Hoạt cảnh lật đổ, bôi nhọ Hoàng Đế Bảo Đại năm 1955

13 Tháng Mười Hai 201510:46 CH(Xem: 18059)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 DEC 2015

Hoạt cảnh lật đổ, bôi nhọ Hoàng Đế Bảo Đại năm 1955

* Cách mạng hay "Cướp chính quyền" Vua Bảo Đại?

 
image028

Nhị Lang, tức Thái Lân 

(Cố vấn Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam)

(Trích đoạn Tài liệu Lịch sử - Nhị Lang: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế từ trang 298)

Truất phế cựu Hoàng Bảo Đại

image029

Đúng 10 giờ sáng, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, với bộ quần áo bằng Sharskin trắng, tiến vào phòng họp sau tiếng hô của một nhân viên nghi lễ. Mặt ông nặng vẻ ưu tư, khác hẳn với gương mặt rạng rỡ thuở xưa, lúc ông vào thăm viếng chiến khu Liên Minh. Ông mở lời cám ơn tất cả mọi người, rồi tuyên bố lý do như đã trình bày đại khái trong bức thư mời trước. Chỉ một vài câu vắn tắt, xong ông lại xin phép cáo lui: “Để cho quý Ngài được tự do thảo luận!”

 Cử tọa ngạc nhiên, bởi ai cũng tưởng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm sẽ cùng ngồi lại với các nhân vật chính trị, để bày tỏ quan điểm của riêng ông đối với việc Bảo Đại gọi ông sang Pháp. Đây cũng là một bằng cớ cho thấy Thủ Tướng Ngô Đình Diệm khá tôn trọng tinh thần dân chủ. Việc ông đi hay ở sau này là do đại chúng toàn quyền định đoạt, chứ ông không có ý định chi phối lập trường các đoàn thể cũng như các nhân sĩ có mặt. 

Hội nghị bắt tay vào việc ngay tức khắc. Ông Nguyễn Bảo Toàn được bầu làm Chủ Tọa, và ông Phạm Việt Tuyền làm Thư Ký buổi họp. Tôi liếc thấy ai nấy đều chăm chỉ nghiên cứu bức thư mời của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, và dường như người nào cũng chỉ có ý định sẽ thảo luận chung quanh đề tài: “Nên hay không nên tán thành cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm qua Pháp theo lệnh của Bảo Đại” mà thôi.

 Tôi bèn “nổ phát súng” đầu tiên:

 Thưa quý vị, tôi được chỉ thị của đoàn thể chúng tôi là Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam, tới đây gặp quý vị không phải để nói về việc Cụ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm có bổn phận hay không có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Bảo Đại. Mà trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề là đã đến lúc chúng ta cần truất bỏ quyền hành của ông Quốc Trưởng vô dụng kia đi. Là vì ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo Quốc Gia. Thử hỏi, thành phố Sài gòn đang có biến, dân chúng xôn xao lo sợ, tại sao ông Bảo Đại lại chọn ngay chính lúc này để bắt buộc Cụ Thủ Tướng phải bỏ nước sang tận bên Pháp xa xôi, để gọi là “tham khảo ý khiến”. Tham khảo cái gì? Phải chăng đây là mưu kế nhằm lật đổ Chính phủ này? Vậy tôi xin tuyên bố dứa khoát, nếu quý vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo Đại, thì tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng này ngay.

 Cả cử tọa bàng hoàng trước lời đề nghị cứng rắn của tôi. Hồ Hán Sơn không chậm trễ, lên tiếng phụ họa:

“Nhân danh Việt Nam Phục Quốc Hội, chúng tôi đồng ý với Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến, yêu cầu quý vị đừng bận tâm lệnh triệu thỉnh vô lý của Bảo Đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc Cách Mạng, chấm dứt ngay vai trò của ông Quốc Trưởng kia đi cho xong. Nếu ý kiến này không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc”. 

Thế là hai anh em chúng tôi, kẻ “tung” người “hứng”, nhanh chóng chuyển cuộc họp đi sang một hướng khác mà không ai ngờ tới. Đáng chú ý ở chỗ ông Nguyễn Bảo Toàn là người đầu tiên lên tiếng tán thành việc truất phế Bảo Đại, khiến các nhân vật khác không ngần ngại nối gót theo ông. Nên nhớ là hồi mùa Hạ năm 1948, ông Nguyễn Bảo Toàn, Bí Thư Đảng Dân Xã (Hòa Hảo), đã là một trong số các lãnh tụ quốc gia bay sang Hong Kong, xây dựng cái gọi là “Giải Pháp Bảo Đại”, sau khi Cao Ủy Pháp Emile Bollaert lên tiếng tại Hà Đông, bày tỏ lập trường của Pháp không muốn nói chuyện điều đình với Hồ Chí Minh nữa, và muốn giải quyết vấn đề Việt Nam với cánh Quốc Gia có uy tín. Ta có thể nói ông Nguyễn Bảo Toàn đã có công với “Giải Pháp Bảo Đại” vậy mà nay chính ông lại mau chóng đồng ý phế bỏ Bảo Đại trước hết, thành thử các đoàn thể và nhân sĩ khác thấy không còn lý do gì để thắc mắc nữa.

 Bầu không khí bỗng sôi nổi hẳn lên. Nhất là các đoàn thể hoặc tổ chức lâu nay vốn có lòng ủng hộ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thì lại càng bồng bột “quá khích” hơn ai hết. Từ chỗ thụ động, họ bước sang thế chủ động, hy vọng nhờ chúng tôi đứng mũi chịu sào, họ sẽ trừ khử được một con “Ngáo Ộp” từng làm cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm quên ăn, mất ngủ. Ông Bùi Quang Nga, hiệu là Văn Ngọc, vừa hô to:“Đả Đảo Bảo Đại” vừa tuột giày, ném thẳng lên chân dung của Bảo Đại treo trên vách phòng Khánh Tiết. Tiếp đó, người ta đưa ý kiến triệt hạ ngay bức chân dung kia xuống, và người ta công cử cá nhân tôi đứng ra làm hai việc tượng trưng, chấm dứt một triều đại, đánh dấu một khúc quanh lịch sử. Tôi được nhiều nhân vật – đáng chú ý nhất là Luật sư Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng cuối cùng của Đệ nhị Cộng Hòa) – xúm nhau lại công kênh tôi lên vai họ, để triệt hạ bức chân dung quá sức đồ sộ của Bảo Đại. Bức chân dung ấy, hàng ngày “ngự” trong Dinh Độc Lập, nói lên cái quyền tối thượng của ông Quốc Trưởng bù nhìn, hơn một lần đã đầu hàng Cộng sản vô điều kiện, đã đem cả ấn kiếm nhà Nguyễn cúi đầu dâng cho tên cán bộ Cộng sản Trần Huy Liệu ngày 23 tháng 8 năm 1945 tại cố đô Huế, rồi còn cố che đậy sự hèn nhát của mình bằng một câu nói hài hước: “Thà làm dân một nước độc lập, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Ông vua thoái vị ấy tưởng đã nằm chết dí bên Hong Kong, nếu không nhờ các lãnh tụ quốc gia làm cho sống lại, để được Pháp điểm tô mày mặt đưa về hồi 1949, để cuối cùng chẳng làm nên trò trống gì cho quê hương xứ sở.

 Tưởng cũng nên nhắc lại, là mùa Thu năm 1945, Bảo Đại quá khiếp sợ trước “thế lực tưởng tượng” của bè lũ Hồ Chí Minh, nên không dám có hành động nào khác là đầu hàng Cộng sản cho nhanh chóng để được yên thân. Sau khi trao ấn kiếm cho tên Trần Huy Liệu (nguyên là một thành phần quốc gia đã bán rẻ linh hồn cho Cộng sản) trong một buổi lễ vô cùng tủi nhục trước bao nhiêu tiếng khóc nức nở của Hoàng Thân, Quốc Thích nhà Nguyễn, Bảo Đại bay ngay về Hà nội, vui vẻ đóng vai “Cố Vấn Vĩnh Thụy” cho đẹp lòng Hồ Chí Minh, bằng cách tham dự tất cả cuộc hội hè do cộng sản tổ chức. Ông sống quá bình thản vô tư, cho đến nỗi anh em quốc gia rất lấy làm lo ngại cho tương lai ông. Họ âm thầm tìm cách cứu ông ra khỏi cảnh một thằng tù bị giam lỏng trong căn nhà bên cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm.

….

Tới khi cuộc chiến Việt Nam kết liễu bằng trận Điện Biên Phủ, nước nhà bị chia đôi, con người vô trách nhiệm kia lại còn gượng gạo đứng lên đòi làm chủ miền Nam một lần thứ hai nữa. Nhưng mộng ấy không thành, khiến ông đành tạm thời giữ vai hư vị “Quốc Trưởng”, bị cầm chân vĩnh viễn trên đất Pháp, và miễn cưỡng chỉ định Nhà Cách Mạng Ngô Đình Diệm thành lập Chính phủ mới, với tất cả sụ thù hằn. Thế cho nên, khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cầm quyền, dù với thái độ khiêm cung thành tín “Thừa lệnh Đức Quốc Trưởng”, Bảo Đại vẫn không ngừng quấy phá nơi hậu trường, bằng cách ngấm nhầm xúi dục Bình Xuyên chống đối vũ trang, sai Tướng Nguyễn Văn Hinh chửi rủa ngày đêm, ra lệnh cho Tướng thân cận là Nguyễn Văn Vỹ âm mưu cướp chính quyền, lén lút mặc cả với Bình Xuyên để sắp đặt cho ông Lê Văn Viễn (bảy Viễn) lên làm Thủ Tướng. Tự thủy chí chung, người ta thấy Bảo Đại không hề nghĩ gì tới số phận của nước nhà trước cái hiểm họa Cộng sản, mà chỉ mong thỏa mãn ý muốn riêng tư mà thôi.

 Một con người như thế, quả thật không còn xứng đáng nắm vai chủ chốt, mà bức công hàm triệu thỉnh Thủ Tướng Ngô Đình Diệm sang Pháp giữa lúc Bình Xuyên đang nổi loạn, quả là “Giọt nước làm tràn miệng ly”, không ai có thể chấp nhận được. Một cuộc cách mạng phải xảy ra. Và cuộc cách mạng ấy đã xảy ra tại Dinh Độc Lập ngày 29 tháng 4 năm 1955. Cho nên, khi cái khung hình của Bảo Đại rơi đánh đùng một tiếng xuống nền Dinh Độc Lập, thì bao nhiêu gót giầy cùng giẫm lên giữa những tiếng la hét giận dữ…

 Trong bầu không khí tột cùng sôi nổi – có lẽ chỉ xảy ra một lần duy nhất tại Dinh Độc Lập mà thôi – các diễn giả dần dần buông rơi hết mọi sự dè dặt lúc đầu, để trở nên nhiệt thành với cách mạng, và dơ tay tán đồng một cách nhanh chóng, dễ dàng, mọi ý kiến do tôi và Hồ Hán Sơn lần lượt đưa ra. Hội nghị đã lưu lại cho lịch sử một Bản Quyết Nghị nảy lửa, gồm 3 điểm như sau:

 1 Truất phế Bảo Đại.

2 Giải tán Chính phủ Ngô Đình Diệm.

3 Ủy nhiệm Chí sĩ Ngô Đình Diệm Thành lập Chính phủ  Cách Mạng Lâm Thời, tổ chúc Tổng Tuyển Cử, tiến tới Chế độ Cộng Hòa.

 Có một điều đáng nói, là sau khi tuyên bố giải tán Chính phủ Ngô Đình diệm rồi, các diễn giả đâm ra lúng túng, không biết dùng tước hiệu gì kèm theo cái tên của Cụ Ngô Đình Diệm, chả nhẽ lại lại gọi trống không thì khiếm nhã. Tôi bèn đề nghị hai chữ “Chí Sĩ” và được cử tọa hoan nghênh. Kể từ đó, danh từ Chí Sĩ thường được nhắc nhở trong dư luận. Tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy vừa đúng 5 giờ chiều. Nghĩa là cuộc họp đã kéo dài suốt 7 tiếng, được chính phủ cung cấp bữa ăn trưa đạm bạc bằng bánh mì thịt nguội và nước ngọt.

 Bây giờ là lúc cử tọa đề nghị Chủ tịch Nguyễn Bảo Toàn thân hành đi mới Thủ Tướng Ngô đình Diệm xuống phòng họp, để nghe kết quả.  Khi Thủ Tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngò cuộc họp bất thường này lại quay sang một chiều hướng khác, dẹp tan cái chuyện “Thủ Tướng nên đi hay không nên đi sang Pháp”, và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy. Thâm tâm ông chỉ muốn được khuyến cáo là có nên thi hành mệnh lệnh của Bảo Đại hay không mà thôi. Ai ngờ bây giờ chẳng những người ta không chịu để ông ra đi, mà người ta còn hất chân ông Quốc Trưởng, và giải tán luôn cái Chính phủ hiện hữu của ông, thì hỏi còn cái biến cố nào đáng ghê sợ hơn?

image030image031

Hoàng Đế Bảo Đại

image033

MỘ CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI TẠI NGHĨA TRANG PASSY PARIS

image034image036image038

Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963)

Thành thật mà nói, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không thể không vui mừng khi hất đi được cái gánh nặng: “Thừa ủy nhiệm Đức Quốc Trưởng” trên vai, khi loại bỏ được một hình ma bóng quế luôn đe dọa ông trong khi hành xử quyền hành. Tuy nhiên, hất cái gánh nặng kia, thì lại đèo theo lên vai cái gánh nặng mới khác của Ủy Ban Cách Mạng, phải chịu quyền ủy nhiệm của Cách Mạng trong những ngày sắp tới, thì còn biết xử trí làm sao đây? Cho nên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thoáng lộ vẻ đăm chiêu, và nói bằng một giọng trầm mặc:

 “Xin quý Ngài cho tôi được có thời giờ suy nghĩ kỹ vấn đề trọng đại này”.

image040

 Tôi muốn thuật rõ các chi tiết trên đây, để đánh đổ luận điệu ngu ngốc xuyên tạc của mấy ký giả Tây phương cho rằng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã “sắp đặt” và đã “dùng tiền bạc để mua chuộc các đoàn thể chính trị” nhằm “Đẻ” ra “một cuộc cách mạng giả tạo để củng cố quyền hành”. Sự thực cho thấy, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không “Đẻ” ra được cái gì sốt cả, và ông tướng Mỹ Edward Lansdale  cũng chả đóng được “vai trò đạo diễn” nào trong sự thay đổi lịch sử, như bọn nhà báo tây phương đã xác quyết. Trái lại, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955.

 image041

Cánh cửa Cách Mạng đã mở sẵn, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ còn bước qua bằng cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 26 tháng 10 là xong ván bài Bảo Đại. Các nhà báo Tây phương toa rập với bọn Cộng sản Hà Nội, luôn luôn xuyên tạc và bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và miền Nam, luôn luôn chối bỏ các biến cố lịch sử đương nhiên của miền Nam. Nhưng lịch sử bao giờ cũng là lịch sử, biến cố bao giờ cũng là biến cố từ lòng dân chúng miền Nam phát ra. Và riêng tôi xin làm một chứng nhân, sẵn sàng đương đầu với bất cứ ai ngoan cố cho rằng cuộc cách Mạng ngày 29 tháng 4 năm 1955 là “một cuộc cách mạng giả tạo”, là “sản phẩm” của chế độ Ngô Đình Diệm./

 Email From: Tran Marie hangiangletuyen@gmail.com

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18330)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22739)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18721)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20836)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22172)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19662)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19540)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24354)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23510)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.