Trần Thiện Khiêm: khuôn mặt bí ẩn hậu trường / Cách mạng hay "cướp chính quyền" Bảo Đại

23 Tháng Mười 20151:13 SA(Xem: 35715)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 23 OCT 2015

Trần Thiện Khiêm: khuôn mặt bí ẩn hậu trường

Trần Ngọc Giang 

 image065

Trước giờ đa số chúng ta đều cho rằng Dương Văn Minh là đầu sỏ vụ đảo chánh 01-11-1963. Thật ra, DV Minh chỉ là một hình nộm mà kẻ chính phạm đã khéo léo sắp xếp để hắn đứng ra phạm tội và chịu tội thay cho mọi người. Kẻ chính phạm là một tên CIA Việt Nam, hắn xếp người nào vào việc đó, hắn muốn giết Cụ Ngô là cha nuôi hắn, nhưng hắn biết DVMinh cũng muốn giết Ngài để che dấu tội, thế là hắn xếp DVMinh vào vị trí có thể giết được Cụ Ngô, đó là kế "mượn đao giết người". Kẻ chính phạm vô cùng thâm độc đó hiện nay vẫn còn sống, hắn là: TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM  nguyên Thủ tướng VNCH.

 

Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đã có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lãnh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v...đều là những người đã một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên bình diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử thì thật là phiến diện.

 

Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào dòng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.

 

Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích vì vậy Đại tá Khiêm đã được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J'Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

image066

Tướng Trần Thiện Khiêm đứng bên trái TT Nguyễn Văn Thiệu.

 

Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

 

Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đã đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lãnh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đình Nhu mến phục.

Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.

 

Từ trước tới nay đã có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn còn thiếu sót và không chính xác vì chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường thì không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay còn lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài Gòn mà thôi.

 

Đến đây tiện giả xin trình bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quý vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đã soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.

Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vì Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đình Nhu đã có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang vì Thiếu tá Giang đã từng là Chánh Văn phòng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đã yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.

 

Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu vì ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng trình lên ông Cố vấn.

Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lãnh Thiếu tướng Khiêm đã tranh thủ được hầu hết, chỉ còn có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ý, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ý với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đã có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động vì chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.

 

Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng; khi Thiếu tá Giang bước vào thì thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng ký vì Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.

 

Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh thì thiếu tá Giang phải giữ lại trong phòng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm.

 

Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn thì Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ý bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rõ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đã ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lý do cản trở Đại úy Nhung thì Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.

 

Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Lê Quang Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi tình trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uý Triệu và yêu cầu Đại úy vào trình diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh trình diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ gì do đó mới bị chết thảm.

 

Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đã chủ động qua các diễn trình như:

- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật. 

- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài Gòn để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long. 

- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh. 

- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết. Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v...có mặt tại Tòa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền vì tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong phòng làm việc của tướng Khiêm.

Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói "Tổng thống nói với các tướng lãnh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ý rồi sẽ trình lại Tổng thống sau" nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ý đến gặp Tổng thống Diệm.

 

Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ý điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đình ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ý đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ý với tướng Minh, Đôn, Kim thì tướng Minh nói ngay "Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục". Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.

 

Đọc hết đoạn trên chắc độc giả đã nhận ra vai trò của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v...chắc chắn là cuộc đảo chánh không thể xảy ra được vì trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được sự tín cẩn của Tổng thống vì vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đã không có phản ứng nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7 có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ đoàn Liên Binh phòng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.

 

Sau cuộc cách mạng 1-11-63 thành công vai trò nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng hữu danh vô thực, ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị lãng quên do đó cuộc chỉnh lý mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất mãn của tướng Khiêm.

 

Người tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên vì sở trường của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm chỉ định coi như lãnh đạo cuộc chỉnh lý. Trên thực tế tướng Khánh không có thực lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, Thủ tướng v.v...

 

Mục tiêu của cuộc chỉnh lý không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v...để trả thù lại sự vô ơn của các tướng đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v... Do đó ngay khi cuộc chỉnh lý thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lãnh đạo nên đẩy tướng Khánh ra thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.

 

Nhưng khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành hình thì tướng Khánh ham quyền lực, quên đi người đã gây dựng sự nghiệp cho mình là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện giả còn nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: "Anh phải dời VN trong vòng 48 tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh".

 

Mặc dù sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang v.v... Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, vì ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống thì tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.

 

Xuyên qua những sụ kiện trình bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đã nắm giữ một vai trò tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v...

 

Tiện giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63, không có chỗ cho vai trò của tướng Khánh trên sân khấu chính trị "cải lương" nhất trong giòng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan rã QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đình Việt Nam./

 

Trần Ngọc Giang

image067image068image070image072

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Cách mạng hay "Cướp chính quyền" Vua Bảo Đại?

image074

Truất phế cựu Hoàng Bảo Đại 

 


image076

Nhị Lang, tức Thái Lân

Cố vấn Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam

 

(Trích đoạn Tài liệu Lịch sử - Nhị Lang: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế từ trang 298)

 

image077

Đúng 10 giờ sáng, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, với bộ quần áo bằng Sharskin trắng, tiến vào phòng họp sau tiếng hô của một nhân viên nghi lễ. Mặt ông nặng vẻ ưu tư, khác hẳn với gương mặt rạng rỡ thuở xưa, lúc ông vào thăm viếng chiến khu Liên Minh. Ông mở lời cám ơn tất cả mọi người, rồi tuyên bố lý do như đã trình bày đại khái trong bức thư mời trước. Chỉ một vài câu vắn tắt, xong ông lại xin phép cáo lui: “Để cho quý Ngài được tự do thảo luận!”

 

Cử tọa ngạc nhiên, bởi ai cũng tưởng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm sẽ cùng ngồi lại với các nhân vật chính trị, để bày tỏ quan điểm của riêng ông đối với việc Bảo Đại gọi ông sang Pháp. Đây cũng là một bằng cớ cho thấy Thủ Tướng Ngô Đình Diệm khá tôn trọng tinh thần dân chủ. Việc ông đi hay ở sau này là do đại chúng toàn quyền định đoạt, chứ ông không có ý định chi phối lập trường các đoàn thể cũng như các nhân sĩ có mặt.

 

Hội nghị bắt tay vào việc ngay tức khắc. Ông Nguyễn Bảo Toàn được bầu làm Chủ Tọa, và ông Phạm Việt Tuyền làm Thư Ký buổi họp. Tôi liếc thấy ai nấy đều chăm chỉ nghiên cứu bức thư mời của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, và dường như người nào cũng chỉ có ý định sẽ thảo luận chung quanh đề tài: “Nên hay không nên tán thành cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm qua Pháp theo lệnh của Bảo Đại” mà thôi.

 

Tôi bèn “nổ phát súng” đầu tiên:

 

Thưa quý vị, tôi được chỉ thị của đoàn thể chúng tôi là Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam, tới đây gặp quý vị không phải để nói về việc Cụ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm có bổn phận hay không có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Bảo Đại. Mà trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề là đã đến lúc chúng ta cần truất bỏ quyền hành của ông Quốc Trưởng vô dụng kia đi. Là vì ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo Quốc Gia. Thử hỏi, thành phố Sài gòn đang có biến, dân chúng xôn xao lo sợ, tại sao ông Bảo Đại lại chọn ngay chính lúc này để bắt buộc Cụ Thủ Tướng phải bỏ nước sang tận bên Pháp xa xôi, để gọi là “tham khảo ý khiến”. Tham khảo cái gì? Phải chăng đây là mưu kế nhằm lật đổ Chính phủ này? Vậy tôi xin tuyên bố dứa khoát, nếu quý vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo Đại, thì tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng này ngay.

 

Cả cử tọa bàng hoàng trước lời đề nghị cứng rắn của tôi. Hồ Hán Sơn không chậm trễ, lên tiếng phụ họa:

“Nhân danh Việt Nam Phục Quốc Hội, chúng tôi đồng ý với Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến, yêu cầu quý vị đừng bận tâm lệnh triệu thỉnh vô lý của Bảo Đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc Cách Mạng, chấm dứt ngay vai trò của ông Quốc Trưởng kia đi cho xong. Nếu ý kiến này không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc”.

 

Thế là hai anh em chúng tôi, kẻ “tung” người “hứng”, nhanh chóng chuyển cuộc họp đi sang một hướng khác mà không ai ngờ tới. Đáng chú ý ở chỗ ông Nguyễn Bảo Toàn là người đầu tiên lên tiếng tán thành việc truất phế Bảo Đại, khiến các nhân vật khác không ngần ngại nối gót theo ông. Nên nhớ là hồi mùa Hạ năm 1948, ông Nguyễn Bảo Toàn, Bí Thư Đảng Dân Xã (Hòa Hảo), đã là một trong số các lãnh tụ quốc gia bay sang Hong Kong, xây dựng cái gọi là “Giải Pháp Bảo Đại”, sau khi Cao Ủy Pháp Emile Bollaert lên tiếng tại Hà Đông, bày tỏ lập trường của Pháp không muốn nói chuyện điều đình với Hồ Chí Minh nữa, và muốn giải quyết vấn đề Việt Nam với cánh Quốc Gia có uy tín. Ta có thể nói ông Nguyễn Bảo Toàn đã có công với “Giải Pháp Bảo Đại” vậy mà nay chính ông lại mau chóng đồng ý phế bỏ Bảo Đại trước hết, thành thử các đoàn thể và nhân sĩ khác thấy không còn lý do gì để thắc mắc nữa.

 

Bầu không khí bỗng sôi nổi hẳn lên. Nhất là các đoàn thể hoặc tổ chức lâu nay vốn có lòng ủng hộ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thì lại càng bồng bột “quá khích” hơn ai hết. Từ chỗ thụ động, họ bước sang thế chủ động, hy vọng nhờ chúng tôi đứng mũi chịu sào, họ sẽ trừ khử được một con “Ngáo Ộp” từng làm cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm quên ăn, mất ngủ. Ông Bùi Quang Nga, hiệu là Văn Ngọc, vừa hô to:“Đả Đảo Bảo Đại” vừa tuột giày, ném thẳng lên chân dung của Bảo Đại treo trên vách phòng Khánh Tiết. Tiếp đó, người ta đưa ý kiến triệt hạ ngay bức chân dung kia xuống, và người ta công cử cá nhân tôi đứng ra làm hai việc tượng trưng, chấm dứt một triều đại, đánh dấu một khúc quanh lịch sử. Tôi được nhiều nhân vật – đáng chú ý nhất là Luật sư Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng cuối cùng của Đệ nhị Cộng Hòa) – xúm nhau lại công kênh tôi lên vai họ, để triệt hạ bức chân dung quá sức đồ sộ của Bảo Đại. Bức chân dung ấy, hàng ngày “ngự” trong Dinh Độc Lập, nói lên cái quyền tối thượng của ông Quốc Trưởng bù nhìn, hơn một lần đã đầu hàng Cộng sản vô điều kiện, đã đem cả ấn kiếm nhà Nguyễn cúi đầu dâng cho tên cán bộ Cộng sản Trần Huy Liệu ngày 23 tháng 8 năm 1945 tại cố đô Huế, rồi còn cố che đậy sự hèn nhát của mình bằng một câu nói hài hước: “Thà làm dân một nước độc lập, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Ông vua thoái vị ấy tưởng đã nằm chết dí bên Hong Kong, nếu không nhờ các lãnh tụ quốc gia làm cho sống lại, để được Pháp điểm tô mày mặt đưa về hồi 1949, để cuối cùng chẳng làm nên trò trống gì cho quê hương xứ sở.

 

Tưởng cũng nên nhắc lại, là mùa Thu năm 1945, Bảo Đại quá khiếp sợ trước “thế lực tưởng tượng” của bè lũ Hồ Chí Minh, nên không dám có hành động nào khác là đầu hàng Cộng sản cho nhanh chóng để được yên thân. Sau khi trao ấn kiếm cho tên Trần Huy Liệu (nguyên là một thành phần quốc gia đã bán rẻ linh hồn cho Cộng sản) trong một buổi lễ vô cùng tủi nhục trước bao nhiêu tiếng khóc nức nở của Hoàng Thân, Quốc Thích nhà Nguyễn, Bảo Đại bay ngay về Hà nội, vui vẻ đóng vai “Cố Vấn Vĩnh Thụy” cho đẹp lòng Hồ Chí Minh, bằng cách tham dự tất cả cuộc hội hè do cộng sản tổ chức. Ông sống quá bình thản vô tư, cho đến nỗi anh em quốc gia rất lấy làm lo ngại cho tương lai ông. Họ âm thầm tìm cách cứu ông ra khỏi cảnh một thằng tù bị giam lỏng trong căn nhà bên cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm.

….

Tới khi cuộc chiến Việt Nam kết liễu bằng trận Điện Biên Phủ, nước nhà bị chia đôi, con người vô trách nhiệm kia lại còn gượng gạo đứng lên đòi làm chủ miền Nam một lần thứ hai nữa. Nhưng mộng ấy không thành, khiến ông đành tạm thời giữ vai hư vị “Quốc Trưởng”, bị cầm chân vĩnh viễn trên đất Pháp, và miễn cưỡng chỉ định Nhà Cách Mạng Ngô Đình Diệm thành lập Chính phủ mới, với tất cả sụ thù hằn. Thế cho nên, khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cầm quyền, dù với thái độ khiêm cung thành tín “Thừa lệnh Đức Quốc Trưởng”, Bảo Đại vẫn không ngừng quấy phá nơi hậu trường, bằng cách ngấm nhầm xúi dục Bình Xuyên chống đối vũ trang, sai Tướng Nguyễn Văn Hinh chửi rủa ngày đêm, ra lệnh cho Tướng thân cận là Nguyễn Văn Vỹ âm mưu cướp chính quyền, lén lút mặc cả với Bình Xuyên để sắp đặt cho ông Lê Văn Viễn (bảy Viễn) lên làm Thủ Tướng. Tự thủy chí chung, người ta thấy Bảo Đại không hề nghĩ gì tới số phận của nước nhà trước cái hiểm họa Cộng sản, mà chỉ mong thỏa mãn ý muốn riêng tư mà thôi.

 

Một con người như thế, quả thật không còn xứng đáng nắm vai chủ chốt, mà bức công hàm triệu thỉnh Thủ Tướng Ngô Đình Diệm sang Pháp giữa lúc Bình Xuyên đang nổi loạn, quả là “Giọt nước làm tràn miệng ly”, không ai có thể chấp nhận được. Một cuộc cách mạng phải xảy ra. Và cuộc cách mạng ấy đã xảy ra tại Dinh Độc Lập ngày 29 tháng 4 năm 1955. Cho nên, khi cái khung hình của Bảo Đại rơi đánh đùng một tiếng xuống nền Dinh Độc Lập, thì bao nhiêu gót giầy cùng giẫm lên giữa những tiếng la hét giận dữ…

 

Trong bầu không khí tột cùng sôi nổi – có lẽ chỉ xảy ra một lần duy nhất tại Dinh Độc Lập mà thôi – các diễn giả dần dần buông rơi hết mọi sự dè dặt lúc đầu, để trở nên nhiệt thành với cách mạng, và dơ tay tán đồng một cách nhanh chóng, dễ dàng, mọi ý kiến do tôi và Hồ Hán Sơn lần lượt đưa ra. Hội nghị đã lưu lại cho lịch sử một Bản Quyết Nghị nảy lửa, gồm 3 điểm như sau:

 

1 Truất phế Bảo Đại.

2 Giải tán Chính phủ Ngô Đình Diệm.

3 Ủy nhiệm Chí sĩ Ngô Đình Diệm Thành lập Chính phủ  Cách Mạng Lâm Thời, tổ chúc Tổng Tuyển Cử, tiến tới Chế độ Cộng Hòa.

 

Có một điều đáng nói, là sau khi tuyên bố giải tán Chính phủ Ngô Đình diệm rồi, các diễn giả đâm ra lúng túng, không biết dùng tước hiệu gì kèm theo cái tên của Cụ Ngô Đình Diệm, chả nhẽ lại lại gọi trống không thì khiếm nhã. Tôi bèn đề nghị hai chữ “Chí Sĩ” và được cử tọa hoan nghênh. Kể từ đó, danh từ Chí Sĩ thường được nhắc nhở trong dư luận. Tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy vừa đúng 5 giờ chiều. Nghĩa là cuộc họp đã kéo dài suốt 7 tiếng, được chính phủ cung cấp bữa ăn trưa đạm bạc bằng bánh mì thịt nguội và nước ngọt.

 

Bây giờ là lúc cử tọa đề nghị Chủ tịch Nguyễn Bảo Toàn thân hành đi mới Thủ Tướng Ngô đình Diệm xuống phòng họp, để nghe kết quả.  Khi Thủ Tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngò cuộc họp bất thường này lại quay sang một chiều hướng khác, dẹp tan cái chuyện “Thủ Tướng nên đi hay không nên đi sang Pháp”, và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy. Thâm tâm ông chỉ muốn được khuyến cáo là có nên thi hành mệnh lệnh của Bảo Đại hay không mà thôi. Ai ngờ bây giờ chẳng những người ta không chịu để ông ra đi, mà người ta còn hất chân ông Quốc Trưởng, và giải tán luôn cái Chính phủ hiện hữu của ông, thì hỏi còn cái biến cố nào đáng ghê sợ hơn?

 

Thành thật mà nói, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không thể không vui mừng khi hất đi được cái gánh nặng: “Thừa ủy nhiệm Đức Quốc Trưởng” trên vai, khi loại bỏ được một hình ma bóng quế luôn đe dọa ông trong khi hành xử quyền hành. Tuy nhiên, hất cái gánh nặng kia, thì lại đèo theo lên vai cái gánh nặng mới khác của Ủy Ban Cách Mạng, phải chịu quyền ủy nhiệm của Cách Mạng trong những ngày sắp tới, thì còn biết xử trí làm sao đây? Cho nên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thoáng lộ vẻ đăm chiêu, và nói bằng một giọng trầm mặc:

 

“Xin quý Ngài cho tôi được có thời giờ suy nghĩ kỹ vấn đề trọng đại này”.

 image079

Tôi muốn thuật rõ các chi tiết trên đây, để đánh đổ luận điệu ngu ngốc xuyên tạc của mấy ký giả Tây phương cho rằng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã “sắp đặt” và đã “dùng tiền bạc để mua chuộc các đoàn thể chính trị” nhằm “Đẻ” ra “một cuộc cách mạng giả tạo để củng cố quyền hành”. Sự thực cho thấy, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không “Đẻ” ra được cái gì sốt cả, và ông tướng Mỹ Edward Lansdale  cũng chả đóng được “vai trò đạo diễn” nào trong sự thay đổi lịch sử, như bọn nhà báo tây phương đã xác quyết. Trái lại, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955.

 image081

Cánh cửa Cách Mạng đã mở sẵn, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ còn bước qua bằng cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 26 tháng 10 là xong ván bài Bảo Đại. Các nhà báo Tây phương toa rập với bọn Cộng sản Hà Nội, luôn luôn xuyên tạc và bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và miền Nam, luôn luôn chối bỏ các biến cố lịch sử đương nhiên của miền Nam. Nhưng lịch sử bao giờ cũng là lịch sử, biến cố bao giờ cũng là biến cố từ lòng dân chúng miền Nam phát ra. Và riêng tôi xin làm một chứng nhân, sẵn sàng đương đầu với bất cứ ai ngoan cố cho rằng cuộc cách Mạng ngày 29 tháng 4 năm 1955 là “một cuộc cách mạng giả tạo”, là “sản phẩm” của chế độ Ngô Đình Diệm./

 

Email From: Tran Marie hangiangletuyen@gmail.com

22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18977)
Tổng thống Obama nói: “Sau hơn 50 năm chính sách cô lập đã chứng tỏ rằng không có hiệu quả, đã đến lúc bây giờ chúng ta phải thay đổi đường lối bang giao mới ”. Cùng lúc ấy, Chủ tịch Raul Castro cho dân chúng Cuba hay: “Dù còn khác biệt trên nhiều quan điểm giữa Hoa Kỳ và Cuba, bây giờ chúng ta cần phải theo đường lối mới tiến bộ hơn”.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20915)
Nếu Ngài TT Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19857)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17275)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25555)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20336)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20751)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19318)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20043)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19672)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18985)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18301)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18769)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17764)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18256)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18828)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21794)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21400)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18532)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22737)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.