Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự độc lập

02 Tháng Năm 201611:49 CH(Xem: 12340)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  BA 03  MAY  2016

Mục DIỄ N ĐÀN CHÍNH TRỊ là mục tiếp nhận và trích các nguồn từ các nhà bỉnh bút - khảo luận đề cập đến văn hóa chính trị. Mục là diễn đàn mở của nhật báo Văn Hóa-California  Online. Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý tác giả đã rộng lượng xuất hiện trên mục này. Mục không nhất thiết phán ánh quan điểm - chủ trương của tờ báo. Tòa soạn xin ghi nhận bài vở gởi về: lykientrucvaama@gmail.com / Trân trọng.

_____________________________________________________________________________________

Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về thảm họa quốc gia tại các tỉnh miền Trung

Posted: 29 Apr 2016 03:07 AM PDT

A- Xét rằng: 

 

1- Bắt đầu từ ngày 6-4-2016, trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế và một phần Quảng Nam đã xảy ra hiện tượng nhiều loài cá sống ở tầng đáy và vùng duyên hải (có cả cá voi) chết hàng loạt trôi vào bờ. Cá, ngao nuôi trong đầm gần biển và lồng bè trêan biển cũng đồng số phận, gây ô nhiễm môi trường chưa từng thấy và hết sức nghiêm trọng. Song song đó, một thợ lặn thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đã qua đời hôm 24-04. Ngày 26-04, 5 thợ lặn khác tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã phải vào bệnh viện sau khi lặn từ khu vực biển Vũng Áng lên. Ít nhất đã có hơn 20 trường hợp cấp cứu ở huyện Phúc Trạch (Quảng Bình) vì ăn các loại hải sản nghi nhiễm độc. Cũng khoảng 200 thực khách dự tiệc khai trương một nhà hàng tại huyện Quảng Trạch bị trúng độc sau khi thưởng thức các món cá biển.

 

Từ cả tháng nay, hàng vạn ngư dân phải đưa thuyền lên bờ phơi nắng và nhịn đói, đời sống họ hoàn toàn bị đảo lộn; các đầm và bè cá bị mất hàng chục tỷ đồng. Trong khi chưa có thống kê chính thức về tổng mức thiệt hại, ước tính sơ khởi của Hà Tĩnh cho biết đã có 37 ngàn cá giống, 90 vạn tôm giống, 20 vạn ngao giống bị nhiễm độc mà chết, trị giá khoảng 4,7 tỷ đồng.

 

Công luận cho rằng nguyên ủy của tất cả vụ việc chính là nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) do Đài Loan và Trung Quốc đầu tư dưới danh nghĩa tập đoàn Formosa. Nơi đây, hôm 04-04, một ngư dân đã phát hiện một đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dưới biển đang phun rất mạnh một thứ nước màu vàng đục, có mùi hôi thối, ngửi vào thấy ngạt thở. Tập đoàn Formosa sau đó đã thừa nhận rằng hàng ngày họ xả 12.000m3 nước thải ra biển và gần đây, để cọ rửa hệ thống dẫn nước này, họ đã sử dụng 300 tấn hoá chất mà theo một số chuyên gia là có nhiều loại cực độc (Tuổi Trẻ 24-04-2016).

 

2- Đang khi ấy thì nhà cầm quyền Cộng sản lại phản ứng hết sức khó hiểu. Nhiều quan chức trung ương lẫn địa phương hoặc đã đưa ra những cảnh báo muộn màng (ngày 20-04, thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường mới yêu cầu các địa phương có cá chết phải tuyên truyền rộng rãi để người dân không sử dụng chúng làm thực phẩm hay thức ăn gia súc); hoặc những trấn an giả dối (ngày 23-04, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn bảo rằng cá bị nhiễm độc đều đã chết và đã được chôn nên bây giờ bắt được cá sống thì có thể ăn, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết nhiều loại thủy sản vẫn sinh trưởng bình thường trong các lồng bè ở Vũng Áng và người dân có thể yên tâm tắm ở vùng biển này); hoặc những tuyên bố mâu thuẫn (Thứ trưởng Bộ TN-MT khẳng định đường ống xả thải ra biển của Formosa đã được cấp phép, đang khi Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường của bộ cho hay nhà máy này chưa được phép xả thải. Thanh Niên 23-4-2016).

 

Dù thảm họa xảy ra từ hôm 06-04, nhưng đến ngày 26-04, đoàn công tác của Bộ Công thương mới đến kiểm tra công ty Hưng Nghiệp sau khi đã báo cho họ trước 4 ngày (RFA 23-04-2016). Còn Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn thì cho biết khu công nghiệp Vũng Áng có yếu tố nước ngoài nên đoàn công tác không vào kiểm tra được !?! Riêng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì ngày 22-04 mới đến Vũng Áng nhưng chỉ để đôn đốc dự án xây cảng Sơn Dương và còn khen Hà Tĩnh đi đúng hướng, chứ tuyệt không có một lời nào về tình trạng cá biển chết thảm chất đầy bờ bãi và tiếng kêu của dân chúng đang cất lên ngút trời. Còn tân chính phủ thì trong cuộc thị sát ở tỉnh Hà Tĩnh hôm 24-04, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mới cam kết sẽ ‘xử lý nghiêm’ thủ phạm, và hôm sau, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới chỉ thị các địa phương phải hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại và nhanh chóng đưa ra kết luận để có biện pháp thích đáng. Tối 27-04, Bộ TN-MT đã tổ chức 1 cuộc gặp gỡ báo chí trong 10’ để chỉ đọc một thông cáo chính thức cho hay rằng vụ cá chết ở các tỉnh miền Trung chưa có bằng chứng liên can đến Formosa!

 

3- Nhưng chính Formosa hiện bị xem là nghi can số một. Tập đoàn này, cuối năm 2012, đã được nhà cầm quyền giao cho 2000 ha đất tại Vũng Áng để xây nhà máy gang thép Hưng Nghiệp và 1,200 ha mặt nước để làm cảng Sơn Dương. Dự án đã khiến cho 3,000 gia đình bị thu hồi đất, giải tỏa nhà, ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 20,000 người. Chưa hết, Formosa còn được dành nhiều ưu đãi: thuê đất 70 năm nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả (80 đồng/m2); miễn nộp thuế thu nhập trong 4 năm và 9 năm sau đó giảm một nửa, được đem cả hàng chục ngàn nhân công từ Trung Quốc sang làm việc, được hoạt động như một đặc khu mà các cơ quan chức năng của Việt Nam không dễ vào để kiểm tra an toàn môi trường cũng như mọi hoạt động của nó. Đang khi đó, Vũng Áng cũng là một yếu huyệt về an ninh quốc phòng!

 

Thế nhưng tập đoàn Formosa từng có những thành tích bất hảo. Năm 1998 họ đã đưa khoảng 5000 tấn chất thải độc hại kể cả thủy ngân vào thị trấn Sihanoukville – Campuchia, gây nên cuộc khủng hoảng môi sinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến hơn 1000 cư dân bản địa. Hồi tháng 09-2009, chính quyền Hoa Kỳ tại hai bang Texas và Louisiana đã buộc Formosa Plastics chi hơn 10 triệu đôla để xử lý vi phạm thải chất độc ra không khí và nguồn nước tại hai nhà máy của họ. Nên cũng trong năm này, tập đoàn bị trao giải "Hành tinh đen" do Ethecon, một cơ quan bảo vệ sinh thái ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức đã có những hành động phá hủy môi trường.

 

Chính vì não trạng đó mà hôm 25-4, khi bị chất vấn vì sao từ khi nhà máy hoạt động, vùng nước quanh đường ống xả thải ngầm ra biển chẳng còn tôm cá hay sinh vật, ông Chu Xuân Phàm – giám đốc đối ngoại của Formosa – đã có những phát biểu đầy thách thức ngang nhiên và thừa nhận trắng trợn: “Muốn bắt cá bắt tôm hay muốn xây dựng một ngành thép hiện đại, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được. Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân chuyển sang nghề khác, sao cứ phải đánh bắt cá quanh vùng biển này?”.

 

B- Từ những vụ việc trên, các tổ chức xã hội dân sự độc lập nhận định:

 

1- Đây là một khủng hoảng môi sinh nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng hết sức tai hại đến hiện tại cuộc sống của người dân và tương lai phát triển của đất nước:

 

Việc ô nhiễm nước biển (mà rồi đây sẽ lan tới vịnh Hạ Long và mũi Cà Mau do dòng hải lưu chảy hai chiều theo mùa) đã và sẽ hủy diệt mọi sinh vật trong lòng Đông hải chưa biết đến bao lâu mới phục hồi, nó cũng giết chết ngành chăn nuôi hải sản của cư dân ven biển. Đang khi đó thì việc đánh bắt xa bờ từ lâu đã trở thành bất khả do sự hoành hành của Trung Quốc. Điều ấy khiến Việt Nam mất đi nguồn thực phẩm đã nuôi sống dân tộc từ hàng ngàn năm qua, và cũng mất luôn nguồn thủy sản xuất khẩu!

 

Việc ô nhiễm nước biển cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất muối và nước mắm lẫn chất lượng của hai sản phẩm này, hai thứ gia vị quan trọng mà 90 triệu đồng bào phải sử dụng thường nhật. Điều này tạo nên một hiểm họa lớn lao cho sức khỏe của giống nòi dân Việt. Việc ô nhiễm nước biển ngoài ra còn phương hại đến ngành du lịch, vì dọc bờ biển miền Trung có rất nhiều khu nghỉ dưỡng. Và rồi đây, có người dân nào còn dám đi tắm biển?

 

2- Đây là một thảm họa quốc gia lớn lao, vì từ nay buộc phải lên bờ sinh sống một giới đông đảo mà nhà cầm quyền từng gọi là cột mốc di động của chủ quyền quốc gia trên biển. Đông hải sẽ dễ dàng trở thành nơi Trung Quốc mặc sức tung hoành để cuối cùng chiếm trọn như mưu đồ từ lâu của họ. Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia ven biển với một kẻ thù trong biển và một kẻ thù ngoài biển.

 

3- Đây là một tệ nạn chính trị hết sức kinh tởm. Vụ Formosa bộc lộ rõ ràng thói vô cảm và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền CS đối với lợi ích quốc gia, cuộc sống dân lành. Nó cũng cho thấy sự bất lực và chậm chạp của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một quốc nạn có tầm mức to lớn chưa từng thấy. Sự chậm trễ ấy đã tạo điều kiện cho nghi can kịp xoá hết dấu tích tội lỗi. Nó cũng hé lộ nhiều thế lực bảo bọc nghi can, che giấu sự thật, đánh lừa dư luận qua những phát ngôn đầy hàm ý hay cố mập mờ của một số quan chức cấp bộ lẫn tỉnh và nhất là qua hành vi ủy lạo tinh thần hà hơi tiếp sức của người đứng đầu đảng Cộng sản đối với tập đoàn Formosa đầy thành tích bất hảo.

 

4- Đây là một cơ hội để tái khẳng định: Mọi người sinh ra đều có quyền được sống trong một môi trường sạch, an toàn, lành mạnh và cân bằng sinh thái. Quyền đó là một phần không thể thiếu trong tổng thể quyền con người, bao gồm quyền sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được cung cấp thực phẩm, quyền có nước sạch và quyền được bảo đảm an toàn vệ sinh. Không có môi trường lành mạnh, con người không thể sinh tồn để thực hiện các quyền tự do và khát vọng của mình.

 

Ngoài ra, môi trường là điều kiện tiên quyết để thụ hưởng quyền con người. Trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền, nhà nước phải bảo đảm mức độ an toàn cần thiết về môi trường để người dân sinh sống. Đây là bổn phận không thể tránh né của nhà cầm quyền. Thứ đến, trong các quyền con người, quyền được tiếp cận thông tin, quyền tham gia vào tiến trình ra quyết định và quyền tìm kiếm công lý khi xảy ra sự tàn phá môi trường là những quyền cơ bản để người dân xây dựng môi trường lành mạnh cho cuộc sống của mình. Đây là quyền bất khả xâm phạm của công dân.

 

C- Do đó, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tuyên bố như sau:

 

1. Tập đoàn Formosa phải chấm dứt ngay lập tức các hành động gây nên sự tàn phá môi trường; phải thực hiện mọi biện pháp tái lập môi sinh trong sạch, an toàn, lành mạnh và cân bằng sinh thái cho con người lẫn các loài sinh vật tại các vùng biển bị tác hại; phải bồi thường mọi thiệt hại về môi trường cũng như sinh mạng và đời sống vật chất của người dân tại các vùng biển bị tác hại.

 

2. Nhà cầm quyền cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, cứng rắn, không vì lợi ích nhóm mà nhu nhơ với Formosa, không để Formosa thi hành việc xả thải gây ô nhiễm từ từ thay vì gây độc cấp tính như vừa qua, bởi lẽ hậu quả của biện pháp đối phó này sẽ là cá, người và biển chết chầm chậm; phải sẵn sàng xoá bỏ dự án Formosa, nếu những nguy hiểm tiềm tàng mà dự án gây ra không thể triệt tiêu được; kỷ luật các quan chức trung ương và địa phương vô trách nhiệm và có thể có tham nhũng, tiêu cực trong việc chấp thuận dự án Formosa và trong việc xử lý vụ đầu độc biển. Trước mắt, nhà cầm quyền phải ban bố tình trạng khẩn cấp về môi trường, nhanh chóng xác định nguyên nhân và thủ phạm gây ra hiểm họa, khởi tố hình sự vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, công bố chính xác thiệt hại do vụ ô nhiễm gây ra, mời các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong việc điều tra ô nhiễm môi trường để có những đánh giá độc lập.

 

3. Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội và chính trị độc lập, các cộng đồng tôn giáo, các nhà báo tự do, xin hãy tham gia bày tỏ thái độ bất khoan nhượng đối với những hành động gây tác hại môi trường sống lúc này cũng như trong tương lai (kể cả dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, dự án nhà máy điện nguyên tử và dự án các đập thủy điện…). Xin hãy tham gia cách ôn hòa nhưng quyết liệt vào mọi hình thức: viết bài, lên tiếng, hội luận, chụp hình với khẩu hiệu, nhất là biểu tình vào ngày 01-05 tới.

 

Dân Việt chúng ta quyết không chọn con đường tăng trưởng kinh tế với cái giá hi sinh môi trường đất nước, quyền lợi dân nghèo, chủ quyền quốc gia. Dân Việt chúng ta quyết không chấp nhận những kẻ cầm quyền ngu dốt, tham lam, bán rẻ dân tộc vì tham vọng cá nhân, lợi lộc và phe đảng. Dân Việt chúng ta quyết không chịu chết thảm như những con cá nhiễm độc ở biển Đông lúc này!

 

Việt Nam, ngày 29 tháng 4 năm 2016

 

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên

01- Bach Dang Giang Foundation. Đại diện: Ths Phạm Bá Hải.

02- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm.

03- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Ts Nguyễn Quang A

04- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa

05- Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển

06- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ms Nguyễn Trung Tôn

07- Hội bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân

08- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng

09- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.

10- Hội Dân oan đòi quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương.

11- Hội Giáo chức Việt Nam. Đại diện: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng

12- Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng

13- Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Đại Diện: Bà Huỳnh Thị Xuân Mai

14- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Ks Đỗ Nam Hải. Nv Nguyễn Xuân Nghĩa.

15- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.

16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải.

17- Nhóm Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ

18- Phong trào Liên đới dân oan Việt Nam. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh

19- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.

20- Tổ chức Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: Ông Huỳnh Trọng Hiếu

Cá nhân ký tên:

01- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội.

02- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Đà Lạt.

03- Nhà báo tự do Nguyễn Minh Cần, Nga.

04- Nhà báo Kha Lương Ngãi, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.

05- Nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19251)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24351)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.