Hoa Kỳ và Hồ sơ Nhân quyền

14 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 20961)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 15 DEC 2014

image046
Hoa Kỳ và Hồ sơ Nhân quyền

image051
Đào Như

Chính vị nguyên Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, Jimmy Carter, vừa khơi động hồ sơ nhân quyền của Mỹ. Trong một bài báo do chính ông Jimmy Carter viết đăng trên New York Times-NYT- hôm thứ hai 25/6/2012, ông tố cáo Chính phủ Hoa Kỳ hiện hành đang phổ biến tình trạng xâm phạm nhân quyền trên toàn cầu khi chính phủ Mỹ dùng máy bay không người lái để giết hại những nạn nhân mà người Mỹ nghi họ là kẻ khủng bố. Ông ngạc nhiên trước một nước Mỹ từ bỏ vị trí lãnh đạo toàn cầu của mình vốn dĩ là một nhà vô địch thế giới bảo vệ nhân quyền. Thay vì bảo vệ chỗ đứng vô địch của mình, và bảo vệ thế giới an toàn hơn, nước Mỹ lại vi phạm Quốc tế Nhân quyền hóa ra chính phủ Mỹ đã dung túng kẻ thù và biến những người vốn dĩ là bạn bè của Mỹ trở thành kẻ thù. Nguyên văn Ông viết: “Instead making the world safer, America’s violation of International Human Rights abets our enemies and alienates our frienfs…”

 Nguyên Tổng thống Jimmy Carter còn tố cáo đương nhiệm Tổng thống Obama vi phạm 10 điều trên 30 điều lệ của bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế (Universal Declaration Of Human Rights): Theo báo cáo của the New American Foundation chỉ riêng Pakistan vào năm 2009, đã có 265 đợt tấn công bằng máy bay không người lái đã giết hại 1,488 người, trong đó có ít nhất 1,343 người thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu của Pakistan.

Đi xa hơn nữa, Nguyên Tổng thống Jimmy Carter chỉ trích thậm tê đương kim Tổng thống Barack Obama vì ông này vẫn tiếp tục mở cửa nhà tù Guantanamo Bay, mặc dù nhiều nạn nhân của nhà tù này đã tố cáo họ bị tra tấn tàn bạo vô nhân đạo, bị trấn nước-waterboarding-hơn cả trăm lần-họ bị chấn thương cân não bởi những tràng súng trung liên, ngay cả việc họ bị hâm dọa mẹ của họ sẽ bị tấn công tình dục, hiếp dâm…Nguyên văn ông viết :”…they have been tortured by waterboarding more than 100 times or intimidated with semiautomatic weapons, power drills, or threats to sexually assault their mother…”

Ông tố cáo lưỡng viên Quốc Hội Hoa Kỳ đã cho phép Tổng thống tiếp tục giam giữ mãn đời những kẻ bị nghi ngờ là kẻ khủng bố. Ông phản đối, vì ông cho rằng điều này chống lại Tự Do của con người: “con người được hoàn toàn tự do cho đến khi nào có chứng cớ rõ ràng hay họ nhận mình có tội khi đó họ mới bị giam giữ trong tù.

Nguyên Tổng thống Jimmy Carter cuối cùng ông kêu gọi Tổng thống Obama, Chính phủ HoaKỳ và các nhà lãnh đạo cao cấp ở Hoa Thịnh Đốn hãy xét lại hành vi của mình để không còn vi phạm nhân quyền hầu phục hồi đạo đức lãnh đạo.

Nguyên Tổng thống Hoa Kỳ, ông Jimmy Carter, năm nay chí 90, ông vẫn còn tiếp tục đóng góp với đời, vẫn xốc tới trước, xây dựng hòa bình, công lý, giúp đỡ người nghèo. Ông đã đi cùng khắp thế giới gặp các nguyên thủ quốc gia, kể cả nhà lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành, trong sứ mệnh cấm phổ biến võ khí nguyên tử, cũng như ông đã từng đến các nước Á Phi, trong đó có Việt Nam, để xây cả ngàn ngôi nhà trên cùng khắp thế giới cho những người nghèo. Ông là người Mỹ can đảm vì loài người, vì danh dư đạo đức của nước Mỹ ông đã lên tiếng ‘răn đe’ chính phủ Mỹ, Quốc Hội Mỹ, trong việc lạm dụng máy bay không người lái, xâm phạm nhân quyền.

Hy vọng ngày nào đó Ông sẽ lên tiếng về việc chính phủ Mỹ, trong chiến tranh Việt Nam, đã lạm dụng bừa bãi chất độc khai hoang màu vàng cam dioxine để hủy diệt thiên nhiên và con người gây ra những tác hại nguy hiểm cho cả hai phía: dân tộc ViệtNam và các chiến binh Mỹ đã từng phục vụ tại chiến trường ViệtNam.

image053

image055

image057

image059

Nếu Ngài Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại./. 

 Đào Như

Oak park,Illinois,USA

26-6-2012

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18332)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19254)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18842)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22741)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18726)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20393)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19545)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24357)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23513)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.