Điếu Cày: Quan hệ Việt - Mỹ và nhân quyền ở VN

01 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 16489)
"DIỄN ĐÀN - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 02 FEB 2015

Quan hệ Việt - Mỹ và nhân quyền ở VN

Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ

BBC 31/01/2015

 image071

Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải sang Mỹ ngay sau khi được chính quyền VN phóng thích.

Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.

Trước tiên, nói đến quan hệ giữa hai quốc gia với nhau, thông thường các đối tác cần phải dựa trên niềm tin, từ Ngoại giao, thương mại, văn hoá, giáo dục ch tới truyền thông v.v… và đặc biệt là về an ninh, quốc phòng.

Câu hỏi đặt ra là liệu Hà Nội và Washington đã sẵn sàng và đủ độ tin cậy lẫn nhau để nâng tầm quan hệ song phương lên cấp "đối tác chiến lược" hay chưa, nhất là Việt Nam, nếu đã sẵn sàng thì phải có động thái cụ thể gì?

Vụ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hạ đặt sâu vào thềm lục địa của Việt Nam trong năm 2014 vừa qua là một bằng chứng cho thấy sự hung hăng, lấn lướt và mưu đồ của Trung Quốc đã lộ rõ nguyên hình, bản chất.

Thực vậy, nhìn lại nhiều thập niên trở lại đây, Trung Quốc đã đang từng bước thực hiện mưu đồ thôn tính Biển Đông trong một chiến lược dài hạn, chứ không phải chỉ dừng ở những diễn biến, vụ việc đơn lẻ.

Việt Nam có vẻ đã hiểu rằng sự chậm trễ tiến bộ về dân chủ - nhân quyền là một trở ngại lớn cho quan hệ chiến lược giữa hai nước. Thế nhưng, Việt Nam đã thực sự nghiêm túc, chiến lược , dài hạn hay chưa trong quan hệ với Hoa KỳBlogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải

Bài ca "4 tốt và 16 chữ vàng " giờ là nỗi ô nhục trong quan hệ của cả hai nước, khiến Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết là cần phải lựa chọn Hoa Kỳ là đối tác an ninh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải trên Biển Đông và tham gia vào TPP để hưởng lợi ích Kinh tế và thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Hợp tác thế nào?

Vấn đề được đặt ra là hợp tác thế nào để cả Việt Nam và Mỹ đều cùng có lợi không chỉ cho ngày hôm nay mà chắc chắn trong cả tương lai lâu dài.

Thực vậy, Hoa Kỳ đã bày tỏ mong muốn Việt Nam trở nên mạnh mẽ, ổn định, độc lập và có năng lực cũng như quyết tâm, quyết đoán hơn chống lại sức ép từ Trung Quốc (điều này cũng phù hợp với mong muốn của người dân Việt Nam).

Do vậy Hoa Kỳ phải có biện pháp để vừa cải thiện năng lực quân sự của Việt Nam, trong lúc không quên thúc đẩy hơn nữa tiến trình dân chủ của quốc gia Đông Nam Á này.

Việt Nam có thể trở thành một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong việc xây dựng một nền tảng an ninh để duy trì hoà bình trong khu vực.

Phía Mỹ cũng muốn Việt Nam hội nhập vào hiệp định TPP và giúp Việt Nam thực hiện các cải cách kinh tế, luật pháp và chính trị cần thiết, nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh thuận lợi cho các nhà đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.

Việt Nam có vẻ đã hiểu rằng sự chậm trễ tiến bộ về dân chủ - nhân quyền là một trở ngại lớn cho quan hệ chiến lược giữa hai nước.

Thế nhưng, Việt Nam đã thực sự nghiêm túc, chiến lược , dài hạn hay chưa trong quan hệ với Hoa Kỳ? Hay chỉ đáp ứng, cử xử như nhu cầu tình thế.

Về mặt Nhân quyền, khi Việt Nam tham gia ký kết Công ước Quốc tế về Quyền con người, thiết nghĩ họ không thể ký cho có được.

Trái lại, họ buộc phải rà soát, xem lại luật pháp, Hiến pháp của mình xem có điều gì trái với các công ước quốc tế mà mình đã ký kết, tham gia, để chỉnh sửa chúng sao cho phù hợp với trào lưu Nhân quyền của loài người tiến bộ trên toàn Thế giới.

Về mặt pháp luật, một môi trường pháp luật không minh bạch sẽ gây nhiều trở ngại và thiệt hại cho các nhà đầu tư tư nhân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, tuy mang lại lợi thế trước mắt cho các doanh nghiệp nhà nước.

'Sửa đổi, xóa bỏ'

Tuy nhiên, hàng chục ngàn văn bản dưới luật có nội dung trái luật, trái Hiến pháp, vi phạm các công ước quốc tế đã đang được ban hành và ngang nhiên tước đoạt những quyền con người cơ bản, quyền dân sự và chính trị của người dân, doanh nghiệp là một thực tế mà Việt Nam phải thừa nhận và sửa đổi.

Blogger Điếu Cày đặc biệt nhấn mạnh Thông tư 37 của Bộ Công an VN đã đang vi phạm nhân quyền, đe dọa nhiều tù nhân chính trị trong nước.

Thực vậy, Nhà nước Cộng sản Việt Nam không cho phép báo chí tư nhân được thành lập và hoạt động, họ bắt giam và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến bằng những điều luật mơ hồ như các điều 258, 88,79 và nghị định 72.

Họ ngăn cấm người dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước bằng điều 4 Hiến pháp.

Họ xây dựng hàng loạt nhà tù của an ninh và thực hiện việc giam giữ tù nhân chính trị theo Thông tư 37 BCA của Bộ Công an, một văn bản trái với tinh thần của Hiến pháp, trái với các công ước nhân quyền và quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Văn bản này đã và đang tước đoạt hết các quyền và chế độ của tù nhân đã được quy định trong Luật Thi hành án Hình sự và các bộ luật có liên quan.

Rõ ràng, chính những điều luật này đã đi ngược lại công ước Quốc tế về Quyền Con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Vậy thì để hội nhập và để hợp tác sâu hơn, nghiêm túc hơn với các đối tác phát triển, an ninh như Hoa Kỳ và phương Tây, ở quốc tế, cũng như khu vực, Việt Nam phải nghiêm túc sửa đổi hoặc xóa bỏ những điều luật vi phạm nhân quyền đóBlogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải

Vậy thì để hội nhập và để hợp tác sâu hơn, nghiêm túc hơn với các đối tác phát triển, an ninh như Hoa Kỳ và phương Tây, ở quốc tế, cũng như khu vực, Việt Nam phải nghiêm túc sửa đổi hoặc xóa bỏ những điều luật vi phạm nhân quyền đó.

Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay và hủy bỏ việc ban hành những văn bản dưới luật sai trái như vậy, phải nghiêm túc xây dựng một môi trường pháp luật minh bạch hơn, tôn trọng nhân quyền hơn.

Thiết nghĩ, có như vậy thì quyền con người tại Việt Nam mới được thực thi đúng được theo công ước Quốc tế đã chỉ ra và bởi vì vấn đề Nhân quyền luôn là vấn đề hàng đầu trong mọi quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam.

Đây chính là mấu chốt của vấn đề dẫn đến niềm tin của cả hai phía, tạo ra sự đồng thuận để cùng nhau phát triển, đồng thời giúp cho Việt Nam bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của mình hữu hiệu hơn trước âm mưu biến Biển Đông thành "ao nhà" của chính quyền cộng sản Trung Quôc vốn có dã tâm và chiến lược lâu nay nhắm tới thôn tính Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị, thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do Việt Nam, hiện đang sống ở Nam California, Hoa Kỳ.

 

28 Tháng Mười 2013(Xem: 18614)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20042)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21125)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19521)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18320)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22290)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18620)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20656)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19900)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25199)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20132)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18502)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17693)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20356)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17692)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20289)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20298)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20779)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22092)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18751)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…