Vũ khí, phương tiện tối ưu trong cuộc so găng tranh chấp biển Đông

23 Tháng Sáu 201511:38 CH(Xem: 15984)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 24 JUNE 2015
blank
Tàu ngầm Kilo Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh – DR

Tên lửa DF-21D Trung Quốc có thể vươn tới Philippines, bao trùm Biển Đông

14/04/2015

 (An ninh quốc tế) - Giới chức quân sự Mỹ ước tính rằng, DF-21D có tầm bắn tối đa trên 1450 km.
blank
Tên lửa DF-21D, hình minh họa.

Tờ Vượng Báo Đài Loan ngày 13/4 đưa tin, theo báo cáo đánh giá của văn phòng Tình báo hải quân Mỹ, tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D Trung Quốc đã mở rộng, có thể vươn tới lãnh thổ Philippines bằng nhiều cách. Cũng theo tình báo hải quân Hoa Kỳ, Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể về chất lượng binh chủng không quân trong hải quân, lực lượng tàu ngầm và ngày càng có khả năng tấn công chính xác mục tiêu tầm xa hàng trăm dặm từ đại lục.

Báo cáo của tình báo hải quân Mỹ cho biết, việc Bắc Kinh triển khai các tên lửa DF-21D được cho là loại tên lửa đạn đạo chống tàu hàng đầu của thế giới sẽ mở rộng phạm vi tấn công của quân đội Trung Quốc xuống các khu vực xa hơn ở Biển Đông. Giới chức quân sự Mỹ ước tính rằng, DF-21D có tầm bắn tối đa trên 1450 km.

Ngoài việc cải tiến chất lượng, quân đội Trung Quốc cũng đang mở rộng lực lượng chiến hạm hiện nay lên 300 tàu, kể cả lực lượng tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra vũ trang mang tên lửa, chiến hạm mặt nước các loại. Trung Quốc đã sử dụng việc mở rộng sức mạnh hải quân trong các tranh chấp hàng hải khác nhau, bao gồm Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng sẵn sàng khẳng định yêu sách biển (vô lý, phi pháp) của họ trước khả năng quân sự ngày càng tăng, bất chấp các hành động như vậy có nguy cơ làm trầm trọng thêm mối quan hệ với các nước láng giềng, báo cáo cho biết. Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc cũng đang phát triển nhanh chóng, sẽ tăng từ 59 tàu ngầm động cơ diesel và 9 tàu ngầm hạt nhân hiện nay lên 63 tàu ngầm diesel và 11 tàu ngầm hạt nhân vào năm 2020

(Theo Giáo Dục)

Trung Quốc định kéo J-11 ra Chữ Thập, nếu động binh Mỹ sẽ lập tức nhảy vào

Hồng Thủy

22/06/15
blank
Chiến đấu cơ J-11 của Không quân Trung Quốc.

(GDVN) - Trung Quốc nhận ra đối thủ quan trọng nhất là Mỹ chắc chắn sẽ nhảy vào ngay lập tức nếu quân đội nước này sử dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc vũ lực.
blank
Hình minh họa. Ảnh: paralay.iboards.ru

South China Morning Post ngày 21/6 đưa tin, Trung Quốc có thể đặt chiến đấu cơ J-11 của họ trên một số đường băng vừa được xây dựng tại các đảo nhân tạo bồi lấp (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) một khi công việc này hoàn tất, giới phân tích cho biết. Việc triển khai (bất hợp pháp) J-11 ở Trường Sa sẽ mở rộng đáng kể phạm vi tác chiến của quân đội nước này khỏi giới hạn từ các căn cứ ở Hải Nam.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng J-11 Trung Quốc sẽ chỉ giới hạn trong vai trò phòng thủ bởi nó là chiến đấu cơ thế hệ cũ, không thể sánh với các chiến đấu cơ tiên tiến của không quân Hoa Kỳ. J-11 đã bị mất nhiều lợi thế cạnh tranh kể từ khi Bắc Kinh chế tạo (nhái lại) dựa trên mô hình Su-27 của Liên Xô. Nhưng loại chiến đấu cơ này được xem là tài sản quan trọng của không quân Trung Quốc.

Hoàng Triệu, một cựu phi công Trung Quốc 80 tuổi nói với South China Morning Post, là máy bay tấn công tầm xa, J-11 sẽ được Bắc Kinh điều động ra Trường Sa (bất hợp pháp). Mỗi lần khi J-11 bay trên bầu trời, nó cũng nhắc nhở quyết định lịch sử cách đây 25 năm thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nhanh chóng của không quân Trung Quốc, Hoàng Triệu bình luận.

Quân ủy trung ương Trung Quốc đã thông qua phương án ngày 30/6/1990 để mua 24 chiếc Su-27, máy bay tiên tiến nhất của Liên Xô lúc đó. Thỏa thuận này hình thành sau 3 sự kiện khiến Bắc Kinh suy nghĩ lại về lực lượng không quân của mình, Antony Wong Dong từ Macau bình luận với South China Morning Post. Việc đầu tiên là Mỹ cấm vận bán vũ khí cho Trung Quốc sau sự kiện đàn áp người biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn.

Thứ hai là tại Trung Đông, Bắc Kinh cũng đã thấy Washington và đồng minh giành chiến thắng nhanh chóng như thế nào trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, còn gọi là Chiến dịch Bão táp sa mạc bằng lực lượng không quân. Thứ ba, Washington cũng đã đồng ý bán cho Đài Loan 150 máy bay chiến đấu thế hệ mới F-15, một bước nhảy vọt về số lượng cũng như công nghệ nếu so với chiến đấu cơ J-8 cũ kỹ của Trung Quốc.

Việc Bắc Kinh tìm cách mua Su-27 là không bình thường. Liên Xô trải qua thời kỳ khó khăn, khan hiếm nên đã đồng ý bán cho Trung Quốc, trong đó 70% giá trị đơn hàng được Bắc Kinh thanh toán bằng hàng công nghiệp nhẹ và thực phẩm. Thỏa thuận này cũng bao gồm 2,5 tỉ USD cho phép chia sẻ công nghệ, dây chuyền chế tạo Su-27 để Trung Quốc có thể dập khuôn hàng loạt máy bay phản lực trong nước.
blank
Không quân Trung Quốc, ảnh: Jeffhead.com

Thỏa thuận tưởng chừng sụp đổ khi Liên Xô tan rã 18 tháng sau đó, nhưng Tổng thống mới của Nga Boris Yeltsin hứa tôn trọng các điều khoản đã ký với Bắc Kinh. Việc cung cấp và chuyển giao công nghệ Su-27 cho Trung Quốc bắt đầu từ tháng 2/1991 và kết thúc tháng 9/2009. Việc mua Su-27 đã giúp không quân Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với không quân Đài Loan và hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng gần như phá sản của Moscow, Antony Wong Dong bình luận.

Với lực lượng Su-27 và "anh em" của nó, J-11, J-11B do Tổng công ty Máy bay Thẩm Dương chế tạo, không quân Trung Quốc bắt đầu khoe sức mạnh cơ bắp, tỏ ra cứng rắn hơn. Vụ việc gần đây nhất được Bắc Kinh công khai xác nhận là vào tháng 8 năm ngoái, một chiếc J-11 đã tiếp cận máy bay P-8A Poseidon của Hoa Kỳ chỉ trong vòng 10 mét, cách đảo Hải Nam 220 km về phía Đông. J-11 Trung Quốc đã cắt mũi máy bay Mỹ và thực hiện cú nhào lộn đe dọa ở cự ly gần.

Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa.
Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh. Bắc Kinh rêu rao xây đảo nhân tạo để phục vụ mục đích dân sự, nhưng họ đã thất bại trong việc dập tắt nghi ngờ rằng đây là một căn cứ quân sự mới (phi pháp, nguy hiểm) án ngữ một trong những tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.


J-11 có bán kính tác chiến 1500 km, ó thể mở rộng thêm với các thùng nhiên liệu bổ sung. Nếu Bắc Kinh đặt J-11 trên các đảo nhân tạo này sẽ giúp tăng cường cự ly tác chiến của không quân Trung Quốc thêm khoảng 1000 km về phía Nam. Nếu kết hợp với tàu sân bay Liêu Ninh, Bắc Kinh có thể hoàn thành mục tiêu chuyển phòng ngự gần bờ sang tác chiến xa bờ.

David Tsui, chuyên gia quân sự từ đại học Tôn Dật Tiên nói với South China Morning Post, J-11 chỉ đủ hiệu quả để bảo vệ 7 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp), nhưng không đủ tinh vi để sử dụng cho một cuộc tấn công. "Trung Quốc nhận ra đối thủ quan trọng nhất là Mỹ chắc chắn sẽ nhảy vào ngay lập tức nếu quân đội nước này sử dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc vũ lực để giải quyết vấn đề", David Tsui bình luận.

"Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ", David Tsui khẳng định.

Hồng Thủy

Su-35 Nga liệu có “chắp cánh cho giấc mộng Trung Hoa”?

20/06/2015

(An ninh quốc gia) - Mátxcơva dường như có ý định bán chiến đấu cơ tối tân Su-35 cho Bắc Kinh vào cuối năm nay. Giới phân tích đánh giá loại phi cơ này có tầm bay xa đủ để giúp Bắc Kinh thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” trên Biển Đông (?)
blank
Phi cơ tối tân Su-35 của Nga. (Ảnh: NT)

National Interest ngày 19/6 viết Nga gần đây đã bộc lộ ý định bán cho Trung Quốc chiến đấu cơ Su-35 tiên tiến nhất của mình vào cuối năm nay. Su-35 được cho là sẽ giúp Bắc Kinh tăng cường sức mạnh (bành trướng) quân sự trên Biển Đông.

Báo trên dẫn lời ông Yuri Slyusar, Chủ tịch United Aircraft Corp, nhà sản xuất phi cơ dân sự và quân sự của Nga, mới đây phát biểu tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris (Paris Air Show) đang diễn ra ở Pháp rằng: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”.

Tuy nhiên ông Yuri Slyusar nhấn mạnh, giao dịch này sẽ phải được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng về hợp tác quân sự liên bang.

National Interest cho biết Bắc Kinh đã đàm phán với Mátxcơva trong nhiều năm để mua được dòng chiến đấu cơ tiên tiến Su-35, loại máy bay được Nga cho là thuộc thế hệ 4++. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán gần đây đã gặp bế tắc vì Nga lo Trung Quốc sẽ… copy công nghệ sau khi có được phiên bản Su-35, giống như điều đã xảy ra với chiếc Su-27.

Trước đây, có nguồn tin cho rằng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chỉ muốn mua một số lượng nhỏ Su-35 để tìm hiểu công nghệ chế tạo động cơ phản lực 117S của Nga nhằm copy sang hàng loạt chiến đấu cơ “made in China”.

Bởi vậy, Mátxcơva muốn Bắc Kinh phải mua một lô lớn Su-35 ngay từ đầu để có một khoản kếch xù nhằm bù lại các tổn thất nếu PLA copy thành công công nghệ quân sự của Nga. Tuy nhiên, có lẽ do những căng thẳng giữa Nga và phương Tây sau cuộc khủng hoảng Ukraine, Mátxcơva đã chấp nhận xuống nước, theo National Interest.

IHS Jane tháng 11 năm ngoái dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay nước này chỉ yêu cầu Bắc Kinh mua 24 chiếc Su-35 thay vì 48 chiếc như trước đó.

Nguồn tin trên nói với IHS Jane: “Tôi nghĩ rằng hợp đồng sẽ được ký kết vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015… Điều duy nhất phải làm là xem xét tỉ mỉ một số chi tiết và các vấn đề kỹ thuật”.

Nguồn tin nói rằng: “Tôi tin rằng nếu tất cả mọi thứ được thực hiện một cách thích hợp, các phi công của Trung Quốc có thể bắt đầu bay huấn luyện (Su-35) vào năm 2016″. Hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao đàm phán phi vụ này dường như đang chững lại.

Su-35 phải chăng là công cụ giúp Trung Quốc hiện thực hóa “giấc mộng” độc chiếm Biển Đông?

Theo Defense News, chiến đấu cơ  Su-35 của Nga được cho là có khả năng đánh bại F-16, máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Hoa Kỳ. Báo trên cho biết Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach. Ngoài ra, Su-35 có thể bay xa đáng kể để giúp Bắc Kinh có thể tiếp tục tham vọng “độc chiếm” Biển Đông (?)

Báo chí Mỹ nhận định Bắc Kinh từng gặp khó khăn khi muốn duy trì một sự hiện diện (bất hợp pháp) thường xuyên trên 2,25 triệu km2 ở Biển Đông. Tờ Diplomat của Nhật cho biết, hiện tại máy bay của không quân Trung Quốc trên đất liền có thể tuần tra ở Biển Đông, nhưng vấn đề nhiên liệu gây hạn chế lớn tới thời gian hoạt động của các phi cơ của hải quân Trung Quốc.

Muốn thực hiện tham vọng bành trướng Biển Đông, thúc đẩy các yêu sách vô lý và ngang ngược của Bắc Kinh, Trung Quốc được cho là phải có được tầm xa và tốc độ của Su-35. Về vấn đề nhiên liệu, chiến đấu cơ Su-35 hơn hẳn Su-27 của Nga mà Bắc Kinh đang sở hữu.

Ưu việt hơn hẳn Su-27 hay chiếc J-11D nội địa của Trung Quốc, Su-35 sở hữu khả năng mang thùng nhiên liệu bên ngoài giúp tăng 20% công suất nhiên liệu. Su-35 có thể mang 11,5 tấn nhiên liệu, trong khi J-11D tối đa chỉ mang theo được 9 tấn.

(Theo Kiến Thức)
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17656)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19490)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17226)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15779)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17906)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16998)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18529)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23168)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20639)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20088)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18879)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18680)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17011)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26250)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17446)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22639)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21488)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18573)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20010)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.