Nguyên Ngọc:"tội ác" ở Tây Nguyên

04 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 19726)

Tây Nguyên và sự phát triển của VN

Nguyễn Hùng

BBC Tiếng Việt từ Toulouse, Pháp

thứ bảy, 2 tháng 8, 2014

image050

Ông Nguyên Ngọc nói con người đã gây "tội ác" ở Tây Nguyên

Lời nguyền Tây Nguyên không phải là lời của tác giả của 'Đất nước đứng lên' và 'Rừng xà nu'.

Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp.

Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".

"Cái quan điểm phát triển lấy tài nguyên làm chính vẫn chưa thay đổi trong phát triển ở Việt Nam và chúng tôi khẳng định đó là con đường phát triển sai," ông nói.

"Người ta có cái gọi là ‘lời nguyền tài nguyên’ thì Việt Nam hiện đang lâm vào lời nguyền tài nguyên.

"… Một là dựa vào đó là đường lối phát triển rất dở. Hai là thường anh có cảm giác vô tận [về tài nguyên].

"Nhưng những phát triển trong những năm vừa qua cho thấy nó không vô tận chút nào.

"Rừng Tây Nguyên bây giờ hết rồi, không còn gì cả, không vô tận tí nào cả."

Chúng tôi bắt đầu câu chuyện sau bữa ăn trưa tại khuôn viên một trường đại học ở Toulouse, nơi ông và một số bạn bè gặp mặt.

"Rừng Tây Nguyên bây giờ hết rồi, không còn gì cả, không vô tận tí nào cả."

Nhà văn Nguyên Ngọc

Tôi hỏi ông về việc thí điểm khai thác bauxite ở Tây Nguyên với nhà máy ở Tân Rai, Lâm Đồng đã đi vào hoạt động trong khi nhà máy ở Nhân Cơ, Đắk Nông cũng đang chuẩn bị hoàn thành.

Nhà văn nói 10 lý do không nên làm bauxite mà ông và kỹ sư mỏ Nguyễn Thành Sơn đưa ra trong một bài viết phản đối khai thác bauxite "đang dần dần bộc lộ hết".

Về kinh tế đang "rất lỗ" do cách tính chi phí đầu vào mà ông gọi là "ăn gian", không liệt kê đủ các chi phí trong tính toán ban đầu.

Vì thế việc khai thác bauxite không mang lại hiệu quả kinh tế dù đã được giảm một số loại thuế.

Về vận tải, việc vận chuyển đang diễn ra trên đường 20, đường "dân sinh" từ Đà Lạt qua Lâm Đồng và về thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Nguyên Ngọc nói mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe với trọng tải thiết kế 40 tấn đi trên đường với những cây cầu chỉ chịu được 25 tấn.

Sự lưu thông của các xe tải hạng nặng này cũng dễ gây tai nạn.

Về môi trường, ông nói, đã có "tai nạn bùn đỏ gây chết người."

Đắc Nông và Lâm Đồng có lượng mưa nhiều nhất ở Tây Nguyên và thêm nữa mưa dồn dập trong 2 tháng trong năm gây nguy cơ vỡ hồ chứa bùn đỏ.

Khách hàng Trung Quốc

Nhưng điều khiến nhà văn gắn bó và hiểu biết Tây Nguyên lo ngại không kém là sự liên quan của Trung Quốc tới khai thác bauxite.

Hiện Bắc Kinh là khách hàng duy nhất của Hà Nội trong việc bán nguyên liệu sản xuất nhôm từ hai nhà máy thí điểm khiến việc ép giá có thể xảy ra.

Bên cạnh đó nhà văn cũng có những lo ngại về an ninh khi nói về khai thác bauxite:

"Về mặt quốc phòng rất nguy hiểm. Từ xưa người ta đã nói ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ toàn bộ khu vực Nam Đông Dương…

image051

Nhà văn Nguyên Ngọc nói Trung Quốc 'ráo riết' vào các dự án bauxite

"Một mặt Biển Đông như thế, một mặt ở phía tây mà có bất ổn nữa thì rất nguy hiểm.

Ông nói việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông vừa qua cũng là dịp nhìn lại vấn đề bauxite.

"Vì sao họ cứ chăm chăm họ đòi vào làm bauxite? Thực ra vì bauxite ở Tây Nguyên. Nếu bauxite ở chỗ khác chưa chắc họ đã vào đâu.

"Và có điều rất lạ là trong ký kết giữa ông Nông Đức Mạnh với Trung Quốc thì nói từng nhà máy ở Tây Nguyên… như vậy tỏ ra Trung Quốc rất ráo riết vào mấy nhà máy bauxite ở Tây Nguyên.

"Trong khi đó nhu cầu về bauxite của họ ở Tây Nguyên là không lớn, thì họ có mục đích khác."

Ông nói ông hy vọng các nhà lãnh đạo Việt Nam thấy rõ "âm mưu" của Trung Quốc ở Tây Nguyên hơn qua việc họ hạ đặt giàn khoan.

'Dân tộc điêu tàn'

Về tái định cư người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi các dự án bauxite, ông Nguyên Ngọc nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có yêu cầu nơi tái định cư phải tốt hơn chỗ cũ hoặc ít nhất bằng chỗ cũ nhưng điều này không được thực hiện trên thực tế.

Ông nói với BBC:

"Tôi đã đến mấy làng, ví dụ làng của Tập đoàn Than khoáng sản làm cho người K’Ho ở đây thì không tài nào mà sống được.

"Mình thấy cũng không sống được chứ chưa nói là họ với văn hóa của họ.

"Ví dụ ở những nhà xây bê tông chật hẹp, xa nơi chăn nuôi… thậm chí gà vịt cũng không chăn được.

"Rẫy của họ rất xa, họ đi làm café, cao su, lúa …. rất xa.”

Nhà văn cũng lo ngại việc mất môi trường sống và văn hóa của người thiểu số sẽ để lại hậu quả "nguy hiểm."

"Ta biết một dân tộc mất văn hóa thì sẽ điêu tàn," ông nói.

'Tội ác' của con người

Trên thực tế việc khai thác bauxite chỉ là một trong các lý do khiến văn hóa của người thiểu số ở Tây Nguyên lụi tàn.

Ông Nguyên Ngọc nói cuộc "đại di dân" lên Tây Nguyên khiến người Kinh từ chỗ là người thiểu số trước đây giờ chiếm tới 80% dân số và nói thêm về ảnh hưởng của việc di dân này:

image052

Người Kinh đã khiến người dân tộc thành thiểu số trên quê hương họ

"Từ tập quán canh tác, văn hóa, cách sống đều thay đổi hết.

"Nó đảo lộn đột ngột như vậy tai hại vô cùng cho tất cả các phương diện ở đó.

"Người Tây Nguyên hàng ngìn đời đã có phương thức canh tác để giữ gìn tự nhiên…

"Nhưng người Kinh có tập quán canh tác khác – đó là phá rừng.

"Người Tây Nguyên nhìn rừng là môi trường sống của họ.

"Thực ra cũng không phải là môi trường nữa mà là toàn bộ cuộc sống của họ.

"Người Kinh nhìn vào rừng là thấy gỗ."

"Người Tây Nguyên nhìn rừng là môi trường sống của họ. Thực ra cũng không phải là môi trường nữa mà là toàn bộ cuộc sống của họ. Người Kinh nhìn vào rừng là thấy gỗ."

Nhà văn Nguyên Ngọc

Theo nhà văn, việc tàn phá rừng đã khiến "về cơ bản rừng tự nhiên không còn ở Tây Nguyên" và điều này ảnh hưởng cả tới đồng bằng sông Cửu Long do nước ở phía tây Tây Nguyên đổ vào sông Mekong.

“Ở đời cái gì cũng có cái ngưỡng, khi nào chưa đến cái ngưỡng đó thì mình có thể quay lại," ông nói.

“Nhưng mà vượt qua ngưỡng đó thì không thể quay lại được nữa.

“Tôi nghĩ ở Tây Nguyên có những điều hoặc là mấp mé ngưỡng, hoặc là quá ngưỡng rồi.

“Ví dụ rừng tôi sợ không khôi phục được nữa, văn hóa tôi sợ không khôi phục được nữa, tự nhiên ở đó rất khó.

“Thí dụ tôi nói thế này, voi, tôi ở trong rừng mấy chục năm tôi biết mà, voi nó hiền lành lắm, con vật rất hiền lành, voi nó quay lại nó tấn công con người.

“Bây giờ voi rất nguy hiểm, không còn bao nhiêu. Thỉnh thoảng cả vùng rộng lớn chỉ còn một con voi mà nó phá và giết người nữa cơ.

“Thì vì sao? Vì nó mất môi trường sống.

“Mình làm cho thiên nhiên trở nên thù địch với con người. Nó cực kỳ nguy hiểm.

“Tôi sợ Tây Nguyên vượt ngưỡng, khó quay trở lại.”

Ông coi những gì xảy ra ở Tây Nguyên là "tội ác" của con người.

Thay đổi 'bất ngờ'

Nhưng cũng không vì thế mà nhà văn bi quan về khả năng có thay đổi tích cực ở Việt Nam.

image053

Thay đổi bất ngờ có thể diễn ra ở Việt Nam theo nhà văn Nguyên Ngọc

Ông nhận định:

"Thường khi mình thấy nó càng bế tắc đến cùng cực thì lúc đó rất dễ xảy ra thay đổi.

"…Thứ hai thường thay đổi nó cũng rất bất ngờ…

"Bây giờ thấy rất bế tắc, chưa thấy có nhân tố nào, nhân vật nào, chưa thấy biểu hiện nào để thay đổi.

"Nhưng thường thường nó diễn ra thì một là nó diễn ra theo những cách bất ngờ, ở những nơi bất ngờ và vào những lúc bất ngờ."

Ông cũng nhìn điều mà ông gọi là sự "bành trướng trắng trợn hơn và hung hăng hơn" của Trung Quốc như một cơ hội để Việt Nam thay đổi.

"Thách thức đó bộc lộ ra hết những nhếch nhác, hư hỏng của cơ chế, những vấn nạn của xã hội và chính cái đó thúc đẩy sự thay đổi," ông nói./

01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21445)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20153)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19804)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20796)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19067)
Tổng thống Obama nói: “Sau hơn 50 năm chính sách cô lập đã chứng tỏ rằng không có hiệu quả, đã đến lúc bây giờ chúng ta phải thay đổi đường lối bang giao mới ”. Cùng lúc ấy, Chủ tịch Raul Castro cho dân chúng Cuba hay: “Dù còn khác biệt trên nhiều quan điểm giữa Hoa Kỳ và Cuba, bây giờ chúng ta cần phải theo đường lối mới tiến bộ hơn”.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21012)
Nếu Ngài TT Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19943)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17346)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25629)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20408)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20831)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19387)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20126)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19757)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19067)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18382)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18855)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17835)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18323)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18898)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!