VỊ TRÍ LỊCH SỬ CỦA TRANG MẠNG CHÂN DUNG QUYỀN LỰC

17 Tháng Hai 20155:28 CH(Xem: 17756)
DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFONIA" THỨ NĂM 19 FEB MÙNG 1 TẾT 2015

VỊ TRÍ LỊCH SỬ CỦA TRANG MẠNG CHÂN DUNG QUYỀN LỰC

Dao-NhuĐào Như

Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam. Sở dĩ trang mạng CDQL có khả năng làm cuộc cách mạng không vũ trang này là do những khuyết tật tự thân của ĐCSVN vẫn ngoan cố giáo điều bảo thủ. Trong lúc tại Nga, tại các nước Đông Âu và Châu Âu, từ năm 1991 chủ nghĩa cộng sản không còn đất đứng, chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là một di tích lịch sử không hơn không kém, Xã Hội Chủ Nghĩa trở thành lạc hậu, đi ngược lại sức tiến hóa của loài người. Đảng Cộng Sản Việt Nam hôm nay đã trở thành một đoàn thể không biết giác ngộ quyền lợi dân tộc, có những bước đi sai lầm chống lại lịch sử tiến hóa đất nước, chống lại trào lưu tiên tiến của nhân loại.

Bài viết ‘Mũi Thuyển Xẻ Sóng-Mũi Cà Mau’được khởi đi từ “Bài Học Trần Xuân Bách”: Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Bộ Chính Trị-BCT- có ba nhân vật cấp tiến Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch và Võ Văn Kiệt. Trong lúc cả hai ông Thạch và ông Kiệt biết tự thúc thủ, riêng ông Bách dám đứng lên chống lại chính sách bảo thủ giáo điều, chuyên chính, lạm dụng quyền lực của Nguyễn Văn Linh. Ông Bách lên tiếng kêu gọi “Đổi mới Kinh tế phải song song với đổi mới chính trị”. Cuối cùng nhà Kinh tế chính trị Trần Xuân Bách chẳng những bị Nguyễn Văn Linh đuổi ra khỏi BCT mà còn bị trục xuất ra khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương-BCH-TƯ.

Qua“Sự kiện Trần Xuân Bách”, nhóm CDQL bung ra chiến dịch đi ngược dòng lịch sử của ĐCSVN. Nhờ thế mới biết được trước Trần Xuân Bách, Trường Chinh, người kế vị Lê Duẫn, người đã từng công khai tuyên bố đoạn tuyệt với “quan liêu bao cấp”, xóa bỏ lệnh “ngăn sông cách chợ”. Ông Trường Chinh là kiến trúc sư của Đổi Mới. Dù vậy Trường Chinh đã phải điêu đứng, uất hận mà chết vì tham vọng của một bầy đoàn bảo thủ giáo điều mà kẻ đứng đầu là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…

Năm 1995 đặc biệt uy tín ông Võ Văn Kiệt trong Đảng và trong dân lên rất cao, nhờ ông chủ trương đa phưong hóa đa diện hóa nền ngoại ViệtNam, đưa Việt nam hội nhập Toàn Cầu Hóa mở tung cửa Việt Nam ra cùng thế giới. Ông Kiệt quyết tâm đưa Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới-WTO-càng sớm càng tốt nếu có thể trước cả Trung Quốc. “Điều này làm cho Trung Quốc lo ngại, và đặc biệt Nguyễn Văn Linh không loại trừ một thủ đoạn nào để hạ bệ ông Kiệt”. Cuối cùng Nguyễn Văn Linh đã thành công sau khi tập họp được Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan, cùng nhau âm mưu dàn dựng lên mọi chuyện mọi điều để loại trừ ông Kiệt ra khỏi sân chơi chính trị Hà Nội. Ông Kiệt không còn cơ hội dòm ngó chiếc ghế tbt của ông Đỗ Mười mà ông Kiệt có nhiều khả năng được đề cử trong kỳ Đại hội VIII.

Rồi ngay cả Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu cũng bị CDQL vạch mặt chỉ tên là những kẻ chuyên chính, bảo thủ giáo điều, bao cấp… Nông Đức Mạnh yếu kém toàn diện mà lại lăn nhăn ngoại tình như Lê Khả Phiêu. Nguyễn Phú Trọng thi gian dối vờ vĩnh khóc lóc”tôi xin kỷ luật mà BCH không cho”. Trương Tấn Sang hay bóng gió“đồng chí X”,“bầy sâu”, và nhất là thường kêu ca ấm ức“cay đắng lắm”,nghe sao như đàn bà nỗi cơn ghen hơn là ông Chủ tịch nước! Còn ông Tướng Phùng Quan Thanh “Ăn không nên đọi-Nói không nên lời”. “Phạm Quang Nghị mang thành tích dọn vệ sinh thủ đô đi ngoại giao”. Nhìn cho kỹ mặt ông nào cũng dính lọ tham nhũng.

Tóm lại, qua những lập luận ở trên với những bằng chứng cụ thể được minh họa bằng hình ảnh, ghi âm, YouTube, trang mạng CDQL chỉ cho dân cư mạng thấy rằng những thành phần lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN, cũ cũng như mới, không còn đủ khả năng và tư cách để lãnh đạo nhân dân và đất nước. Rõ ràng trang mạng CDQD chỉ cho ĐCSVN thấy rằng họ không còn đủ lý do để tồn tại.  

Phần cốt lõi của bài viết “Mũi Thuyền Xẻ Sóng-Mũi Cà Mau” là nêu cao khả năng nhận thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước thời cuộc, một Nguyễn Tấn Dũng biết vượt lên chính mình. Trước khi lao vào mũi nhọn này, trang mạng CDQL nhắc lại giai đoạn đấu tranh kiên cường của ông Dũng trong thời gian Hội Nghị Trung Ương 6, Khoá XI:

    “ Tháng năm-2012, tbt Nguyễn Phú Trọng có ý định hạ bệ Thủ tướng Dũng bằng thủ đoạn mà ông Nguyễn Văn Linh đã sử dụng trong việc hạ bệ các ông Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt và Trần Xuân Bách. Ông Trọng dùng bài “phê và tự phê” trong nội bô BCT. Ông Dũng cùng hàng trợ lý không khoanh tay chịu trận, không để cho TBT lấn sân. Ban Chấp Hành-Trung Ương-BCH-TƯ-là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng mới đủ thẩm quyền quyết định. Tháng Mười-2012, Hội nghị BCH-TƯ khai mạc, ông Trọng tuyên bố: BCT đã thống nhất 100% đề nghị BCH-TƯ cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ chímh trị”. Cùng lúc blog ‘Quan Làm Báo’ ra đời, tung những thông tin cá nhân tấn công ông Dũng. Thậm chí còn tung tin gia đình ông Dũng đã bắt đầu di tản khỏi Việt Nam…Hôi nghị BCH-TƯ 6 bế mạc. Ông Dũng bình yên. Thế cờ đảo ngược. Ông Trọng diễn một màng bi hài chưa từng có trong lịch sử: Khóc trên kinh truyền hình quốc gia, “xin BCH-TƯ cho BCT một hình thức kỷ luật nhưng không được”. Từ đó uy tín cá nhân của ông Trọng bắt đầu lao xuống vực thẩm trong khi uy tín của Thủ tướng Dũng bắt đầu có dấu hiệu khôi phục…”. Như vậy, vào giờ chót BCH-TƯ đồng tình nhất trí với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mặc cảm bị bỏ rơi, tbt Trọng khóc là phải..

Sau đó trang mạng CDQL quay sang miêu tả chân dung nhận thức của ông Dũng:

   ”Trình độ nhận thức của các ủy viên BCT hiện tại rất yếu, không theo kịp bánh xe lịch sử, cứ loay hoay bám víu lấy một mớ lý thuyết bảo thủ cũ nát. Hình như một mình Nguyễn Tấn Dũng có những thay đổi từ nhận thức trong thời gian gần đây nhất là từ vụ Giàn Khoan-HD-981.Thảng ông có những phát biểu khá táo bạo hợp với lòng dân hơn. Khi nói về quan hệ Việt-Trung ông bảo “không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viễn vông” hay “không có chuyện nhà anh cũng là nhà tôi”…Cho đến giờ chưa một ai dám đụng đến,chỉ ông dám nói “người dân được làm những gì mà luật pháp không cấm”. Ông cũng công khai đề nghị  phải có luật biểu tình, được đưa thông tin lên mạng, tôn trọng quyền được biết của dân…Những bài phát biểu của ông đỡ mùi bảo thủ, mùi giáo điều, mùi dạy dỗ, mùi trịch thượng, mùi rao giảng. Nó mang chút hơi hướng của nhân văn, của khai phá, vượt xa những ủy viên BCT mang học hàm học vị đầy mình…Lí lịch của ông rõ ràng, không mù mờ ám muội như Lê Đức Anh. Đời tư của ông cũng trong sạch, không ngoai tình, tai tiếng như Lê Khả Phiêu hay Nông Đức Mạnh”...Cuối cùng trang mạng CDQL hy vọng: “Ông Dũng vượt lên như một người thuyền trưởng. Liệu ông có thể đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Liệu ông có thể trở thành mũi thuyền rẽ sóng ra khơi…”.

Qua toàn cảnh của bài viết “Mũi Thuyền Xẻ Sóng-Mũi Cà Mau”, tôi nhớ lại bức tranh phong cảnh đấu tranh chính trị của Liên Xô cũ: Năm 1991 chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn sụp đổ tại Đông Âu và Âu châu sau khi bức tường Đông Bá linh bị người Đức đạp đổ-1989. Xã hội chủ nghĩa trở nên lạc hậu, không còn đất đứng tại Nga, Đông Âu và Âu châu. Năm 1989, nhà cách mạng Nga Boris Yeltsin, nhờ sự hỗ trợ kín đáo của tbt Mikhail Gorbachev, sau khi tự ý rời bỏ BCT của LBXV, Yeltsin hô hào bầu cử Quốc hội tự do. Cùng năm đó Yeltsin đắc cử Nghị viên Quốc hội- một Quốc hội dưới thời Liên Xô lần đầu tiên được bầu cử tự do. Năm 1990 được toàn thể Nghị viên Quốc hội bình bầu làm Tổng thống, Yeltsin liền tuyên bố thành lập một Nước Nga Mới theo đuổi chính thể Đa nguyên, Dân Chủ,Tự Do, chấn hưng kinh tế qua lộ trình Thị trường Tự do. Cùng năm ấy, tbt Gorbachev xóa bỏ điều 6 Hiến pháp LBXV, tước đoạt quyền lực của DCSLX, dọn đường cho sự tiến thân sau này của Boris Yeltsin lên làm Tổng thống của nước Nga thật sự, một nước Nga đa nguyên, dân chủ, tự do vào năm 1991. Cũng vào năm 1991, lấy tư cách là Tổng thống nước Nga mới, Boris Yeltsin ký sắc lệnh cấm ĐCSLX không được hoạt động trên đất Nga và đặt ĐCSLX ra ngoài vòng pháp luật. (1)

Ngoãnh nhìn lại diễn biến trong nước qua sự miêu tả và minh họa từ những trang mạng CDQL, tôi nghĩ rằng việc tranh chấp, đấm đá nhau trong nôi bộ ĐCSVN hôm nay mang sắc thái giống phần nào cuộc cách mạng Nga trong những năm 1988-1991. Sở dĩ Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đứng lên vững chắc trên sân khấu chính trị của Việt Nam hôm nay là nhờ sự hỗ trợ của những đảng viên tiến bộ của ĐCSVN, nhất là BCH-TƯ, chẳng khác nào Tổng thống Yeltsin đứng lên trên nghị viện-Duma-của LBXV năm 1990 nhờ sự hỗ trợ của các đồng viện, những đảng viên tiến bộ của ĐCSLX, nhất là tbt Mikhail Gorbachev.

     Những ai quan tâm đến trang mạng CDQL trong những ngày gần đây đều ngạc nhiên và tự hỏi: tại sao trang mạng CDQL tự dưng đứng khựng lại trong suốt 15 ngày qua, kể từ ngày 29-1 đến hôm nay 14-2-15? Trang mạng CDQL gặp bất trắc? Trang mạng CDQL có mệnh hệ gì không?.

Dù gì chăng nữa, đến hôm nay, tôi nghĩ trang mạng CDQL đã làm tròn sứ mệnh lịch sử. Toàn văn bản của trang mạng CDQL trong suốt 3 năm 6 tháng vừa qua là những biên bản có giá trị lịch sử, là nhân chứng  của một thời kỳ ĐCSVN từ chế độ chuyên chính vô sản, độc tài, giao điều bảo thủ chuyển hóa thành chế độ Dân chủ, Đa nguyên- Từ một nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam chuyển đối thành một Nước Cộng hòa, Dân chủ, Tự do Việt Nam. Ở tuổi 85, ĐCSVN trở nên già nua, giáo điều bảo thủ. ĐCSVN không còn khả năng lãnh đạo lịch sử đất nước. Đảng Công Việt Nam phải biết tự mình chuyển hóa. Nếu không, ĐCSVN sẽ bị chôn vùi trong bóng tối của lịch sử. /.

Đào Như Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Ill. USA Feb-13-2015

GHI CHÚ NGUỒN

(1)- Boris Nikolayevich Yeltsin - của cùng tác giả Đào Như

http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=58381

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18332)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19255)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17626)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18843)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22742)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20395)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19545)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23514)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.