Thế Đào: Bầu cử Mỹ và cái chết của Thẩm phán Antoni Scalia

16 Tháng Hai 201610:43 CH(Xem: 14121)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 17 FEB  2016

BẦU CỬ MỸ 2016 TRƯỚC CÁI CHẾT BẤT NGỜ CỦA THẨM PHÁN TỐI CAO PHÁP VIỆN ANTONI SCALIA

image040

Thẩm phán Antonin Scalia, phe Bảo thủ, được T.T.Ronald Reagan bổ nhiệm vào năm 1986/Ảnh VOA

 

Thẩm phán Antonin Scalia, một trong chín vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã qua đời tại một trang trại West Texas resort hôm thứ bảy 13-2-2016 thọ 79 tuổi. Thẩm phán Antonin Scalia có quan điểm bảo thủ được tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện năm 1986, ông có ảnh hưởng bậc nhất trong lịch sử  Tối Cao Pháp Viện Mỹ. Thẩm phán Antonin Scalia phục vụ lâu nhất với 30 năm tại Tối Cao Pháp Viện, làm việc với 5 đời Tổng thống Mỹ. Khi được tin thẩm phán Antonin Scalia qua đời, Tổng thống Barack Obama ngợi ca ông Scalia như là một vị Thẩm phán có ảnh hưởng sâu xa tại Tối Cao Pháp Viện Mỹ. Ông là người rất am tường và một trí tuệ minh mẩn sâu sắc về luật pháp.

Việc Thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào năm bầu cử tổng thống Mỹ làm dấy lên sự bất đồng về việc bổ nhiệm người thay thế  một trong hai khả năng: -Tổng thống Obama nên bổ nhiệm ngay bây giờ, - Hay phải đợi đến khi Mỹ có Tổng thống mới vào năm 2017.

Tổng thống Obama khẳng định ngay lập tức chính ông sẽ bổ nhiệm thẩm phán mới tại Tối Cao Pháp Viện thế chỗ cố thẩm phán Antonin Scalia.

 

Trong khi đó Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnel và Chủ tịch Ủy ban Tư Pháp Thượng Viện Mỹ Chuck Grassley thuộc đảng Cộng Hòa, đưa ra quan điểm Tổng thống Obama chỉ còn 11 tháng nữa tại nhiệm thì nên để việc này cho Tổng thống mới.  

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Harry Reid thuộc đảng Dân Chủ  lại hậu thuẫn quan điểm chính tổng thống Obama  sẽ đưa ra quyết định bổ nhiệm càng sớm càng tốt.

Tối Cao Pháp Viện Mỹ  chưa từng có tiền lệ khuyết mất một thẩm phán trong vòng một năm.

Các ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016 của hai đảng cũng bị cuốn hút và tranh cãi dữ dội.

Tất cả những thực tế này khiến truyền thông Mỹ cho rằng vì sự qua đời của Thẩm phán Antonin Scalia  gây căng thẳng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Cuộc tranh cử lần này sẽ không chỉ diễn ra ở hai nhánh Bạch Ốc (hành pháp) và Quốc Hội (lập Pháp) mà ngay cả Tối Cao Pháp Viện (tư pháp)

 

Thái độ rào cản tại Thượng viện của hai ông Mitch McConnel và Chuck Grassley khiến việc bổ nhiệm người thay thế cố Thẩm phán Antonin Scalia của Tổng thồng Obama trở nên khó khăn, phức tạp. Tổng thống Obama sẽ phải nỗ lực vận động  có dược ít nhất 60 phiếu ủng hộ  trong khi phe Cộng Hòa chiếm đa số Thượng viện  với 54 ghế, phe dân chủ chỉ có 46 ghế. Đó là cả một vấn đề gian nan cho tham vọng của Tổng thống Obama.

 image041

Chín thành viên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ- Ảnh của VOA tiếngViet

 

Tối Cao Pháp Viện Mỹ luôn luôn có một Chánh án và tám vị Thẩm phán.  Con số này được xác lập từ năm 1869. Trong hiện tại Tối Cao Pháp Viện gồm 1 Chánh Án John Roberts 61 tuổi thuộc phe Bảo Thủ và 8 thẩm phán:

 4 thuộc Dân Chủ: bà Ginsburg 82 tuổi –Bà Sonia Sotomayor 61 t, Ông Stephen Breyer 77 t và bà Elen Kayan 55t

 4 thuộc Công Hòa Bảo thủ: Clarence Thomas 67 t, Anthony Kennedy 79 t, Samuel Alito 65 t, Antonin Scalia 79 t (vừa qua đời hôm 13-2-2016)

Việc bổ nhiệm thường xảy ra  khi một thẩm phán qua đời, từ chức hay về hưu theo nguyện vọng. Các ứng cử viên thường xuất xứ từ hệ thống tòa án(tư pháp) của Mỹ, từ thành viên Chính phủ (hánh pháp) từ Quốc Hội (lập pháp)  hoặc giới trí thức luật.

 

Sau khi được Tổng thống chỉ định, ứng cử viên phải ra điều trần trước Uy ban Tư pháp của Thượng Viện, được Cục điều tra Liên bang Mỹ kiểm tra những quan hệ cá nhân,  được Hội luật sư Mỹ gồm có 15 thẩm phán liên bang thẩm định phẩm chất và năng lực. 

Cuối cùng ứng cử viên phải được Thượng viện bỏ phiếu đồng ý.

Thời gian từ khi tổng thống chỉ định cho tới khi thượng viện bỏ phiếu khỏang một tới vài tháng. Việc Thượng viện phong tỏa bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện ít khi xảy ra. Trong lịch Mỹ có 12 trường hợp chỉ định của tổng thống bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện bị Thượng viện phủ quyết.

Khẳng định ý chí của mình và từ chối lời kêu gọi và đề nghị của Thượng viện, Tồng thống Obama ngay lập tức hôm 14-2-2016 liền đưa danh sách  cá c nhân vật mà ông khẳng định bổ nhiệm thay chỗ của cố Thẩm phán Antoni Scalia. Những nhân vật trong danh bổ nhiệm  của T,T Obama  đều là những bộ mặt rát quen thuộc với các giới hành pháp, lập pháp và nhất là Tư pháp, gồm có:

-  Sri Srinivasan-48 t Luật sư Chính phủ  thuộc Tòa Phúc Thẩm  Liên Bang thủ đô Washington

 -  Merrick Garland-Chánh án Toà Phúc Thẩm tại Washington D.C.

-  Loretta Lynch – Chưởng Lý  Attorney General

-  Neal Katyal-GS Luật tại đại học Georgetown-NY

- Jeh Jonson - Bộ Trưởng an ninh nội chính- Homeland Security Secretary

- Don Verrili -  Solicitor General

- Eric Holder- Nguyên Bộ trưởng Tư Pháp của Nội Các Obama.

 

Nhân vật nổi bật hơn tất cả ai cũng thừa nhận Cộng Hòa cũng như Dân Chủ, người có nhiều triển vọng thế chỗ của cố Thẩm Phán Antonin Scalia. Ông Sri Srinivasan, năm nay 48 t, là luật sư Mỹ tốt ngiệp luật tại Đại học Standford, người Mỹ gốc Ấn Độ, hiện là luật sư của chính phủ thuộc tòa Phúc Thẩm Liên bang thủ đô Washington- Tòa án quyền lực thứ hai  ở Mỹ sau Tòa Tối Cao Pháp Viện. Srinivasan là người gốc Á châu duy nhất  được TT.Obama bổ nhậm và được Thượng viện chấp nhận  với tỷ lệ biểu quyết tuyệt đối  vào tháng 5-2013. Ông Srinivasan cũng từng làm  trợ lý nhóm cố vấn  pháp luật của TT. George W. Bush.  Ngay sau khi ông Sri Srinisavan  được Tổng thống Obama bổ nhiệm  vào làm tại Tòa Phúc Thẩm Liên Bang  thủ đô Washington  đã có đồn đoán rằng  ông sẽ tiến đến  vị trí thẩm phán  của Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ trước khi Tổng thống Obama hết nhiệm kỳ.

 

Nỗi băn khoăn của đảng Cộng Hòa hiện nay: Nếu một trong những nhân vật trong danh sách bổ nhiệm  của Tổng Thống Obama vào được Tối cao Pháp Viện, nhất là Sri Srinivasan, thì chắc chắn cán cân quyền lực tại Tố Cao Pháp Viện sẽ chuyển sang đảng Dân Chủ với tỉ số 5/4 và vị trí Chánh án của Tối Cao Pháp Viện sẽ về tay của đảng Dân Chủ không còn là của riêng của John Roberts đảng Cộng Hòa

Âu đó cũng là chiến lược của Barack Obama, một vị Tổng thống Mỹ, lúc nào cũng theo đuổi lý tưởng của mình làm những cuộc canh tân cách mạng, đổi mới quốc gia trẻ trung có tên gọi Hợp Chủng Quốc./

 

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park,Ill,USA

14-Feb-2016

 

GHI CHÚ NGUỒN

Tất cả dữ kiên và hình ảnh của bài viết trên đều dựa theo những thong của nhữ websites sau đây

1-SUPREME COURT JUSTICE SCALIA DIES

https://www.yahoo.com/politics/supreme-court-justice-scalia-dies-222420293.html


2-OBAMA‘S SHORTLIST FOR NOMINEE REPLACE SCALIA INCLUDES SOME FAMILIAR NAMES

https://www.yahoo.com/politics/who-will-obama-nominee-scalia-supreme-court-213450996.html

 
3-CHỜ ĐẾN 2017 ĐỂ ĐIỀN KHUYẾT GHẾ CỦA THẨM PHÁN SCALIA LÀ QUÁ LÂU

http://www.voatiengviet.com/content/tham-phan-toi-cao-phap-vien-qua-doi/3190363.html

 

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18841)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18725)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19541)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24357)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23512)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.