Vừa hợp tác, vừa đấu tranh qua chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình

10 Tháng Mười Một 201511:28 CH(Xem: 13313)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 NOV 2015

 

Vừa hợp tác, vừa đấu tranh qua chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình

Ts Trần Công Trục

07/11/15 08:38

 (GDVN) - Chuyến thăm này một lần nữa giúp chúng ta hiểu đúng, nhận rõ hơn về bản chất chủ trương, lập trường và cách hành xử của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

LTS: Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa kết thúc chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Dư luận mấy ngày qua đặc biệt quan tâm theo dõi, chờ đợi chuyến thăm này với những nội dung liên quan đến quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là vấn đề tồn tại giữa hai nước trên Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông sẽ được ông Tập Cận Bình đề cập ra sao.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông xung quanh vấn đề Biển Đông - Hoàng Sa - Trường Sa trong chuyến thăm này của ông Tập Cận Bình cũng như mục tiêu, cách thức và nguyên nhân ông Bình tiếp cận vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

image034

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.


Chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị nguyên thủ quốc gia Trung Quốc của ông Tập Cận Bình thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Việt Nam là vì quan hệ Việt - Trung đang đối mặt với những thách thức bởi những hành vi của Trung Quốc đã gây nên bất đồng trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông mà nếu hai bên không tìm cách giải quyết căn bản, rốt ráo, lâu dài trên cơ sở thiện chí, cầu thị và luật pháp quốc tế thì quan hệ hai nước sẽ khó có thể phát triển cho dù mong muốn lấy đại cục quan hệ làm trọng.

Gần như ông Tập Cận Bình đã có những lời lẽ tốt đẹp nhất để nói về tình hữu nghị bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc với thái độ hết sức mềm mỏng, nhã nhặn, thể hiện mong muốn thiết tha duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong quan hệ song phương. Những điều ông nhắc lại về phương châm hợp tác 16 chữ và tinh thần 4 tốt chính là điều mà nhân dân hai nước mong muốn đạt được, nhưng trong thực tế có nhiều lúc không phải như vậy.

Bởi lẽ gần như ai cũng biết quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lúc thăng lúc trầm, lúc hòa bình, lúc xung đột, đặc biệt là những diễn biến gần đây trên Biển Đông như việc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981, bồi lấp đảo nhân tạo ở Trường Sa, và những tuyên bố của ông Tập Cận Bình đưa ra khi thăm Hoa Kỳ và Anh quốc.

Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt là sau vụ Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng 5 năm ngoái và bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa hiện nay đang gây bức xúc trong dư luận.

Ẩn ý của ông Tập Cận Bình về vấn đề Biển Đông khi phát biểu trước Quốc hội Việt Nam

Trước khi phát biểu tại Quốc hội, trong các cuộc hội đàm, hội kiến với các nhà lãnh đạo Việt Nam hay trong bài viết gửi báo Nhân Dân, ông Tập Cận Bình nhắc "các vấn đề trên biển" và cho rằng hai bên cần kiểm soát tốt các bất đồng, thông qua hiệp thương để duy trì, giữ gìn ổn định trên biển.

Ông không nhắc lại những tuyên bố về Biển Đông, Trường Sa như khi thăm Hoa Kỳ và Anh quốc, mà dùng cách tiếp cận trung dung "các vấn đề trên biển", tùy cách hiểu mỗi bên khi để đề cập Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng ta cũng có thể thấy, từ cách tiếp cận này Trung Quốc vẫn không chấp nhận đàm phán về Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc hai lần cất quân đánh chiếm bất hợp pháp năm 1956, 1974, phớt lờ ý kiến của ông Đặng Tiểu Bình nói rằng hai bên gác lại vấn đề Hoàng Sa cho thế hệ sau giải quyết khi gặp Tổng bí thư Lê Duẩn.

Thay vào đó, ông Tập Cận Bình lại nhấn mạnh hai bên cần kiểm soát bất đồng thông qua hiệp thương để duy trì, giữ gìn an ninh ổn định trên Biển Đông nhưng không đưa ra phương án cụ thể "kiểm soát bất đồng" dựa trên cơ sở nào? Pháp lý quốc tế hay lập trường chính trị? Mặt khác, ẩn ý của ông Tập Cận Bình phải chăng là bất đồng trên Biển Đông là từ hai phía, chứ không phải do những hành vi của Trung Quốc trên thực tế năm 1956, 1974, 1988.

Trong bài phát biểu tại Quốc hội, ông Tập Cận Bình không nhắc một chữ nào về Biển Đông - Hoàng Sa - Trường Sa. Tuy nhiên có thể tìm thấy ẩn ý của ông về vấn đề này qua nội dung "định hướng láng giềng tốt".

Cụ thể ông Bình nói: "Giữa láng giềng với nhau khó tránh khỏi va chạm, nhưng hai bên cần kiên trì xuất phát từ đại cục quan hệ hai nước, thông quan hiệp thương hòa bình hữu nghị để kiểm soát và xử lý thỏa đáng các chia rẽ bất đồng, không để quan hệ hai nước xa rời con đường đúng đắn, điều này chính là việc lớn mà thông thì việc nhỏ cũng xong", theo Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 6/11.

Ở đây cần phải làm rõ câu chuyện "đại cục quan hệ", "chuyện lớn chuyện nhỏ", "thương lượng hòa bình hữu nghị". Có thể thấy những khái niệm ông Tập Cận Bình đưa ra không mới, nhưng rất mơ hồ và Việt Nam có cách hiểu của Việt Nam, Trung Quốc có cách hiểu của Trung Quốc nên sẽ khó có thể tìm ra tiếng nói chung khi hai bên phải đối mặt với những vấn đề cụ thể, sự việc cụ thể như khủng hoảng giàn khoan 981, bồi lấp đảo nhân tạo ở Trường Sa.

image035

Ông Tập Cận Bình lần đầu tiên thăm Việt Nam trên cương vị nguyên thủ quốc gia, ảnh: AP.


Xung quanh vấn đề "đại cục", qua phát biểu của ông Tập Cận Bình có thể thấy Trung Quốc họ coi việc giữ ổn định quan hệ chính trị Việt - Trung là "đại cục". Còn qua phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam, chúng ta không phủ nhận quan hệ chính trị giữa hai nước là "đại cục", nhưng không chỉ là quan hệ chính trị, mà vấn đề mấu chốt quan trọng hơn nữa phải là làm sao tìm cách giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn còn lại giữa hai nước ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông để quan hệ hai nước phát triển lành mạnh.

Trung Quốc họ hiểu quan hệ chính trị giữa hai nước là chuyện lớn, bất đồng mâu thuẫn trên biển (Biển Đông, Trường Sa và không thừa nhận Hoàng Sa) là chuyện nhỏ. Nhưng với Việt Nam thì Biển Đông là không gian sinh tồn của dân tộc, Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ máu thịt không thể tách rời của đất nước Việt Nam, do đó đây là chuyện quốc gia đại sự, quyết không thể xem là chuyện nhỏ.

Và quan trọng hơn cả là hiểu thế nào về "thương lượng hòa bình hữu nghị"? Thương lượng trên căn cứ, cơ sở nào? Với Việt Nam chúng ta, thương lượng phải trên căn cứ thiện chí, cầu thị, khách quan, dựa vào luật pháp và thông lệ quốc tế, không thể dựa vào cái gọi là bằng chứng lịch sử, chủ quyền lịch sử hay lập trường chính trị, quan hệ chính trị.

Trong khuôn khổ đàm phán cấp cao không làm rõ được điều này thì trong đàm phán các cấp chuyên viên, chuyên gia cụ thể sẽ không đi đến đâu, mọi vấn đề vẫn tiếp tục dậm chân tại chỗ.

Mặt khác, ông Tập Cận Bình cũng có ẩn ý nhấn mạnh đến lập trường chính trị, quan hệ chính trị trong thứ tự ưu tiên về 4 tốt. Đầu tiên ông nhắc lại tinh thần 4 tốt theo trật tự vẫn nói lâu nay: Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt. Ngay sau đó, chính ông tự sắp xếp lại trật tự này: Đồng chí tốt, đối tác tốt, láng giềng tốt và bạn bè tốt.

Trong đó vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước mà ông không nói rõ là Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa, được ông "khôn khéo" đưa vào phần thứ 3 - láng giềng tốt, phần áp chót với những nguyên tắc chung nhất mà ai muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Những biểu hiện này cho thấy Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa sau chuyến thăm của ông đến Việt Nam sẽ không có gì thay đổi, thậm chí có thể có những diễn biến mới phức tạp hơn trong khi hai bên vẫn chưa thống nhất được cơ chế, nguyên tắc cụ thể để xử lý vấn đề, mỗi bên hiểu và vận dụng theo cách của mình.

Tại sao ông Tập Cận Bình lại có cách tiếp cận như vậy về Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa khi đến Việt Nam?

Khác với những tuyên bố gây bức xúc trong dư luận Việt Nam về Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa khi ông thăm Hoa Kỳ và Anh quốc, chuyến thăm Việt Nam lần này dư luận có thể thấy được thái độ lịch thiệp, nhũn nhặn của ông Tập Cận Bình với láng giềng về mặt ngoại giao, dùng hết lời hoa mỹ để ca ngợi và củng cố quan hệ hai nước.

Nói như vậy cũng tốt, cũng là biểu hiện thiện chí, nhưng không đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của người dân Việt Nam về Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa, không nhìn thẳng vào những tồn tại, bất đồng trong quan hệ song phương.

Trước áp lực từ dư luận Việt Nam, yêu cầu đỏi hỏi chính đáng của Việt Nam, ông nêu ra công thức cũ và không hiệu quả: "Xuất phát từ đại cục quan hệ giữa hai nước, hiệp thương hòa bình hữu nghị để kiểm soát và xử lý bất đồng, chia rẽ" khi chính Trung Quốc vi phạm những cam kết này.

Động thái này nói lên điều gì? Cá nhân tôi cho rằng, dường như ông Tập Cận Bình đang muốn tranh thủ dư luận Việt Nam, "vỗ về" láng giềng, cổ vũ hợp tác chính trị, đảng vụ, kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục song phương để "tạm quên" đi những căng thẳng, bức xúc ngoài Biển Đông.

Tại sao ông Tập Cận Bình lại lựa chọn cách tiếp cận này? Nguyên nhân theo tôi có thể do 3 yếu tố chủ yếu tạo nên.

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra rằng họ rất có khả năng thua kiện trong vụ kiện đường lưỡi bò mà Philippines khởi xướng, đặc biệt là sau khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra thông cáo báo chí khẳng định thẩm quyền xét xử vụ kiện này, bất luận Trung Quốc đồng ý và tham gia hay không.

Dù vẫn khăng khẳng bảo lưu quan điểm không tham gia, không chấp nhận phán quyết của Tòa, nhưng rõ ràng Trung Quốc vẫn rất sợ thua kiện gây ra hiệu ứng domino khiến các bên liên quan đồng loạt khởi kiện mình. Đó là một đòn mạnh mẽ giáng thẳng vào uy tín của một thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Bắc Kinh cũng đã bộc lộ ý định muốn "xì hơi quả bóng dư luận" xoay quanh vụ kiện này khi ông Tiết Lực, một học giả có tiếng, có vị trí trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc gần đây đột nhiên thừa nhận trên báo South China Morning Post Hồng Kông rằng, việc tàu USS Lassen Hoa Kỳ tuần tra 12 hải lý quanh bãi Xu Bi hôm 27/10 "không có gì trái với luật pháp quốc tế", bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

image036

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, ảnh: Tân Hoa Xã.


Điều này sẽ không thể xảy ra đối với một học giả cấp cao đương tại chức của Trung Quốc, nói ngược với quan điểm của Bắc Kinh lâu nay nếu không có một sự bật đèn xanh nào đó từ lãnh đạo cấp cao, thậm chí là cao nhất. Thêm lần nữa dư luận thấy một học giả Trung Quốc dám nói thẳng sự thật, bảo vệ công lý, phù hợp nhận thức chung của nhân loại văn minh.

Dấu hiệu thứ hai cho thấy điều này là trong tuyên bố gần đây nhất của Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một khái niệm hết sức mơ hồ không có trong hệ thống công pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS khi gọi khu vực Mỹ tuần tra quanh Xu Bi là "vùng biển phụ cận".

Xin lưu ý, trong các phát ngôn trước đó của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, họ vẫn gọi những nơi Mỹ có ý định tuần tra quanh đảo nhân tạo họ bồi lấp trái phép ở Trường Sa là "lãnh hải", một khái niệm pháp lý trong UNCLOS trong quy chế dành cho các đảo tự nhiên theo đúng định nghĩa trong Điều 121 UNCLOS nhưng không dành cho đảo nhân tạo cũng như các thực thể là rặng san hô ngập nước hay bãi cạn lúc nổi, lúc chìm.

Yếu tố thứ 2 tác động trực tiếp đến cách tiếp cận này của ông Tập Cận Bình là việc Hoa Kỳ đang can thiệp mạnh mẽ vào Biển Đông, đặc biệt là quyết định của Tổng thống Barack Obama cho tàu hải quân, máy bay quân sự tuần tra thực hiện quyền tự do hàng không hàng hải phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa.

Dù đó là hành động ứng xử bình thường nhưng có ý nghĩa và giá trị rất lớn, cho thấy cam kết của Mỹ thượng tôn pháp luật, bảo vệ luật pháp quốc tế, hòa bình, ổn định và trật tự ở Biển Đông mà Trung Quốc không thể xem thường, càng không thể manh động đối đầu quân sự xuất phát từ một số cái đầu nóng nước này đề xuất.

Thứ ba và cũng là nhân tố quan trọng nhất, có lẽ các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ông Tập Cận Bình đã thấy rõ thái độ, lập trường mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, dư luận quốc tế và khu vực trong vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.

Đồng thời trước sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ đối ngoại đa phương, đa dạng của Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng như những hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh, an toàn hàng hải hợp pháp ở Biển Đông đã khiến Trung Quốc lo ngại và tìm cách kéo Việt Nam về phía họ.

Vì vậy thay vì nhìn thẳng vào những bất đồng, mâu thuẫn trong quan hệ hai nước để tìm cách tháo gỡ, giải quyết trên tinh thần thiện chí, cầu thị, khách quan, hợp pháp mà các bên chấp nhận được, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ tập trung ca ngợi quan hệ song phương, thúc đẩy hợp tác chính trị, đảng vụ, kinh tế, giao lưu...mà không đưa ra được giải pháp nào cụ thể, khả thi và hiệu quả để xử lý các "lực cản, ung nhọt" trong quan hệ giữa hai nước.

Việt Nam đã thể hiện tốt tinh thần "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" trong quan hệ với Trung Quốc

"Vừa hợp tác, vừa đấu tranh" là tinh thần ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của ông Tập Cận Bình, chúng ta đã thể hiện rất tốt tinh thần đấy.

Việc tổ chức đón tiếp trọng thị Chủ tịch Trung Quốc và hai bên ký kết hàng chục văn bản hợp tác trên các lĩnh vực đã cho thấy thiện chí và hành động thực tế của Việt Nam trong việc tìm mọi nỗ lực vun đắp, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

*

Trong vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và quan hệ Việt - Trung nói chung, các nhà lãnh đạo Việt Nam khi hội đàm, hội kiến với ông Tập Cận Bình cũng đã thể hiện rõ lập trường và nói những gì cần nói, còn việc đối phương có nghe hay không và nghe đến đâu lại là câu chuyện khác mà tôi vừa phân tích ở trên.

Nhưng chắc chắn rằng, qua trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp cao hai bên sẽ giúp chúng ta hiểu và đánh giá đúng vấn đề để tìm đối sách phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: SCMP.


Theo báo VnEconomy hôm 5/11 khi tiếp và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
Kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không để vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình. 

Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí. 

Đề nghị hai bên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài hai bên đều chấp nhận được. Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Mâu thuẫn bất đồng về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông rất khó khăn và phức tạp. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền không phải câu chuyện trong ngày một ngày hai có thể giải quyết xong, càng không thể xong trong chỉ một chuyến thăm.

Truyền thông Việt Nam cho biết, khi đề cập đến các vấn đề trên biển Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hai bên cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao về vấn đề trên biển; nhất là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hành động thực tế, nhất quán. 

Sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Duy trì hòa bình, ổn định và kiểm soát bất đồng trên biển. Chân thành và thẳng thắn trao đổi, nghiên cứu vấn đề phi quân sự hóa ở Biển Đông; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân.

Cùng phản ánh về vấn đề này, báo Thanh Niên ngày 6/11 dẫn lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói thẳng với ông Tập Cận Bình rằng:

Những năm gần đây, lòng tin về quan hệ hai Đảng, hai nước trong một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên đã bị suy giảm bởi những tranh chấp, bất đồng giữa hai nước về vấn đề trên biển cũng như việc một số thỏa thuận hợp tác giữa hai nước không được thực hiện đầy đủ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Tân Hoa Xã.


Vì vậy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị hai bên cần tăng cường xây dựng tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tích cực tìm cách giải quyết thỏa đáng những vấn đề tồn tại. Theo Chủ tịch nước, bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông là thực tế, nhưng quan trọng nhất là hai bên phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt tình hình, phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước.

Theo đó hai bên cần thông qua đàm phán giải quyết các mâu thuẫn một cách thỏa đáng, không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân, cùng nhau tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển của cả hai nước và của khu vực.

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên có thể triển khai thúc đẩy các lĩnh vực, dự án hợp tác trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), sớm ký Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)...

Như vậy có thể thấy chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm củng cố quan hệ Việt - Trung, mở ra nhiều cơ hội, lĩnh vực hợp tác cho cả hai nước, lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa vẫn dậm chân tại chỗ.

Phía Trung Quốc chưa tỏ rõ thiện chí giải quyết các mâu thuẫn bất đồng thông qua đối thoại trên tinh thần thiện chí, cầu thị, khách quan và thượng tôn pháp luật để hướng đến giải pháp thiết thực mà các bên chấp nhận được. 

Và với Việt Nam, chuyến thăm này lại càng quan trọng hơn để một lần nữa tỏ rõ thiện chí mong muốn đối thoại cũng như lập trường trong vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa trước dư luận trong và ngoài nước cũng như dư luận nhân dân Trung Quốc, làm sao để giải quyết bất đồng tạo tiền đề cho quan hệ hai nước phát triển lành mạnh.

Chuyến thăm này một lần nữa giúp chúng ta hiểu đúng, nhận rõ hơn về bản chất chủ trương, lập trường và cách hành xử của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa sẽ giúp ta hoạch định chính sách đấu tranh thích hợp bảo vệ chủ quyền, không ảo tưởng viển vông mà cũng tránh được xung đột, đối đầu, giữ vững hòa bình ổn vịnh.

Ts Trần Công Trục

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18337)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19258)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17632)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18846)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22223)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22746)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20849)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21978)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22180)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19666)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20398)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19548)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24362)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23519)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.