chống Trung Quốc xâm lược, chống chính quyền cưỡng đoạt đất đai hay bảo vệ môi trường, đều có cùng nguyên nhân là chính quyền tham nhũng. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng không tránh khỏi là nạn nhân của chính quyền tham nhũng ấy. Báo cáo của Phòng Thương Mại Mỹ (Amcham) do ông Gaurav Gupta, chủ tịch Amcham trình bày tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức ngày 2/12/2014 tại Hà Nội đã không úp mở: “Phòng Thương Mại Mỹ cũng cho rằng bất ổn gây ra bởi sự thiếu minh bạch, tham nhũng tiếp tục là thách thức lớn nhất trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam.”

Với nhìn nhận như trên, tôi cho rằng Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước sẽ là giải pháp bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông phát động đi đến thành công" (TK tô đậm nhấn mạnh)

Rõ chán!


Ông Cù Vũ quên bẵng rồi chăng, rằng thì là...Điều 4 Hiến pháp đã qui định “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, mà chức vụ cao nhất của đảng là "Tổng Bí Thư"...

Do vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã "ngang nhiên" ngồi chồm hỗm trên cả Quốc Hội và nhà nước rồi!

Thiết nghĩ rằng, ở cái thời đại thông tin @ này, chỉ những người không biết chữ mới bị csvn lừa gạt, nào ngờ TS Hà Vũ cũng vẫn còn bị sa vào cái hố "dốt nát" do csvn giăng ra? (xin lỗi tôi phải nói thẳng)

Chữ nghĩa còn rành rành ra đó! Dưới chế độ csvn, đã là "Đảng lãnh đạo" thì nhà nước và Quốc hội chỉ là bình phong, chỉ là phương tiện, là công cụ để cho đảng sai khiến mà thôi!

Bởi vậy ông Nguyễn Minh Triết đã không cần che giấu khi nói rằng; "Xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát"  (https://www.youtube.com/watch?v=rtw0LC7IBK0) và chính ông Cù Vũ cũng đã đả kích mạnh mẽ tuyên bố của Nguyễn Minh Triết cũng như hành động của đảng csvn!

Thế mà hôm nay ông Hà Vũ  lại "lăng xê" csvn rằng; "Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước sẽ là giải pháp bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông phát động đi đến thành công" ... như vậy có phải đầu óc của ông Hà Vũ đã có vấn đề?

Tôi hoàn toàn đồng y với anh Phạm Anh Tuấn rằng; chính "Đảng quyền" độc tài là nguyên nhân chính đã gây ra "quốc nạn tham nhũng". 

Đành rằng ở bất cứ chế độ nào thì "tham nhũng" cũng có mặt, nhưng với thể chế DÂN CHỦ thì chúng không thể sinh sôi nảy nở mạnh mẽ như csvn, vì lẽ sẽ bị báo chí và dư luận phanh phui, cái vòi tham nhũng qua đó sẽ bị chặt cụt hoặc ngăn chặn.

Còn dưới chế độ csvn thì... tham nhũng giống như hoa cứt lợn trổ lá xanh tươi và phát triển sau khi gặp phân chó kèm theo cơn mưa...Không những thế, bất cứ kẻ nào dám lên tiếng tố cáo tham nhũng là sẽ bị trù dập, bởi vì tham nhũng có hệ thống "đảng" qua công cụ "nhà nước"....Cán bộ đảng ăn cướp, quyền lực nhà nước bao che!

Với những lý do trên, TK tôi nghĩ rằng, chỉ có DÂN CHỦ hoá Việt Nam thì mới mong bài trừ được tham nhũng, ổn định được xã hội, đoàn kết được dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước.

Nói cách khác, chế độ độc tài đảng trị csvn phải bị giải thể bằng cách này hay cách khác để nhường chỗ cho một chế độ mới....DÂN CHỦ (đa nguyên đa đảng) để tất cả mọi thành phần dân tộc đều có thể đem tài sức của mình góp phần lãnh đạo đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Mong thay!Trân trọng (Phạm Trung Kiên)

 

Anh Tuấn Phạm:

 

Kính chào TS Hồng Lĩnh, anh Trung Kiên và quý vị,

Nếu TS Hà Vũ kêu gọi đảng bán nước CSVN

  1. sửa điều lệ đảng ngăn cấm mọi hình thức tham nhũng, lạm dụng quyền lực, bỏ điều 4 HP;
  2. thêm những điều răn của Chúa Trời vào điều lệ đảng

thì có thể tiếng nói của Hà Vũ còn nghe tạm được.

Tôi nghĩ TS Hà Vũ không dám làm những điều trên đâu. Thân chào, (Tuấn)

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18332)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19254)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17626)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18842)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22741)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20394)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19545)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23514)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.