Đào Như: Thông điệp Liên bang của TT Obama

22 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 17824)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 23 JAN 2015

 

image047Đào Như

 

Lịch sử Mỹ đã sang trang

Mặc dầu trong hoàn cảnh đặc biệt, dưới áp lực nặng nề, đảng Cộng Hòa chiếm đa số lưỡng viện Quốc hội, Tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ vẫn dõng dạc mở đầu Thông điệp Tình Trạng Liên Bang-2015 với thế chủ động, ông phát biểu trước Quốc Hội Hoa Kỳ, nhân dân Mỹ và cộng đồng thế giới: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang.

Qua Thông điệp Tình Trạng Liên Bang-2015 tối ngày 20-1-2015, Tống thống Obama khẳng định cùng Cộng Đồng Quốc tế và người dân Mỹ, Chính phủ Mỹ đến hôm nay đã thật sự chấm dứt hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan và đã thành công vực dậy nền kinh tế của Mỹ. Trong hiện tình nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh như năm 1999. Tỷ số thất nghiệp trong hiện tình xuống đến 5,6% thắp hơn cả thời kỳ trước khủng hoảng. Con em gia đình Mỹ chúng ta đỗ đạt nhiều hơn thuở trước. Người dân Mỹ chúng ta cũng được bảo hiểm y tế, an sinh xã hội nhiều hơn và an toàn hơn trước. Nước Mỹ chúng ta cũng vừa thoát khỏi sự lệ thuộc nguồn năng lượng, dầu hỏa ngoại bang. Nước Mỹ của chúng ta đứng vùng lên sáng lòa từ vũng sình chiến tranh và khủng hỏang kinh tế- The shadow of crisis has passed-We have risen from recession-And the State of the Union is strong.

Dầu vậy,Tổng thống Obama vẫn cho rằng muốn giữ vững đà phát triển của nước Mỹ trong 15 năm tới, với kinh nghiệm người Mỹ đã từng trải qua 15 năm đầu của thế kỷ, đây không phải là chuyện dễ làm. Người Mỹ chúng ta phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Điều quan trọng là người Mỹ phải biết xây dựng lại niềm tin- how to start rebuilding trust.

Trước mắt, Tổng thống Obama nêu lên những nhiệm vụ lớn cần phải phản tỉnh thấu đáo trước khi đưa ra nhất quyết định:

1-Phải chăng nền kinh tế Mỹ chỉ nhầm phục vụ cho một thiểu số hưởng lợi? Hay là chúng ta phải quyết tâm biến nền kinh tế của Mỹ thành lợi ích chung cho mọi người dân Mỹ họ đã tân tình phục vụ và cống hiến cho nước Mỹ.

2-Phải chăng chúng ta đưa quân đội chúng ta can thiệp vào một thế giới rối loạn vì sợ hãi và bạo hành, bất kể sai trái? Hay là chúng ta phải khôn ngoan hơn biết sử dụng quyền lực chúng ta đang có để giải trừ những hâm dọa, thách đố để bảo vệ hành tinh của chúng ta.

3-Phải chăng chúng ta sẽ dấn thân vào những thành phần tiếp tục chống đối lẫn nhau? Hay là chúng ta phải nhận diện rõ thiệt hư đâu là mục đích chung để đưa nước Mỹ tiến lên về phía trước?

Hỏi tức là trả lời. Qua những phản ứng và hành động của tổng Obma trong quá khứ, trong những tuần qua, chúng ta thấy Tổng thống Obama đã tự trả lời những câu hỏi này. Trong suốt 7 năm qua sau khi bước vào Nhà Trắng cũng như trong thông điệp Tình Trạng Liên Bang hôm nay, Tổng thống Obama luôn luôn đòi hỏi lưỡng viện Quốc Hội chuẩn thuận việc tăng thuế lợi tức của thành phần thiểu số 1% giàu có từ 23.8% lên 28%, các hãng xưởng lớn cũng phải đóng phần nào thuế lợi tức. Không ai, không hãng xưởng nào được hoàn toàn miễn thuế. Ngay cả những kẻ thụ hưởng tài sản từ người thân cũng phải đóng thuế. Ông cũng từng kêu gọi chính phủ và lưỡng viện Quốc Hội phải quan tâm đến quyền lợi kinh tế tài tài chánh của giai cấp trung lưu vì họ là những thành phần nồng cốt tích cực đóng góp công sức xây dựng kinh tế Mỹ. Có thể nói toàn bản Thông điệp Tình Trang Liên Bang-2015 là lời phán của Tổng thống Obama về kinh tế-Verdict is clear on economics.

Về mặt đối ngoại, ông đề câp đến sự kiện nhóm Hổi giáo cực đoan ISIS-ISIL đang chiếm đóng giải đất giữa Syria và Iraq. Và ông thề nước Mỹ sẽ hợp tác cùng với thế giới tìm mọi biện pháp để giải thể khối Hồi giáo cưc đoan này. Ông cho rằng việc nước Mỹ chủ động bình thường hóa ngoại giao với Cuba được coi là như một thắng lợi trong việc củng cố nền ngoại giao Mỹ đối với châu Mỹ Latin, cải thiện ổn định, hòa bình, tại vùng Tây Bán Cầu. Với Iran ông muốn tiếp tục đàm phán hòa hoãn.

Về mặt quân đội, như chúng đã biết trong chính sách đổi mới chính trị quân sự đọc tại viện Đại học Quân sự West Point hôm 28-5-2014 Tổng thống Obama đã quyết định không đổ quân Mỹ vào bất cứ nước nào, nếu lợi ích cốt lõi và lãnh thổ nước Mỹ không bị trực tiếp hâm dọa.

 Chủ điểm của chính sách của tổng thống Obama hôm nay là kiện toàn nền giáo dục tốt hơn nữa. Từ đó thế hệ trẻ có thể góp sức phát triển đất nước trong tương lai. Ông kêu gọi miễn phí cho các đại học cộng đồng (Community Colleges). Vấn đề kỳ thị màu da sắc tộc là một tồn tại tệ hại của xã hội Mỹ không ai chối cãi được. Theo ông, người ta có nhiều cái nhìn khác nhau về biến cố Ferguson và New York, nhưng ông tin chắc rằng, nói chung, người cha nào cũng nươm nướp lo sợ liệu đứa con trai của họ chiều nay tan trường trên đường về nhà có được được an toàn không? Do đó, nền chính trị của Mỹ phải được kiện toàn hơn, trong sáng và cao đẹp hơn, coi trọng tổ quốc, coi trọng mọi cộng đồng hơn là đảng phái, màu da. Tổng thống Obama nhắc lại các đây một thâp kỷ, tại đại học Boston ông có phát biểu: Không có một nước Mỹ tiến bộ cũng không có một nước Mỹ bảo thủ, Không có nước Mỹ Trắng, cũng không có nước Mỹ Đen…chỉ có một nước Mỹ là Hợp Chủng Quốc…  

Thật đáng thất vọng cho những ai cứ tưởng vấn đề Al Qaeda, nhất là vấn đề Charlie Hebdo sẽ phủ bóng bản thông điệp Tình Trạng Liên Bang-2015. Thông suốt bản thông điệp dài hơn 6500 từ, Tổng thống Obama không một lời nói đến Charlie Hebdo…Diều này một lần nữa xác nhận rằng, qua tầm nhìn của Tổng thồng Mỹ hôm nay, Charlie Hebdo chỉ là sự bộc phát địa phương chống lại sư kỳ thị sắc tộc, văn hóa và tôn giáo. Mặc dầu có một tổ chức Al Qaeda ở tận Syria ‘ăn có’ tư nhận là kẻ chủ mưu vụ bạo động đanh phá tuần báo biếm họa ở Paris, Charlie-Hebdo, và một số lãnh đạo Âu châu cho rằng sự cố Charlie-Hebdo có nhiều quan hệ với Al Qaeda.

Trước khi đi đến kết luận bài thời sự này, tôi muốn độc giả biết rằng buổi đọc Thông Điệp Tình Trạng Liên Bang-2015 của Tổng thống Obama có một ít thay đổi. Theo thông lệ, văn bản bài diễn văn về Tình Trạng Liên Bang được phát tán đến các báo chí. Nghĩa là báo chỉ có thể đọc văn bản của bài diễn văn trước khi Tổng thống đọc tại Quốc Hội, nhưng họ không được phát tán nội dung của bài diễn văn cho đến lúc họ được cho phép. Nhưng lần này, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, văn bản bài diễn văn vể Tinh Trạng Liên Bang Mỹ-2015 của Tổng thống Obama được toà Bạch Ốc cho phát tán rộng rãi cùng khắp nuớc Mỹ. Do đó quần chúng Mỹ được đọc qua nội dung của Thông điệp trước khị Tổng thống Obama đọc tại điện Capitol. Và họ có thể lưu lại phản hồi (Leave Notes) hay Tweet những điều mà họ ưng ý (Tweet Favorite lines). Thế mới biết Tổng thống Barack Obama đã mạnh dạn tin tưởng vào sức thuyết phục của thông điệp về Tình Trạng Liên Bang-2015 biết là chừng nào! Quả vậy, theo thống kê sớm nhất-instant poll-của CNN lúc 10 giờ đêm hôm qua 20-1-2015, câu hỏi được đặt ra “Liệu Tổng thống Obama có lãnh đạo nước Mỹ đúng hướng?.” Câu trả lời YES or NO. Được biết có 54% quần chúng được hỏi trả lời là YES trước khi nghe tổng Obama đọc thông điệp, và số này tăng lên đến 72% sau khi nghe Tổng thống Obama đọc thông điệp.

Sau gần 7 năm ngụp lặn phấn đấu, Tổng thống Obama và nước Mỹ đã thành công vực dậy nền kinh tế Mỹ, xua đuổi được bóng đen của khủng hoảng, đem lại niềm hy vọng mới cho toàn dân Mỹ. Tình Trạng Liên Bang Mỹ, chưa bao giờ được chấn hưng như hôm nay- The State Of The Union is strong./.

Đào Như

Thêtrongdao2000@yaho o.com

Oakpark, Illinois, Usa Jan-21-2015

GHI CHÚ NGUỒN 

 Tất cả dữ kiện của bài viết trên được tìm thấy trong website sau đây

Full transcript “State of the union -2015”

http://www.cnn.com/2015/01/20/politics/state-of-the-union-2015-transcript-full-text/index.html

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17624)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18723)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20836)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19540)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24354)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23511)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.