GS Đoàn Viêt Hoạt: Một giai đoạn mới cho cuộc đấu tranh dân chủ

30 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 18358)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 31 OCT 2014

“GS Đoàn Viêt Hoạt: Một giai đoạn mới cho cuộc đấu tranh dân chủ

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-22

10222014-kinhhoa.mp3

image022

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bước ra khỏi sân bay quốc tế Los Angeles vào ngày 21 tháng 10 năm 2014.California.

AFP photo

Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.

Cách đây 16 năm một người tù chính trị khác là Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cũng ra đi trong một hoàn cảnh tương tự. Giáo sư cho biết cảm nghĩ của mình khi nghe tin ông Nguyễn Văn Hải sang đến Hoa Kỳ:

Cảm nghĩ đầu tiên của tôi là một chuyện cũ đang được lặp lại. Tất nhiên đây là việc vui cho anh Điếu Cày vì anh được tự do. Nhưng đối với tất cả chúng ta thì chuyện này cũng không có gì vui vì đó là chuyện được lặp lại cách đây 16 năm tôi cũng ra đi như vậy.

Kính Hòa: Từ lúc Giáo sư sang Hoa Kỳ đến giờ, cộng với những gì đã xảy ra thì hình như nhà cầm quyền Hà Nội đang áp dụng một chính sách là đầu tiên họ trao đổi với Hoa kỳ những người tù chính trị, điều thứ hai là họ đẩy những người tù chính trị ra khỏi Việt nam càng nhiều càng tốt?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Vâng điều đó bắt đầu bằng tôi và bác sĩ Quế khi được thả. Bác sĩ Quế đã cương quyết ở lại, còn tôi thì vì gia đình nên phải chấp nhận ra đi. Nhưng tôi cũng nghĩ đó là một sự miễn cưỡng, bắt buộc bị tống xuất. Tôi nghĩ rằng không tốt lắm đứng trên cương vị những người đấu tranh. Chúng tôi cũng đã nhiều lần nói với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và mong rằng những chuyện như vậy nên được chấm dứt. Nhưng rất tiếc rằng nó lại được lặp lại. Mặc dù chúng ta vui mừng khi có một người tù tự do, nhưng mà cái điều đó cũng không tốt cho phong trào đấu tranh.

Kính Hòa: Điều đó có nghĩa là đối với những người bất đồng chính kiến hoạt động cho tự do dân chủ thì sự có mặt của họ bên trong Việt Nam là tốt hơn?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Mình tôn trọng cái quyết định cá nhân. Nhưng tôi nghĩ rằng những người như anh Điếu Cày và một số anh em khác xuất thân từ chế độ mà đấu tranh thì ở trong nước bao giờ cũng hiệu quả hơn, theo tôi nghĩ. Tiếng nói từ trong lòng chế độ, từ những người sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ mà phản đối chế độ thì tiếng nói đó bao giờ cũng mạnh mẽ và có hiệu quả ở trong hơn là ở ngoài.

Kính Hòa: Thưa Giáo sư, trong 24 tiếng đồng hồ qua cũng có một số ý kiến của những người hoạt động dân chủ thì trong tình hình hiện tại, với điều kiện truyền thông thì những người như anh Điếu Cày ở trong tù trong nước không có tiếng nói gì cả, so với việc anh ra hải ngoại và có thể cất lên tiếng nói, thì chưa chắc cái nào đã tốt hơn cái nào…

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Thì tất nhiên ra khỏi tù thì dù ở đâu cũng là tốt hơn. Và đó là điều chúng ta đấu tranh để đòi hỏi. Nhưng nếu được chọn giữa tự do trong nước và ở hải ngoại thì theo tôi trong nước là tốt hơn nhất là trong lúc này. Bởi vì lúc này là lúc mà áp lực quốc tế đã có một số hiệu quả. Và phong trào trong nước đang phát triern, đang lên mạnh, thì chúng ta cần anh Điếu Cày và nhiều anh em khác. Thành ra tôi hy vọng là chúng ta cố gắng vận động để cái thủ tục không mấy tốt đẹp này nó phải chấm dứt. Và những người (đấu tranh) được tự do hoạt động trong nước mà không bị bắt. Và kể cả bị bắt thì khi được trả tự do thì được ở lại trong nước để tiếp tục cuộc đấu tranh của mình.

image024

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại Los Angeles tối 21/10/2014. AFP photo

Kính Hòa: Trong cái suy nghĩ đó thì nhiều người nói rằng những người bất đồng chính kiến trong nước khi ra nước ngoài thì gây nên tiếng vang trong thời gian đầu rồi sau đó bị chìm lấp đi. Theo Giáo sư tại sao có chuyện đó?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Thực ra cái này nó còn tùy thuộc cá nhân nữa. Những người như anh Điếu Cày mà quốc tế biết đến nhiều thì ở nước ngoài cũng rất có lợi. Vì nếu anh ấy đi các nơi để vận động, tiếp xúc với các tổ chức nhân quyền quốc tế và các chính phủ, người ta đã biết tên anh rồi nên cuộc vận động quốc tế rất là hữu hiệu. Có thể có trở ngại về ngôn ngữ thôi nhưng sẽ vượt qua được.

Còn những trường hợp khác chưa chắc là tốt.

Kính Hòa: Nhưng cái nguyên nhân tại sao là các hoạt động ở nước ngoài bị tàn lụi đi?

Giáo sư Đoàn Viêt Hoạt: Vì ở nước ngoài là vận động quốc tế nhiều hơn. Cho nên nếu vận động quốc tế được mà ở hải ngoại thì cũng tốt. Nếu vận động quốc tế không được thì còn một trở ngại nữa là đối với cộng đồng hải ngoại.

Cộng đồng hải ngoại với các anh em hoạt động trong nước thì gần đây cái tiếng nói và quan điểm đã gần nhau lắm rồi. Trước đây thì có thể là một trở ngại rất là lớn. Chúng ta thấy như cộng đồng ở Los Angeles đón tiếp anh Điếu Cày như vậy đó. Thì chúng ta thấy hải ngoại đã gắn liền với trong nước khá nhiều rồi. Cho nên việc ở hải ngoại để đi vận động này kia lúc này không còn trở ngại nữa. Nhất là trường hợp như anh Điếu Cày. Tôi tin là nếu anh Điếu Cày có được sự giúp đỡ để đi vận động các cộng đồng thì rất là tốt, trường hợp anh Điếu Cày tốt lắm. Đấy chúng ta thấy cộng đồng đón tiếp anh ở Nam Cali như vậy.

Cái trở ngại thứ ba là về quan điểm, thì vấn đề quan điểm giờ đây nó đỡ đi nhiều lắm rồi. Bởi vì trước đây những người như Trần Độ hay Hoàng Minh Chính còn chưa được cộng đồng chấp nhận nữa. Mặc dù ông Hoàng Minh Chính có sang tận đây, hay như Trần Độ chết ở trong nước mà người ta cũng không dám làm một cái tang lễ vào thời kỳ đó.

Nhưng bây giờ tôi nghĩ là do sự tiếp cận giữa trong và ngoài nước trở nên dễ dàng, kể cả người đi ra đi vào, cái quan điểm nó đã gần nhau rồi. Trường hợp anh Điếu Cày ở ngoài này thì không trở ngại đâu, vấn đề là ở anh Điếu Cày thôi.

Kính Hòa: Vậy có phải là có sự hòa giải nội bộ giữa những người bất đồng chính kiến với nhau?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Đó là sự hòa giải giữa dân trong nước và hải ngoại, nhất là đối với thành phần lớn lên trong nước. Hiện nay chúng ta thấy những người đấu tranh trong nước rất là trẻ, sinh ra sau năm 1975. Như thế rất là tốt vì nó dễ bắt nhịp với cộng đồng hải ngoại hơn. Chứ còn nếu họ là những thành phần trước đây thì có thể là cộng đồng hải ngoại nghi ngại nhiều hơn. Nhưng nhờ tuổi trẻ và nhờ những hoạt động như anh Điếu Cày trước khi bị bắt, đã gây tiếng vang rất là lớn, và nói chung tình hình đất nước, tình hình quan hệ Việt Mỹ đã thay đổi rất nhiều, so với 15 hay 20 năm khi chúng tôi mới sang. Quan điểm bây giờ đã xích lại gần nhau.

Kính Hòa: Giáo sư vừa nhắc đến quan hệ Việt Mỹ thì Giáo sư có nghĩ rằng trong tương lại liệu là có những cuộc đổi chác chính trị như thế này nữa hay không?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Vẫn có, vẫn tiếp tục có, nhưng tôi hy vọng nó không phải là đổi chác nữa. Tức là một cái gì đó nó xảy ra trong nước, tức là chính quyền Hà nội phải chấp nhận những tiếng nói đối lập, những tiếng nói khác biệt.

Mặc dù về luật pháp thì chưa có nhưng họ đang rồi. Tức là có bao nhiêu tổ chức hoạt động, họp hành, gặp gỡ mà không bị đàn áp mạnh mẽ. Thì tôi nghĩ rằng đây là một giai đoạn mới. Việc thả anh Điếu Cày và những người sắp tới, tôi hy vọng là mở đầu một giai đoạn mới. Giai đoạn đó là gì? Là cuộc đấu tranh sẽ thực hiện ngay trong nước./

09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39635)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21527)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20791)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31175)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22317)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17306)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17668)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17914)
Ngày 03/5 hàng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày tự do về truyền thông trên toàn thế giới. Tự do tự do báo chí, truyền thông và tự do tư tưởng xét đến cuối cùng về mặt nguyên tắc đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội kể cả cho nhà nước, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu xã hội từ Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17857)
Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói: "Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 17989)
“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18220)
Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người hiện đang rất yếu do ung thư dạ dày giai đoạn 4, vừa nhận được quyết định đặc xá từ chủ tịch nước. Gia Minh hỏi chuyện bà Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo Đinh Đăng Định về lệnh đó cũng như tình hình của ông này hiện nay.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 47610)
Sáng 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 18176)
Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này. Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 16396)
Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực. Đây là một nhận xét rất gây tranh cãi và cuộc phỏng vấn đặc biệt do Mặc Lâm thực hiện hoàn toàn không nói lên quan điểm của người phỏng vấn cũng như Đài Á châu Tự do, mời quý vị theo dõi:
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16696)
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 15765)
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
23 Tháng Hai 2014(Xem: 16833)
Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16274)
Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: « Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu ».
16 Tháng Hai 2014(Xem: 18503)
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17229)
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.