Nguyễn Phúc Liên: Can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính trị

11 Tháng Mười 201511:57 CH(Xem: 15076)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 12 OCT 2015

Can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính trị

 Với nền Kinh tế Tự do Thị trường, Chính trị chỉ được coi là một Môi trường cho sự phát triển Kinh tế. Người làm Kinh tế nhìn thấy Môi trường thuận lợi mà quyết định cho sự làm ăn. Cái Môi trường Chính trị cũng giống những môi trường khác như Thiên nhiên, Khí hậu, Tập quán, Phong tục... Tỉ dụ: cách đây trên 10 năm, Tập đoàn CIBA-GEIZY của Thụy sĩ muốn trồng cây sản xuất thuốc tại Việt Nam. Loại cây đó có nguồn từ Ba-Tây và hợp với đất của những đồn điền cao xu ở vùng đất đỏ Miền Nam. Khi đề nghị với Việt Nam, thì nhà nước CSVN nhất định yêu cầu phải trồng cây đó tại Miền Bắc vì muốn tập trung Kinh tế về Miền Bắc. CIBA-GEIZY đã bỏ cuộc. Khí hậu, đất đai là một môi trường thiên nhiên để người làm Kinh tế quyết định làm ăn.

 Nền Kinh tế Tự do Thị trường coi Chính trị-Luật pháp chỉ là Môi trường (Environnement Politico-Juridique). Vì vậy, không thể lấy Chính trị để quyết định cho những sinh hoạt Kinh tế. Yếu tố quyết định cho Kinh tế là Lợi nhuận tối đa, trong khi đó Chính trị nhằm chiếm đoạt và bảo vệ Quyền lực Cai trị.

 Việc can thiệp của Quyền lực Chính trị vào quyết định đời sống Kinh tế của Tư nhân là điều phải tránh. Quyền lực Chính trị hãy giữ đúng chức năng của mình là tạo một Môi trường Chính tri-Luật pháp cho PHÙ HỢP (Environnement Politico-Juridique ADEQUAT) với một hệ thống Kinh tế mà Dân lựa chọn, nhằm nâng đỡ sự phát triển Kinh tế Tự do và Độc lập, chứ không nhằm bắt Kinh tế phải phục vụ cho Chính trị, nhất là Chính trị độc tài.

 Một số nhà Kinh tế phân biệt việc can thiệp TRỰC TIẾP và việc can thiệp GIÁN TIẾP. Sự phân biệt này được đặt ra vì trào lưu lớn mạnh trước đây của ý tưởng Xã hội tại những nước Tây phương. Đối với những nhà Kinh tế Tự do Thị trường chính thống thì bất cứ sự can thiệp nào của Chính trị cũng đều mang đến những tốn kém xã hội. Nhưng trước trào lưu lớn lên của ý tưởng Xã hội, những nhà Kinh tế ấy có thể chấp nhận cho Nhà Nước đưa ra những Chỉ đạo Kinh tế tổng quát (Directives économiques générales). Đứng về mặt Kinh tế tổng thể (Macroéconomie), thì những nhà Kinh tế chính thống coi Nhà Nước cũng giống như những tác nhân Kinh tế khác (Un des Agents (Acteurs) économiques), nghĩa là có những ảnh hưởng trên Cung và Cầu ở Thị trường. Nhà Nước có những Thu nhập và có những Chi tiêu như mọi tác nhân Kinh tế khác. Việc ảnh hưởng lên Kinh tế qua Cung và Cầu của Thị trường được coi như là việc can thiệp GIÁN TIẾP. Nhà Nước có thể ảnh hưởng vào Kinh tế qua những biện pháp thuế khóa hoặc qua những chi tiêu xây dựng.

 Tóm lại, việc can thiệp TRỰC TIẾP của Chính trị vào Kinh tế là tối kỵ trong hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường. Tuy nhiên nền Kinh tế cũng cho phép Chính trị đưa ra những Chỉ đạo Kinh tế tổng quát (Directives économiques générales) và cho phép việc can thiệp GIÁN TIẾP như vừa trình bầy trên đây.  

 Tìm cách nuôi sống thân xác cá nhân: nền tảng xây dựng Kinh tế tự do

 Tại sao những sinh hoạt Kinh tế thuộc hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường lại chủ trương cấm cản việc can thiệp TRỰC TIẾP của Chính trị vào Kinh tế như trên đã trình bầy ? Phần này và phần tiếp nối sau đây trả lời cho câu hỏi vừa nêu ra.

 Mọi sinh vật, thú vật, con người, khi chào đời, thì việc trước tiên là phải ăn uống để bảo tồn thân xác mình và lớn lên. Không có ăn uống thì thân xác đó chết. Thú vật cũng như con người phải tự kiếm ăn cho chính mình. Đây là bắt đầu của nguyên tắc kiếm sống tự do và cá nhân. Cá nhân mang thân xác riêng và có trách nhiệm với thân xác ấy nếu muốn sống. Khi mới sinh ra, chưa có khả năng tự kiếm sống, thì có cha mẹ bao cấp. Con vật mới sinh ra chưa mở mắt, trẻ con mới chào đời đã phải mang bản năng tìm ra cái vú của mẹ để bú mà sống. Nhưng cha mẹ không thể bao cấp cho cuộc sống như vậy suốt đời của mình vì chính cha mẹ cũng già yếu đi không còn đủ khả năng làm việc để bao cấp. Ngoài cha mẹ ra, nói rằng Xã hội (người khác) có thể bao cấp nuôi sống thân xác mình suốt đời, đó là điều không tưởng. Mỗi con vật, mỗi người phải lo tự làm ăn kiếm sống với mồ hôi nhễ nhãi cá nhân mới mong nuôi sống thân xác mình, nhất là khi về già, bệnh tật.

 Việc mỗi cá nhân tìm cách nuôi sống thân xác riêng của mình là nền tảng cho hệ thống sinh hoạt Kinh tế TỰ DO. Việc kiếm sống cá nhân đòi hỏi phải có PHƯƠNG TIỆN làm ăn. Ở đây, chúng ta đặt ra vấn đề TƯ HỮU những phương tiện kiếm sống. Mỗi con vật, tùy thức ăn phù hợp cho thân xác, mà biến hóa, tạo ra những phương tiện kiếm ăn riêng của mình. Đây là tư hữu tự nhiên. Con chim hút nhụy hoa, cần có mỏ dài. Con sư tử dạng chân ra đái để báo hiệu vùng đất săn thuộc tư hữu của mình. Người nông dân có tư hữu cái liềm để cắt cỏ; anh ngư phủ có tư hữu tấm lưới để bắt cá. Không thể tước đoạt những tư hữu PHƯƠNG TIỆN kiếm sống cá nhân.

 TƯ HỮU là nền tảng phát sinh hệ thống Kinh tế Tự do. Thực vậy, TƯ HỮU là điều tự nhiên. Mà khi những phương tiện kiếm sống thuộc TƯ HỮU, thì hệ luận trực tiếp là phải có TỰ DO xử dụng phương tiện, nếu không tư hữu không còn ý nghĩa.

 Mỗi cá nhân tự kiếm sống nuôi thân xác mình là điều tự nhiên và bó buộc. Phương tiện kiếm sống là tư hữu, cách thế kiếm sống là do cá nhân quyết định trong một Môi trường sống chung (Environnement Politico-Juridique) đòi hỏi phải có TỰ DO SINH HOẠT KINH TẾ cho mỗi cá nhân. Nguyên tắc TỰ DO SINH HOẠT KINH TẾ là một điều tự nhiên, chứ không đến từ một cấu trúc lý thuyết, từ một ý thức hệ nào. Một ý thức hệ, cấu trúc từ suy tư của đầu óc, để bó buộc sự tự nhiên từ bản năng thân xác, đó là một điều không thể chấp nhận.

 Khi Quyền lực Chính trị, nhất là quyền độc tài của một nhóm người, nhân danh một ý thức hệ, can thiệp TRỰC TIẾP vào tư hữu và vào quyết định kiếm sống cá nhân, đó là điều không thể chấp nhận. Dùng quyền lực Chính trị độc tài, dành độc quyền quản trị Kinh kế dù trực tiếp hay gián tiếp qua những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước, mà không bao cấp cho cuộc sống thân xác cá nhân, đó là việc vi phạm vào bản năng tự nhiên kiếm sống của từng người. Một CƠ CHẾ như vậy đối với Kinh tế là một CƠ CHẾ VÔ LƯƠNG. Chúng tôi nói VÔ LƯƠNG bởi vì nếu cơ chế còn bao cấp, thì còn có lương tâm. 

 Nguyên tắc đòi hỏi bởi những ông tổ xây dựng nền Kinh tế Tự do Thị trường

 Từ nền tảng cá nhân buộc phải kiếm sống cho thân xác mình, từ bản năng tự nhiên TƯ HỮU phương tiện kiếm sống, từ hệ luận trực tiếp là TỰ DO xử sụng phương tiện và từ tính cách ĐỘC LẬP quyết định sinh hoạt Kinh tế của mỗi cá nhân, những ông tổ Lý thuyết gia đã xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường. Nguyên tắc được các ông Tổ đó nhấn mạnh thiết yếu là KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP TRỰC TIẾP CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ. Cái nguyên tắc thiết yếu này nhằm:

 =>       Bảo vệ sự TỰ DO và tính cách ĐỘC LẬP của cá nhân trong sinh hoạt Kinh tế kiếm sống cho chính thân xác của từng người (chứ không phải của ý niệm xã hội)

 =>       Phát huy sáng kiến kiếm sống cá nhân và đẩy mạnh hiệu năng sinh hoạt kinh tế 

=>       Tạo sự phát triển Kinh tế chung qua Thị trường Tự do trao đổi với sự cạnh tranh hiệu năng của những cá nhân tham dự Thị trường.

 Từ nguyên tắc này, những Lý thuyết gia xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đã đồng nhất về vị trí của Nhà Nước chỉ là Trung Lập hay Cảnh Sát (Etat Neutre ou Etat Gendarme).

 Qua những Thế hệ, những Lý thuyết gia sau đây giữ vững Nguyên tắc không cho Chính trị can thiệp TRỰC TIẾP vào Kinh tế:

 1) Thế hệ những Nhà Kinh tế Cổ điển Anh (les Classiques Anglais). Đây cũng là những Ông Tổ sáng lập nền Kinh tế Tự do và Thị trường:
Adam SMITH, David RICARDO, Stuart MILL (Thế kỷ 17)

 2) Thế hệ những Nhà Kinh tế Tân Cổ điển (cuối Thế kỷ 19-đdầu Thế kỷ 20): Alfred MARSHALL, PARETTO, WALRAS

 3) Nhà Toán học và Kinh tế gia lừng danh KEYNES sau cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-1930. Ông tổ của Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG lấy phía Cầu (Demande) hướng dẫn phía Cung (Offre).

 4) Thế hệ học trò của KEYNES, hậu Keynes (Post-keynesiens): Paul SAMUELSON (Giải Nobel Kinh tế 1970), FRIEDMANN. Đây là nhưng Giáo sư Kinh tế và Cố vấn cho Hoa kỳ. Họ dậy tại Trường Kinh tế Harvard.

Không thể làm tréo cẳng ngỗng hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia"

 Mô hình Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG cho một Xã hội có Luật lệ, thì những Luật lệ cho sinh hoạt Kinh tế phải do chính những tác nhân Kinh tế đồng thuận theo nguyên tắc Dân chủ, nghĩa là phải tạo một Môi trường chính trị--LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP (Environnement politico--JURIDIQUE DEMOCRATIQUE ADEQUAT). Những khuynh hướng Chính trị tìm cách ảnh hưởng lên những Luật lệ Kinh doanh, nhưng nếu những Luật lệ này không những không theo chiều hướng nâng đỡ phát triển Kinh tế, mà còn có tham vọng bắt những tác nhân Kinh tế phải phục vụ cho quyền lợi đảng phái Chính trị của mình hay cho những cá nhân chính trị nắm quyền hành cai trị, thì đó là vi phạm những nguyên tắc căn bản của một nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG.

 Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG ! Nếu muốn tiến tới nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG đích thực, thì buộc phải trao trả cho Dân quyền định đoạt việc điều hành Xã hội, nghĩa là Dân thiết lập một Thể chế Dân chủ đa nguyên đa đảng./

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN


Geneva, 21.08.2008. Cập nhật Geneva, 11.09.2015

Web : http://VietTUDAN.net


Facebook : Phuc Lien Nguyen

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18841)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18725)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19541)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24357)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23512)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.