Đào Như: "The Vietnam War Summit"

18 Tháng Tư 201612:27 SA(Xem: 15066)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  APRIL 2016

Mục DIỄ N ĐÀN CHÍNH TRỊ là mục tiếp nhận và trích các nguồn từ các nhà bỉnh bút - khảo luận đề cập đến chính trị. Mục là diễn đàn mở của nhật báo Văn Hóa-California  Online.  Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý tác giả đã rộng lượng xuất hiện trên mục này. Mục không nhất thiết phán ánh quan điểm - chủ trương của tờ báo. Tòa soạn xin ghi nhận bài vở gởi về: lykientrucvaama@gmail.com / Trân trọng. _____________________________________________________________________________________

image063

Đào Như

THE VIETNAM WAR SUMMIT

 Được biết kể từ ngày 26 đến hết ngày 28 tháng 4 năm 2016, Thư Viện  Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas sẽ tổ chức chức một cuộc hội thảo về sự kiện lớn lao của Lich sử Chiến Tranh của Mỹ- VIETNAM WAR-Cuộc chiến Việt Nam. Buổi hội thảo này được Viện Đại Học University-Texas bảo trợ nhầm xác định lại một cách chân chính bộ mặt thật của cuộc chiến-bộ mặt thật của nền chính trị quận sự Mỹ trong suốt hai thập niên 1954-1975 trực tiếp can dự vào nội tình miền Nam Việt Nam thông qua quá trình được mệnh danh chống Cộng, để ngăn chận chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương.    

Diễn giả chính của những buổi hội thảo này, đương nhiệm Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông John Kerry, cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam (một người có thành tích phản chiến rất cao sau khi ông được giải ngũ); với sư tham dự của:- Henry Kissinger, cựu Ngoại  trưởng Mỹ và cũng là nguyên cố vấn an ninh của Bạch Cung;- Phạm Quang Vinh, đương nhiệm đại sứ của Chính phủ CSVN taị Mỹ;- Dr Grace Liem Gollaway, nguyên bác sĩ bịnh viện dã chiến quân đội Mỹ ở Củ chi;- Tom Hayden, nhà hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam (Chồng cũ của Jane Fonda);- Các nhà báo thời danh, Peter Arnett, Dan Rather, David Mariness;- các nhiếp ảnh viên báo chí được giải thưởng Pulitzer, Joe Klein, Nick Ut, David Hume Kemmerly…

Ngoài ra những ai muốn tham dự phải đăng ký mua vé, đặc biệt ưu tiên cho các cựu chiến binh Mỹ tại VN-Vietnam Veterans-và số vé bán ra rất giới hạn…

Theo ông Mark K Updegrove, Giám đốc Thư viện LBJ, mục đích buổi hội thảo nhầm vinh danh các nam nữ chiến binh hoa kỳ đã chiến đấu anh dũng tại VN đồng thời cũng là dịp để nghiên cứu sự phức tạp của cuộc chiến- để soi rọi ánh sáng vào VIETNAM WAR và rút ra được bài học di sản của cuộc chiến.

Có lẽ hơn 3 triệu người Việt đang tị nạn cộng sản tại Mỹ và các hàng nhân viên quan chức cũ của VNCH đang sống tại Mỹ, ai cũng lấy làm ngạc nhiên: Đây là cuộc hội thảo quan trọng về cuộc chiến tại VN mà không có một người tị nạn VN nào được mời tham dự để góp tiếng nói về VN, ngoại trừ dân biểu Texas Hubert Võ, một người VN còn trẻ không trực tiếp tham gia cuộc chiến. Như thế, cuôc hội thảo này chỉ là một môi trường thông tin một chiều, giữa Mỹ và CSVN, tạo cơ hội cho các thành phần phản chiến tuyên truyền thuận lợi cho ĐCSVN để ‘lót’ đường cho chuyến viếng thăm VN của Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama, vào cuối tháng 5 này.

Sự hiện diện của Henry Kissinger như là một niềm vinh dự cho buổi thảo khiến nhiều người Việt và người Mỹ rất ngạc nhiên và giận dữ, nhất là các thành viên của tổ chức CodePink. Ngày 29-1-2015 tại Thương Viện Hoa Kỳ, những thành viên Mỹ thuộc tổ chức CodePink đã chỉ mặt Henry Kissinger và họ lên tiếng tố cáo Henri Kissinger là tên đồ tể đã giết nhiều triệu người Việt, Lào, Chile, East Timor…Các thành viên CodePink vượt hàng rào an ninh, họ áp sát vào mặt Kissinger chiếc còong bằng thép, họ lớn tiếng kêu gọi Interpole dẫn độ Kissinger về tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh tại La Haye…

Sau khi, cùng Nixon bán đứng VNCH cho bọn Tàu Cộng vì mối lợi khổng lồ, một tỷ công nhân rẻ mạt của xứ này, Henry Kissiger hãnh diện tuyên bố: “ So we paid an exorbitant price for the decision that we were made in good faith and for good purpose…”. Phải chăng 4 triệu người Việt đã chết, hơn 6 triệu ngưởi Việt bị thương tật, hơn 10 triệu cô nhi quả phụ với 58,000 sinh mạng thanh niên yêu nước Mỹ hy sinh trong cuộc chiến Vietnam War chỉ vì những mục đích cao cả nào đó của Henry Kissinger?…Những ai có trí tuệ bình thường, người Việt cũng như người Mỹ không ai có thể hiểu nỗi câu nói vô luân ấy của Henry Kissinger, cố vấn thượng thặng một thời của Hoa Kỳ.

Mãi đến 41 năm sau khi rút chạy ra khỏi cuộc chiến Việt Nam, Chính phủ Mỹ mới tổ chức một buổi họp chính thức để thấm định giá trị của cuộc chiến ViệtNam-VIETNAMWAR-một cuộc chiến đã hủy họai những trang lịch sử kiên cường vẻ vang chiến thắng của Mỹ, đã hủy hoại đời sống tâm linh, luân thường đạo lý của nước Mỹ từ trong nhà ra đầu ngõ, từ những phiên họp lề đường của quần chúng, đến sân khấu chính trịnh tại lưỡng viện Quốc Hội Hoa kỳ, đến tận diễn đàn quốc tế-LHQ…Cuộc nổi loạn về sex và luân thường đạo lý không những được thể hiên tại sự cố Woodstock-1969 mà có thể nói xuyên qua mọi thời đại mọi nơi chốn, mọi giai tầng xã hội của nước Mỹ, không những chỉ xuyên qua những thập niên The Sixties-The Seventies-The Eighties… và sẽ xuyên suốt lịch sử của Mỹ. Khi nào nước Mỹ còn, các nhà sử học của Mỹ, công dân Mỹ vẩn còn quay đầu ngảnh lại tìm hiều những trang sử đẩm máu VIETNAM-WAR như niềm ăn năn và tủi nhục khó nguôi…

Sự hiện diện của Henry Kissinger tại buổi hội thảo này là một thiếu sót không bào chữa được của Chính phủ Mỹ. Sự vắng bóng của những người trực tiếp tham dự cuốc chiến ở Nam Việt Nam và cũng là nạn nhân của cuộc chiến, biểu hiện sự bất thường của buổi hội thảo THE VIETNAM WAR SUMMIT.

Viết tới đây, tôi ngậm ngùi nghĩ đến hai sự ra đi của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu./

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com


Oak park, Ill, USA

March 17-2016

GHI CHÚ NGUỒN

Tất cả dữ kiện trong bài viết trên được cung cấp từ những thông tin của những links sau đậy

 THE VIETNAM WAR SUMMIT

http://www.vietnamwarsummit.org


April 26-28-2016-LBJ President Library-Texas- THE VIETNAM WAR SUMMIT

http://www.lbjlibrary.org/events/the-vietnam-war-summit

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19247)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17618)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22735)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21972)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22166)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19658)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19537)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24348)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23504)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.