Trần Diệu Chân "phản luận" bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương

07 Tháng Năm 201511:36 CH(Xem: 16703)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 08 MAY 2015
Nhà văn Dương Thu Hương cần xét lại ngôn từ
Trần Diệu Chân
2015-05-05

LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
blank
Nhà văn Dương Thu Hương tại văn phòng RSF

image031 Photo by Tuong An

Qua bài phỏng vấn có tựa “40 năm, nhìn lại về ngôn từ” của thông tín viên Tường An (RFA) hôm 11-3-2015, nhà văn Dương Thu Hương (DTH) đã có những phát biểu đáng tiếc, mang tính xúc phạm nỗ lực đấu tranh chấm dứt chế độ cộng sản Việt Nam nói chung và xúc phạm một tổ chức đấu tranh nói riêng, đó là đảng Việt Tân.

Dù bà DTH đã từng được ngưỡng mộ như là một ngòi bút can đảm trong nước, nhưng qua những phát biểu trong bài phỏng vấn, bà đã để lại những ấn tượng tiêu cực trong độc giả:

Thứ nhất, một nhà văn tranh đấu như bà và đã có một thời gian dài ở hải ngoại (từ 2006 tới nay), nhưng rất tiếc vẫn chưa nhìn ra “tính công bằng” của thế giới tự do, văn minh, đó là khi phát biểu hay viết điều gì thì cần phải tham khảo, nghiên cứu cho kỹ.

Thứ hai, mặc dù sang định cư tại Pháp khá lâu nhưng có lẽ bà ít có dịp giao tiếp với môi trường đấu tranh của Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản ngoài Paris như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu… nên bà đã có cái nhìn rất sai lệch về những người miền Nam tị nạn. Từ đó các phát biểu của bà mang đầy cảm tính, thiên kiến, và “vơ đũa cả nắm”.

Dù đã có nhiều vị lên tiếng và đã có những góp ý/phân tích rất hay, nhưng tôi cũng vẫn xin bổ túc đôi điều, nhất là từ cương vị của một đảng viên Việt Tân đã tham gia đấu tranh chống độc tài cộng sản hơn 3 thập niên qua để xây dựng lại một quê hương tự do, dân chủ và nhân bản, tức là cùng chia xẻ ước mơ chung của dân tộc, trong đó có bà DTH.

Ngày 30-4-1975 là ngày “Quốc Hận”

Bà Dương Thu Hương phát biểu: “Về mặt những người miền Nam mà gọi là “Quốc hận” thì họ cũng phải nhìn lại. Tại sao? Tại sao lại là “Quốc hận” Trước khi hận những người khác họ phải hận chính họ.”(trích từ bài phỏng vấn)

Bà DTH không nên “dạy” người miền Nam như thế. Ai đã là người VN yêu nước, có tinh thần trách nhiệm trong giai đoạn lịch sử này cũng đều cảm thấy “ân hận” vì đã để đất nước rơi vào tay cộng sản. Những người bị cộng sản lừa bịp, lợi dụng để phục vụ cho chủ thuyết ma quái này, ngày hôm nay tỉnh ngộ, chắc chắn còn “ân hận” nhiều hơn cả những người miền Nam chống cộng mà “bị buộc” phải thua cuộc.

“Hận” mình, “hận” người (đồng minh Hoa Kỳ phản bội, bỏ rơi), “hận” bọn cộng sản tham tàn quốc tế ..., nhưng “hận” nhất vẫn chính là những kẻ mang hình dáng Việt Nam mà cuồng tín phục vụ cho hai đế quốc Liên Xô, Trung Cộng và chủ thuyết cộng sản độc hại nhất của nhân loại. Họ đã dùng bạo lực và lừa dối để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc đối với miền Nam, và tiếp tục trả thù, gây chết chóc, tang thương trên toàn cõi đất nước sau chiến tranh - kéo dài cho tới ngày hôm nay.  Hầu hết 90 triệu đồng bào đều là nạn nhân của chế độ tồi bại này, làm sao mà họ không “uất hận” cho được.

Ngày “Quốc Hận” 30-4-1975 nhắc nhở mọi con dân Việt Nam về biến cố lịch sử đau thương này để chúng ta không ngừng nghỉ nỗ lực “Kháng Cộng” hầu chấm dứt chủ nghĩa cộng sản phi nhân và tàn bạo trên quê hương yêu dấu, không phải để trả thù mà để trả lại cho dân tộc Việt Nam một đời sống yên lành, hạnh phúc trong hơi ấm tình người.

So sánh Nam Việt Nam với Nam Hàn là phiến diện và khập khiễng

Bà DTH phát biểu: Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại ?  Tại sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ đã chớp lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh phồn thịnh, còn miền Nam thì không ? (trích từ bài phỏng vấn)

So sánh hai quốc gia với hai hoàn cảnh chính trị, địa dư hoàn toàn khác nhau như vậy cho thấy bà DTH đã nhìn lịch sử quá phiến diện.

Điểm khác biệt to lớn mà bà đã không nhìn ra giữa hai cuộc chiến tại Việt Nam và Triều Tiên là sự can dự quân sự khổng lồ của hai đế quốc Liên Xô và Trung Cộng vào Việt Nam so với Triều Tiên.

Liên Xô và Trung Cộng đã biến Việt Nam thành một bãi chiến trường quốc tế, khiến xương máu Việt Nam đã bị hy sinh nhuộm đỏ núi sông để thỏa mãn tham vọng cộng sản hóa Đông Dương của lãnh đạo CSVN.

Chính những tham vọng điên rồ này mà bà DTH đã phải thức tỉnh bật khóc khi vừa từ Bắc vào Nam năm 1975, và thấy hậu quả tang thương của đất nước tiếp tục 40 năm sau. Tại sao một Việt Nam không chiến tranh mà lại đi giật lùi quá xa so với Nam Hàn - một quốc gia chỉ ngang ngửa Nam Việt Nam về chỉ số kinh tế trước năm 1975, vậy mà bây giờ họ đã bỏ đất nước ta quá xa về mọi mặt? Việt Nam muốn bắt kịp Nam Hàn phải mất ít ra là 140 năm nữa.

Xúc phạm nỗ lực đấu tranh của đồng bào hải ngoại
blank
Trưa 30/4/2015 một cuộc biểu tình tưởng niệm 40 năm ngày Sài gòn sụp đổ do cộng đồng ngườii Việt vùng Maryland, Virginia, Whasington tổ chức diễn ra trước tòa Đại sứ Việt Nam tại thủ đô Washington DC. RFA PHOTO.

DTH phát biểu:“Bây giờ nhìn lại những phong trào chống Cộng của người Việt hải ngoại, ta thấy cái gì ? Trừ những vụ treo đầu dê bán thịt chó như Hoàng Cơ Minh ra, rất nhiều chính khách khác chỉ chờ cơ hội để về Việt Nam thương thuyết với Cộng sản để chia ghế. Những nhà chống Cộng ở đây tôi biết thì hoàn toàn là một thứ trò du hí để thoả mãn cái lòng tự tôn của họ. Bởi vì sống ở nước ngoài họ không có một gương mặt hãnh diện, một vị trí xứng đáng cho nên là họ nêu chiêu bài chống Cộng, nhưng lúc nào cũng ngóng chờ Cộng sản chìa tay ra để trở về chia ghế. Và có những ông Cộng sản chưa cần mời đã vội vàng đến sứ quán làm lành trước . Vì sao . vì họ thấy đấu tranh mệt mỏi quá, hàng Cộng sản đi kiếm được một chút vui thú trong cuối đời. Cho nên bây giờ muốn chiến thắng Cộng sản thì trước tiên phải chiến thắng chính bản thân mình. Bây giờ rất nhiều Việt kiều ở nước ngoài chửi Cộng sản nhưng về trong nước lại vui thú, bởi vì Cộng sản cho làm ăn, cho kiếm tiền, cho chơi gái rẻ. Cho nên cái tinh thần chống Cộng của rất nhiều người theo tôi nó cũng giống như cái đuôi con chó, vẫy lên rồi vẫy xuống theo cái lợi ích của họ”.(trích từ bài phỏng vấn)

Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đã hy sinh cuộc sống ấm êm tại hải ngoại để trở về cùng dân tộc đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài cộng sản. Trên đường phục vụ Tổ Quốc, ông và một số lãnh đạo của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (gọi tắt là đảng Việt Tân) đã anh dũng hy sinh.

Những sự hy sinh nói trên vào đầu thập niên 80, trong hoàn cảnh tan tác của đất nước, trong sự ngoảnh mặt của thế giới, đã thắp lên ngọn lửa đấu tranh sáng ngời chính nghĩa, và đã để lại cho Việt Tân nói riêng, đất nước nói chung, một di sản quý báu, đó là tấm gương yêu nước và hy sinh tuyệt vời vì đại nghĩa.

Nếu không trân quý thì cũng nên im lặng đối với những người đã hy sinh. Bà DTH không nên dùng những lời cáo buộc, vơ đũa cả nắm, so sánh một cách xúc phạm  đối với một Tướng lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và những người yêu nước đã và đang miệt mài đóng góp vào đại cuộc giải phóng dân tộc khỏi gọng kìm của những kẻ phản bội “hèn với giặc, ác với dân”?

Nếu thật sự là một người quan tâm, bà DTH không thể nào không nhìn thấy những giá trị đóng góp của cộng đồng hải ngoại trong công cuộc đấu tranh chung, qua một vài tóm lược sau đây:

-Cộng đồng người Việt hải ngoại trong 40 năm tỵ nạn đã phất lên ngọn cờ chính nghĩa và giữ vững lập trường đấu tranh chống độc tài cộng sản một cách quyết liệt và không khoan nhượng trước những chính sách chiêu dụ “hòa giải, hòa hợp” của thiểu số lãnh đạo CSVN.

-Tranh thủ sự hậu thuẫn của thế giới đối với công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa hiện nay của dân tộc Việt Nam. Đồng thời vận động thế giới áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền và ngăn chận những đàn áp đối với các nhà dân chủ tại Việt Nam.

-Làm cho CSVN phải thất bại trong kế hoạch bao vây kinh tế đối với các nhà dân chủ và những người yêu nước bằng sự kiên trì hỗ trợ tài chánh, phương tiện để bà con quốc nội có điều kiện thăm nuôi thân nhân bị tù, thuốc men chữa bệnh; mướn luật sư bênh vực, nhất là giúp bà con dân oan có phương tiện đi tìm công lý…

-Góp phần phá vỡ bức màn bưng bít của CSVN dưới nhiều hình thức và nhất là tạo một chỗ dựa tình thần cho các nhà dân chủ, các tổ chức đấu tranh trong nước để có thể vượt qua tình trạng khống chế, cô lập của bộ máy an ninh.

Nói tóm lại, sự hiện hữu của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại sau năm 1975 đã trở thành một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho phong trào dân chủ ngày một lớn mạnh, vượt qua mọi khó khăn, sóng gió để từng bước đối đầu công khai với chế độ Hà Nội.

Sau cùng, các phát biểu của bà DTH đã được đài Á Châu Tự Do (RFA) phát thanh hôm trung tuần tháng 3/2015 và đã gây ra nhiều sự phẫn nộ trong Cộng đồng, đặc biệt là đối với rất đông thân hữu của đảng Việt Tân liên quan đến Tướng Hoàng Cơ Minh.

Trong tinh thần tôn trọng sự thật, công bằng và lẽ phải, chúng tôi mong đài RFA sẽ cho loan tải bài phản luận này trên hệ thống của quý đài.

Trần Diệu Chân


*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

+++++++++++++++++++++++++

Nhà văn Dương Thu Hương: 40 năm, nhìn lại về ngôn từ

Tường An, thông tín viên RFA

2015-03-11
blank
Nhà văn Dương Thu Hương tại văn phòng RSF
image031 Photo by Tuong An

Trong hồi ức 40 năm, đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện nhà văn Dương Thu Hương về quan điểm của bà về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến Bắc-Nam cũng như những hệ luỵ của nó.

Tường An: Thưa bà, cách đây đã lâu, trong một bài viết, bà có nói ngày 30/4, vào đến miền Nam bà đã ngồi trên vỉa hè và khóc. Nhân đây bà có thể giải thích về những giọt nước mắt ngày 30/4, 40 năm về trước không ạ ?

Dương Thu Hương: Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng hơn, vì họ có thể văn minh hơn vì văn hoá nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự.

Sau này tôi mới hiểu tôi cũng ngây thơ tôi khóc thế thôi. 30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa là vì chúng tôi bị lừa. Chúng tôi đi không nghĩ ngày về, nhưng mà  chúng tôi tưởng chiến thắng quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn là không phải. Và tất cả tuổi trẻ của chúng tôi đã bị tiêu huỷ đi. Và vì vậy mà tôi khóc, trong những giọt nước mắt của tôi có cái phần chung cho dân tộc và có phần riêng của chúng tôi, của những người bạn tôi đã chết và của bản thân tôi đã hy sinh tuổi xuân một cách vô ích.»

Tường An: Thưa bà, cuộc chiến dài 21 năm mà miền Bắc gọi là «Chống Mỹ cứu nước» đã chấm dứt vào ngày  30/4, bà có nhận xét gì về cái ngày mà Việt Nam ngưng tiếng súng, ngày mà đại tướng Văn Tiến Dũng gọi là «thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX » ạ?

Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại?
-  Bà Dương Thu Hương

Dương Thu Hương: Đối với tôi ngày 30/4 có 2 phía : phía những người Việt ở miền nam thì gọi là ngày «Quốc hận», phía những người Việt ở miền Bắc thì gọi là «ngày Giải phóng của dân tộc» thì tất cả 2 cái đó thì tôi cho là cần phải xét lại ngôn từ , bởi vì ngôn từ nó cũng bấp bênh và nó cũng chao đảo với thời gian, nói tuỳ theo quan niệm con người , tuỳ theo cách nhìn con người để mà thay đổi.

Về phía những người miền Bắc tưởng rằng đó là một sự sung sướng, một chiến công lừng lẫy, một thắng lợi vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Bây giờ nhìn lại tôi thấy nó chỉ là một ánh đèn loé lên trên một chặng đường, mà cái chặng đường ấy phía sau khi ánh đèn ấy loé lên  thì nó đã dần dần trôi vào bóng tối. Thắng lợi ngày 30/4 là một thứ mà người ta gọi là « illusion » tức là một ảo ảnh. Bởi vì sau cái ảo ảnh ấy thì có những thực tại chồm đến và người Cộng sản ngập trong những cái thực tại ấy.

Sự thất bại liên tục của họ trên tất cả những chính trường, trên ngoại giao cũng như là đối nội.

Tường An: Bà có thể giải thích tại sao từ một chiến thắng mà người Cộng sản gọi là «cuộc kháng chiến thần thánh » họ lại trở nên thất bại sau này như bà nhận định ?

Dương Thu Hương: Cái sự chiến thắng đó đem cho họ một lòng kiêu hãnh quá độ. Cho nên cái chiến thắng ấy là mở màn cho tất cả những thất bại sau này. Và bây giờ, mặc dù họ còn giữ được chính quyền nhưng cái thất bại thì rõ ràng không ai có thể chối cãi được là họ đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều đình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả nh người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác.

Chiến thắng 30/4 khiến cho những người Cộng sản có món mồi bở béo giống như ông Nguyễn văn Trấn viết trong cuốn «Viết cho Mẹ và Quốc hộ » - tôi cho ông Nguyễn văn Trấn là một người rất chính trực - ông ấy nói : nhà của người ta lấy, vợ của người ta ngủ v.v… và tức là một sự chiếm đoạt về mặt tài sản đối với tất cả những người mà đã chiến bại.

Họ đã thực hiện phương sách của Mao Trạch Đông, tức là «Toạ sơn quan hổ đấu» tức là để chọ người Việt đánh nhau với người Mỹ, một cuộc chiến tranh sức tàn lực kiệt để mà dễ biến thành một thứ thuộc địa nghìn năm Bắc thuộc lần thứ hai.

Tường An: Tại sao bà cho là phải xét lại chữ «Quốc hận" của những người miền Nam, những người đã thua trong cuộc chiến này,  thưa bà ?

Dương Thu Hương: Về mặt những người miền Nam mà gọi là « Quốc hận » thì họ cũng phải nhìn lại. Tại sao ? Tại sao lại là « Quốc hận » Trước khi hận những người khác họ phải hận chính họ . Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại ?  Tại sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ đã chớp lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh phồn thịnh, còn miền Nam thì không ? Cái đó phải xét lại.

Tường An: Từ khi sang Pháp năm 2006 cho đến nay, có vẽ như bà ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại, phe chống Cộng cũng như phe thân Cộng, chắc là phải có lý do nào đó có phải không ạ?

Tóm lại, tôi thấy cần phải chống Cộng, nhưng trước hết cần phải soi lại bản thân mình. Thế còn người Cộng sản nhìn lại ngày 30/4 như  một điều hãnh diện thì tôi đó là sự ngu ngốc.
- Bà Dương Thu Hương

Dương Thu Hương: Bây giờ nhìn lại những phong trào chống Cộng của người Việt hải ngoại, ta thấy cái gì ? Trừ những vụ treo đầu dê bán thịt chó như Hoàng Cơ Minh ra, rất nhiều chính khách khác chỉ chờ cơ hội để về Việt Nam thương thuyết với Cộng sản để chia ghế. Những nhà chống Cộng ở đây tôi biết thì hoàn toàn là một thứ trò du hí để thoả mãn cái lòng tự tôn của họ. Bởi vì sống ở nước ngoài họ không có một gương mặt hãnh diện, một vị trí xứng đáng cho nên là họ nêu chiêu bài chống Cộng, nhưng lúc nào cũng ngóng chờ Cộng sản chìa tay ra để trở về chia ghế. Và có những ông Cộng sản chưa cần mời đã vội vàng đến sứ quán làm lành trước. Vì sao . vì họ thấy đấu tranh mệt mỏi quá, hàng Cộng sản đi kiếm được một chút vui thú trong cuối đời. Cho nên bây giờ muốn chiến thắng Cộng sản thì trước tiên phải chiến thắng chính bản thân mình.

Bây giờ rất nhiều Việt kiều ở nước ngoài chửi Cộng sản nhưng về trong nước lại vui thú, bởi vì Cộng sản cho làm ăn, cho kiếm tiền, cho chơi gái rẻ. Cho nên cái tinh thần chống Cộng của rất nhiều người theo tôi nó cũng giống như cái đuôi con chó, vẫy lên rồi vẫy xuống theo cái lợi ích của họ.»

Tường An: Từ sự phân tích những tiêu cực của  phe Cộng sản cũng như phe chống Cộng, bà có kết luận gì về cuộc đấu tranh trên chiến trường mới này ạ ?

Dương Thu Hương: Tóm lại, tôi thấy cần phải chống Cộng, nhưng trước hết cần phải soi lại bản thân mình. Thế còn người Cộng sản nhìn lại ngày 30/4 như  một điều hãnh diện thì tôi đó là sự ngu ngốc. Bởi vì bây giờ, cái đứa ngu nhất thì cũng hiểu là họ đang bán nước và sẽ còn bán nước một cách trầm trọng hơn. Và nếu không có một sự kiện nào có thể thay đổi được vận mệnh quốc gia thì chắc chắn 1000 năm Bắc thuộc lần thứ hai sẽ diễn ra. Không phải với một đoàn quân phương Bắc kéo sang nữa mà là một sự khống chế toàn bộ về mặt chính trị và kinh tế bắt đầu từ đảng Cộng sản Trung quốc đối với đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó là hai nhà nước cùng một hệ thống mà tôi gọi là một thứ phong kiến trá hình.

Tường An: Xin cám ơn bà đã dành thì giờ cho đài Á Châu Tự Do.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18394)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17849)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21800)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18177)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19137)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18055)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20143)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18425)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16829)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16506)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16181)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20883)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18626)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39559)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21466)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20714)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31123)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22261)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17253)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17611)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.