CSIS - Hội thảo kín "diễn thử khủng hoảng" ở biển Đông nếu có "đột biến"

26 Tháng Bảy 201511:40 CH(Xem: 15224)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 27 JULY 2015

Có phải Biển Đông bắt đầu gợn sóng?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, 2015-07-23
 image018
Từ trái tiến sĩ Trần Trường Thuỷ, tiến sĩ Wu Shicun, cố vấn cấp cao Châu Á Bonie Glasser, ký giả BBC Bill Hayton và tiến sĩ Scott Kennedy tại CSIS ngày 21 tháng 7, 2015 . Ảnh RFA

<

Mặc Lâm một lần nữa mời Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason trình bày những diễn biến mới nhất trong vấn đề Biển Đông chắc chắn đang được chúng ta quan tâm nhất.

Mặc Lâm: Kính thưa Giáo sư được biết ông vừa tham dự hội nghị Biển Đông được Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh trong tuần trước, xin ông cho biết quan điểm của học giả Trung Quốc có gì đáng chú ý hơn khi họ tham dự các hội nghị tương tự ở nước ngoài?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Không có khác biệt đáng kể. Nói chung, tất cả đều bênh vực lập trường của chính quyền TQ, nhưng họ khác nhau về mức độ và cách bênh vực. Họ đều chống việc Phi Luật Tân kiện TQ trước Tòa án Trọng tài quôc tế, nhưng có người như giáo sư Yee Sienho, thuộc Viện Nghiên Cứu Biên Giới và Hải dương học Trung Quốc lại ủng hộ thủ tục điều giải (conciliation), một phương thức giải quyết tranh chấp qua các thủ tục pháp lý được trù liệu bởi luật quốc tế. Tôi gặp ông này tại một hội nghị trước nữa ở Bắc Kinh, hồi tháng 11 năm ngoái, khi ông đề cập đến giải pháp này. Lần này, gặp lại ông ở CSIS, tôi hỏi và ông khẳng định vẫn ủng hộ thủ tục điều giải nhưng chống vụ kiện của Phi Luật Tân tại Tòa án trọng tài quốc tế.

Mặc Lâm: So với cuộc hội thảo vừa diễn ra tại CSIS mà GS là một thành viên ông thấy có sự khác biệt nào quan trọng nhất?

Cuộc hội thảo tại CSIS khác xa với cuộc hội thảo ở Bắc Kinh...Hội nghị ở BK là cuộc hội thảo lần thứ 8...Số tham dự viên lên đến gần 1,000, phần lớn là các học giả và chuyên viên TQ, chia thành nhiều nhóm và thảo luận về các đề tài khác nhau, mà Biển Đông chỉ là một trong các đề tài thảo luận. Ở CSIS, trọng tâm hội thảo là tranh chấp Biển Đông với nhiều khía cạnh của nó

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Cuộc hội thảo tại CSIS khác xa với cuộc hội thảo ở Bắc Kinh mà tôi tham dư cách đây hơn hai tuần. Hội nghị ở BK là cuộc hội thảo lần thứ 8 của “Cộng đồng học thuật về quan hệ quốc tế và chính trị học.” Số tham dự viên lên đến gần 1,000, phần lớn là các học giả và chuyên viên TQ, chia thành nhiều nhóm và thảo luận về các đề tài khác nhau, mà Biển Đông chỉ là một trong các đề tài thảo luận. Ở CSIS, trọng tâm hội thảo là tranh chấp Biển Đông với nhiều khía cạnh của nó. Đây là cuôc hội thảo lần thư 5 về đề tài này do CSIS tổ chức.

Vì tính cách hấp dẫn của nó, nên chỉ hai giờ sau khi loan tin đã có 400 người ghi danh, nhưng CSIS chỉ có chỗ cho 250 người cho nên cuối cùng họ phải gạt ra ngoài 500 người muốn tham dự.Vi thế, toàn thể cuộc hội thảo đều được phổ biến ngay lập tức (simulcast) trên internet để mọi người có thể theo dõi, trừ panel cuôi cùng về cuộc thảo luận thử ở Hội đồng an ninh quốc gia khi có một cuộc khủng hoảng (giả tưởng) ở Biển Đông.

Ở Bắc Kinh, tôi là diễn giả duy nhất không phải là người TQ. Ở Washington, DC, ngoài các chuyên gia Mỹ, diễn giả đến từ nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau, trong đó có 2 học giả TQ.

Ở hội nghị Bắc Kinh, lẽ tự nhiên, khuynh hướng chủ yếu là ủng hộ lập trường và chính sách của TQ. Ở CSIS lần này, khuynh hướng chủ yếu là chỉ trích TQ, nhất là việc họ gấp rút xây đá ngầm thành đảo nổi trong vòng một năm qua.

Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet.

Mặc Lâm: Việc Đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương thị sát trên Biển Đông liên tiếp 7 giờ liền theo GS nó đưa ra thông điệp gì thưa ông?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Nó đưa ra thông điệp là Mỹ không chấp nhận những “sự đã rồi” do TQ đặt ra cho mọi người, và Mỹ nhất quyết chống lại việc đơn phương thay đổi nguyên trạng, bất chấp luật quốc tế.

Ở hội nghị Bắc Kinh, lẽ tự nhiên, khuynh hướng chủ yếu là ủng hộ lập trường và chính sách của TQ. Ở CSIS lần này, khuynh hướng chủ yếu là chỉ trích TQ, nhất là việc họ gấp rút xây đá ngầm thành đảo nổi trong vòng một năm qua

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Mặc Lâm: Hạ viện Nhật thông qua Đạo luật an ninh giúp cho quân đội nước này hoạt động rộng rãi và hiệu quả hơn có phải thêm một bất lợi lớn cho Trung Quốc?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đúng vậy. Trong cuộc hội thảo, có học giả đặt câu hỏi cái gì đã khiến cho TQ áp dụng một chính sách tự gây thất bại (self-defeating) như vậy. Vì coi sự can dự càng ngày càng tăng của Nhật ở Biển Đông làm bất lợi cho TQ cho nên một học giả TQ khi đề nghị giải pháp giải quyết tranh chấp đã đề nghị không cho Nhật “can thiệp” vào vấn đề Biển Đông; họ lập luận rằng Biển Đông không đụng chạm đến quyền lợi và chủ quyền của Nhật.

Mặc Lâm: Tất cả những diễn biến này có phải là yếu tố khiến các nhà quan sát đi đến nhận định rằng phe bảo thủ Việt Nam có vẻ yếu thế hơn trước đây vì yếu tố Trung Quốc đang suy giảm?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Những hành động lấn áp của TQ đối với Việt Nam, nhất là vụ giàn khoan HD 981 năm ngoái và việc xây cất ồ ạt gần đây nhằm biến đá ngầm thành đảo nổi tạo ra sự chống đối mạnh mẽ tại VN trong quần chúng cũng như trong chính quyền. Lập trường thân TQ là một lập trương thất nhân tâm trong chính trị VN cho nên có lẽ ít người muốn bi gán cho cái nhãn hiệu thân TQ.

Nói theo cách nói của ông thì có thể nói rằng quan tâm về mối đe dọa TQ ở VN càng lớn thì ảnh hưởng chính trị của TQ ở VN càng nhỏ.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18616)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20047)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21131)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19526)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18321)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22291)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18624)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20660)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19907)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25207)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20137)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18507)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17696)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20365)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17693)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20289)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20299)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20785)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22093)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18753)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…