Tại sao chúng tôi chấp nhận phương trình Nguyễn Tấn Dũng?

10 Tháng Giêng 20168:24 CH(Xem: 15335)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 11 JAN 2016

Tại sao chúng tôi chấp nhận phương trình Nguyễn Tấn Dũng?

Kha Lương Ngãi / Nguyễn Trung Chính

 image061
​Để chuẩn bị Đại hội 12, TBT Nguyễn Phú Trọng huy động 5200 quân nhân nhằm đối phó với mọi khả năng. Việc này chưa có tiền lệ trong bất cứ đại hội đảng từ trước đến nay. Đồng thời ông Trọng kéo các ông Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang vào phe bảo thủ của mình với mục đích duy nhất là gạt phăng TT Nguyễn Tấn Dũng cho bằng được, bất chấp những xáo trộn nguy hiểm có thể xảy ra cho đất nước.

Sau Hội nghị Trung ương 13, ngày 23/12/2015, ông Nguyễn Sinh Hùng đã đi TQ gặp Tập Cận Bình để hứa: "luôn coi trọng việc gìn giữ, kế thừa và phát huy tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp".  Ông Tập chấp nhận lời hứa của ông Nguyễn Sinh Hùng và vì ông Nguyễn Sinh Hùng chỉ đề cập chung chung, cho có lệ, vấn đề trên Biển Đông, nên ông Tập không hé răng về hành động xâm lược của họ. Trung quốc vẫn tăng cường nhiều đợt diễn tập quân sự trên biển, im lìm xây dựng Hoàng Sa, bồi đắp các đảo, bãi đá với những đường băng quân sự ở Trường Sa, đồng thời duy trì lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển VN.

Theo thống kê của Cục Kiểm ngư Việt Nam, tính đến tháng 11/2015, gần 3720 lượt tàu cá TQ vi phạm vùng biển chủ quyền VN, tăng 50% so với năm trước và số tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trên ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa  bị Trung Quốc kiểm soát, xua đuổi, đập phá, tịch thu tài sản và đâm chìm vẫn tăng.

Rõ ràng "tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt – Trung" mà phe TBT Nguyễn Phú Trọng dùng để  tấn công TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ làm lợi cho âm mưu xâm lược của TQ, mặc nhiên nhắm mắt để TQ được đằng chân lân đằng đầu trong chiến lược gắm nhặm từ từ, im lìm mà chưa cần đe dọa vũ lực ở Biển Đông.

 Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng chống cho bằng được TT Nguyễn Tấn Dũng?

TT Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối trên hai vấn đề:

- Thứ nhất là đổi mới thể chế cho phù hợp với nền kinh tế mà nhà nước VN luôn luôn công khai xin các nước phát triển công nhận đó là nền kinh tế thị trường đích thực;

- Thứ hai là không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy "hữu nghị viển vông" với Trung Quốc.

Trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của TT Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh luôn phản bác nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cho rằng định hướng này là không có, không thể tìm ra. Ước mong của Bộ trưởng Vinh là như thế, nhưng ông không có đủ quyền hạn để thực hiện ý muốn của mình mà phải tuân theo đường lối kinh tế của đảng lấy quốc doanh làm chủ đạo, nên nền kinh tế vẫn bì bõm cố ngoi đầu lên rồi bị ngụp xuống trong vũng bùn  ý thức hệ thay vì lấy thực tiễn làm trọng. Không chỉ Bộ trường Vinh mà TT Nguyễn Tấn Dũng cũng bi bõm theo.

Sợ chệch hướng XHCN, TBT Nguyễn Phú Trong bèn tái lập Ban kinh tế Trung ương của đảng do ông Vương Đình Huệ nắm để giữ dây cương nền kink tế, đồng thời âm mưu đưa ông Vương Đình Huệ vào Bộ Chính Trị để tăng cường thế lực, nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng đã thất bại thảm hại như mọi người đều biết.

Vấn đề thứ nhất còn cho là có thể du di được, nhưng đến vấn đề thứ hai  " không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy hữu nghị viển vông với Trung Quốc" là phạm thượng, vì dám đụng đến người đồng chí Trung Quốc.

Những đòn TBT Trọng tung ra đánh TT Dũng tập trung trên vấn đề này nhiều nhất, TBT Trọng còn vời cả Tập Cân Bình sang tuyên bố trước Quốc hội VN là "mối quan hệ gắn bó Trung Việt đã được chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu Ân Lai cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh thế hệ lão thành tiền bối hai bên xây dựng nên, là tài sản quý báu của hai đảng, nhân dân hai nước, cần được quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng", đồng thời để cho họ Tập tự khoe cái "gen" hòa bình của TQ từ hơn 2400 năm nay ở hội trường Diên Hồng, xóa  rụp một ngàn năm đô hộ và bao nhiêu lần tổ tiên người Việt từ Đinh Lê Lý Trần đã cùng dân tộc đổ máu chống ngoại xâm phương Bắc.

TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần bao che cho Tàu, từ khi ông còn là chủ tịch Quốc hội  từ tháng 6/2006,  đã tuyên bố "Tình hình Biển Đông không có gì mới" khi  Trung Quốc đã đánh chiếm và xây xong đảo  GẠC MA.

Đến khi làm TBT, gặp lúc TQ đem tàu HD981 vào lãnh thổ VN, dùng tàu vòi rồng tấn công các tàu Hải giám VN, dùng chiến lược tàu cá xâm nhập lãnh hải, ông đã không có một tuyên cáo nào nhân danh đảng lãnh đạo, đồng thời mớm cho Nguyễn Sinh Hùng ngăn chặn Quốc hội VN ra tuyên bố về biển Đông.

Rõ ràng TBT Nguyễn Phú Trọng đại diện cho khuynh hướng thần phục Trung Quốc cho dù có mất biển đảo, mất độc lập chủ quyền. Phải nói cho rõ trắng đen: TBT Nguyễn Phú Trọng đang lãnh đạo toàn đảng theo Trung Quốc, nếu không muốn nói là đang làm tay sai cho Trung Quốc. Nay lại kéo theo Nguyễn Sinh Hùng và Trương Tấn Sang, tam chiến Lã Bố. 

Ai chống ai trên vấn đề tham nhũng?

Vấn đề tham nhũng bây giờ ai cũng biết: Đảng lãnh đạo đẻ ra tham nhũng, nhóm lợi ích, nên không thể chống nó được, càng chống tham nhũng càng lên, nhóm lợi ích càng mạnh. Bảy đoàn điều tra trung ương cao cấp nhất do TBT Trọng lập ra trước kia đã tắt rụp như lửa gặp nước, TBT hứa đem ra xét xử 7 vụ án tham nhũng quan trọng trước Đại hội 12 cũng không ai thấy, Ông Trọng chỉ giỏi bắt các nhà bất đồng chính kiến và gần đây nhất là bắt LS Nguyễn Văn Đài nhằm bêu xấu VN khi tham gia TPP cho TQ hài lòng.

Hồ sơ tham nhũng bây giờ ai cũng biết: TBT Trọng và TT Dũng đều nắm hồ sơ của nhau vì cùng nắm Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng.

 Ở VN, người ta nói rằng chỉ có quan tham bị lộ và quan tham chưa bị lộ. Thế thôi ! Không lạ gì, lần đại hội này các phe phái không đánh nhau trên vấn đề tham nhũng. Nên các trang ném đá giấu tay được điều khiển từ chóp bu cao cấp nhất kiểu Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực,...đã mất linh thiêng. "Tao nắm râu cằm mày, mày nắm râu cằm tao, đứa nào thả trước thì thua!" (bài hát trẻ con)

Chúng tôi nghĩ rằng không lãnh đạo nào có thể chống tham nhũng vì không ai muốn cưa cành cây mà mình đang ngồi. Chỉ có nhân dân mới chống được tham nhũng, và nhân dân chỉ chống được khi đảng chịu trao quyền thật sự cho nhân dân.

Phương trình Nguyễn Tấn Dũng là gì?

Năm 2014, khi TT Nguyễn Tấn Dũng đọc thông điệp đầu năm gây nhiều tranh luận, chúng tôi đã viết bài tựa đề: "Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần" đăng trên một số trang mạng.

 Chúng tôi không bao giờ xin đảng niềm tin mặc dù chúng tôi đang nằm dưới sự toàn trị độc tài của đảng. Xin đảng đừng theo Tàu để bảo vệ chủ quyền biển đảo, xin đảng đừng tham nhũng và bao che tham nhũng để cho đất nước trong sạch, phát triển là điều viển vông ngớ ngẩn, có khi lại đi tù. Cái đảng này nếu tiếp tục chống lại dân tộc thì nó sẽ tự dẹp, hoặc quần chúng có ngày dẹp nó.

Chúng tôi xin Thủ tướng, vì là người Việt Nam, chúng tôi có quyền xin Thủ tướng. Chúng tôi không có khả năng đòi hỏi Thủ tướng vì có người dân nào có lá phiếu trong tay để làm chủ đất nước đâu.

Đến nay niềm tin vẫn còn ít ỏi quá, trừ thái độ của Thủ tướng trước Trung Quốc. Và chính vì Thủ tướng dám tát vào mặt anh Trung Quốc bành trướng mà Thủ tướng bị TBT Nguyễn Phú trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang đòi mạng cho bằng được. Chúng tôi đứng sau lưng Thủ tướng trên vấn để cốt tử cho độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ này, mặc dù nhiều người xem thái độ của Thủ tướng chống Tàu là cuội. Thì cũng như người ta xem bao nhiêu người đấu tranh cho đất nước là đấu tranh cuội, đối lập với đảng cộng sản là đối lập cuội từ 40 năm nay. Những người nhìn đâu cũng thấy cuội mà không đủ sức đem lại tự do dân chủ cho đất nước từ bấy đến nay thì chúng tôi không bận tâm.

Trong tình trạng hiện nay, khi cuộc đối đầu không còn mang tính cá nhân mà là giữa độc lập chủ quyền với việc cúi đầu theo xâm lược, giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN, giữa cái mà ta biết chắc chắn đã kiềm hãm sự phát triển của đất nước và cái hy vọng loé lên dù nhỏ nhoi cho phép đất nước thoát Trung, giữa một bên xấu, và một bên còn một cái tốt nào đó, chúng tôi không thể theo bên xấu để chúng tiếp tục tàn phá đất nước. Đó là phương trình Nguyễn Tấn Dũng.

Các bạn có thể không chọn cái gì cả, hoặc cho là cá mè một lứa, đó là quyền của các bạn. Trước bi kịch hiện nay của đất nước đừng bắt người dân phải chịu đựng lâu thêm nữa. Chúng tôi cũng như nhiều người khác không có danh giá gì để bảo vệ, cũng không có gì để mất, không thể ngồi yên bỏ qua một cơ hội. Còn nước còn tát, cơ hội dù mong manh cũng phải nắm lấy để thúc đẩy nó, không có chuyện đảng cộng sản tự bê mình đi để nhường chỗ cho các đảng chính trị khác, trong khi không thấy ai  có khả năng tự nhón chân lên ghế, cứ tiếp tục tư duy " được ăn cả ngả về không" và để dân tộc cứ triền miên đói khổ là viển vông.

Dân khổ lâu quá rồi, không thể hy sinh đời dân để cũng cố đời một ai đó mang lại một cái gì tốt đẹp trăm phần trăm mà đến nay chưa thấy. Khi khối cộng sản sụp đổ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng than thở: "Chúng ta đang đi trên một con đường chưa có bản đồ."  Chúng tôi đã cho là ông Đồng vô trách nhiệm, không thể buộc một dân tộc đi vào rừng như thế. Đến nay đã rõ: đất nước đang lạc trong rừng không có lối ra.

Ngày nay chúng ta muốn giữ gìn độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta muốn phát triển kinh tế nhanh chóng để con người có điều kiện vật chất hưởng hạnh phúc. Chúng ta đã có bản đồ cho con đường đó, phải thoát khỏi ý thức hệ bảo thủ giáo điều để chấp nhận nó. Những nước dùng bản đồ đó hiện nay đều vuợt lên giàu mạnh, văn minh,  bỏ ta lại đằng sau rất xa.

 Với sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc, Phe TBT Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang có thể đoạt được mạng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12. Cũng có thể lắm. Nhưng khi đó người dân phải chịu trách nhiệm phần nào vì đã thờ ơ, không chịu dồn sức giúp cái hy vọng mong manh dìm cái xấu xa của bọn bảo thủ giáo điều, rập đầu theo Tàu đang làm điêu đứng đất nước chúng ta. Giới  trí thức, sĩ phu đất nước khi đó phải chịu búa rìu dư luận./

 Tháng 1/2016

 Kha Lương Ngãi - Nguyễn Trung Chính

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18332)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19254)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17626)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18842)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22741)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20394)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19545)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23514)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.