Hà Văn Thùy: Gởi bạn tôi một người Hoa gốc Việt

31 Tháng Mười 20238:13 SA(Xem: 6454)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4-VIỆT NAM – THỨ BA 31 OCT 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Hà Văn Thùy: Gởi bạn tôi một người Hoa gốc Việt

image001

Hà Văn Thùy


Bạn thân mến,


Như vậy là chúng ta thân nhau mười năm có lẻ, từ cái ngày tôi vụng về lục tìm trong Thượng thư, Kinh Thi, Kinh Dịch… những “hóa thạch” của ngữ pháp Việt để chứng minh ý tưởng “điên rồ”: tiếng Việt là cội nguồn ngôn ngữ Trung Quốc!


Bạn ủng hộ tôi và từ nửa vòng trái đất góp cho tôi những ý kiến quý báu. Thú vị nhất là một hôm nói chuyện với nhau trên điện thoại, tôi hỏi bâng quơ: “Biết Thái Sơn rồi nhưng tôi không biết Trong Nguồn là đâu?” Bạn liền đáp: “Là Trung Nguyên đó anh!” Tôi giật mình đốn ngộ và tự trách: “Ngu thật, đơn giản thế mà không nghĩ ra!”


Ngay sau đó, tôi báo cho bạn bè và lập tức, lần đầu tiên, con dân Việt biết trọn vẹn ý nghĩa câu ca “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra…” Chúng ta còn nói với nhau nhiều. Mình nhớ nhất là cái lần bạn gửi bài Việt nhân ca, một khám phá ngôn ngữ không thể thuyệt vời hơn …


Từ đó đến nay chúng ta đã làm được nhiều điều soi sáng quá khứ dân tộc. Mỗi khi viết được bài mới, cùng với niềm vui, mình đều chia sẻ với bạn. Quý là không chỉ đọc rồi động viên mà nhiều khi bạn góp những ý kiến sâu sắc. Như thông lệ, mình gửi cho bạn bài “Có phải người Trung Quốc là Viêm Hoàng tử tôn?” như một phép thử xem ông bạn người Hán, là “Viêm Hoàng tử tôn” phản ứng ra sao? Đúng như dự kiến, bạn tôi phản bác liền:


 “Theo truyền thuyết! Hoàng Đế và Viêm Đế đánh nhau trận Bản Tuyền! Viêm Đế bại!


- Si Vưu tiếp tục Viêm Đế đánh nhau với Hoàng Đế trận Trác Lộc rồi cũng bại!


* Chỉ là Truyền Thuyết! Và người ta theo truyền thuyết đặt ra thuyết tôn xưng Hoàng Đế đứng trước và Viêm Đế đứng sau! Là 2 vị tổ của khối dân “Hạ”! - xưa kia đâu có nước Hoa hay người Hoa? Nhưng gọi Hoa là quý tộc! Và gọi là Hoa Hạ!


* 2 vị tổ theo truyền thuyết! và kẻ trước người sau được tôn xưng là tổ chung! Khi nói Hoàng - Viêm tử tôn! Là nói đến 2 vị!


+ cũng như Đế Nghiêu và Đế Thuấn là 2 đời / 2 người! Và người đời hay 2 nói thời Nghiêu - Thuấn!


* bài viết nầy của anh phạm sai lầm nghiêm trọng: “2 Đực rựa làm sao sinh ra con cháu? “


Hiểu ý bạn nhưng để bạn hiểu ý mình không dễ!


1. Truyền thuyết nói:


“Viêm Đế họ Khương, Hoàng Đế họ Cơ, thuộc hai bộ tộc anh em. Ban đầu do Viêm Đế làm chủ nhưng sau đó Hoàng Đế mạnh lên, chiếm quyền của Viêm Đế. Viêm Đế thuận theo nhưng Si Vưu người của Viêm Đế không phục, làm phản đánh nhau với Hoàng Đế ở trận Phản Tuyền không phân thắng bại. Sau đó tại trận Trác Lộc, Hoàng Đế tiêu diệt Si Vưu. Tuy Si Vưu bị diệt nhưng vì là hai bộ lạc anh em nên hoàng Đế và Viêm Đế lại thân với nhau, làm nên tổ của người Trung Quốc.”


Đúng là truyền thuyết! Không tin truyền thuyết thì lấy gì để tìm về quá khứ? Nhưng tin hoàn toàn vào truyền thuyết sẽ trở thành kẻ vô minh! Vì vậy phải gạn lọc trong truyền thuyết để tìm ra sự thật.


Khám phá lịch sử mới nhất cho thấy, khoảng 5000 năm TCN, người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam là chủ thể lưu vực Hoàng Hà. Truyền thuyết và sử Trung Quốc gọi là người Lê, nay khoa học gọi là người Lạc Việt chủng Indonesian. Khi nhà nước Hoàng Đế xuất hiện thì người Hoa Hạ gọi miệt thị là man di. Về trận Trác Lộc, ta thấy với quy mô và sự khốc liệt thì đó không thể là cuộc chiến giữa hai bộ tộc của người Lạc Việt. Trước hết là không thể huy động lực lượng lớn đến vậy và diễn ra khốc liệt đến vậy. Chỉ có thể là cuộc chống xâm lăng. Người Việt ở bờ Nam phải lập phòng tuyến Trác Lộc chống lại kẻ xâm lược vượt sông đánh vào. Một cuộc chiến sinh tử giữa kẻ chiếm đất và người giữ đất. Mặt khác, qua những mẩu vụn từ các truyền thuyết khác, ta được biết, Hoàng Đế và con ông Chuyên Húc có màu da sáng của người sống trên đồng cỏ phía Bắc. Nhưng cháu ông Đế Khốc mang màu da đen của dân bản địa. Điều này chứng tỏ Hoàng Đế thuộc chủng người Mông Cổ phương Bắc sống trên đất Nội Mông. Không tài liệu nào ghi nhưng chúng tôi cho rằng, đó là tộc người Mongol, chủ nhân văn hóa Hồng Sơn phía Bắc.


Nhưng chứng cứ quan trọng nhất xác nhận cuộc xâm lăng nằm trong sự chuyển đổi tiếng nói của dân cư lưu vực Hoàng Hà. Từ 8000 năm trước, người Lạc Việt đã sống khá đông phía nam sông, cố nhiên là nói tiếng Việt. Từ sau trận Trác Lộc, dân cư chuyển sang nói theo cách nói của người Mông Cổ phương Bắc (Mongol parland) với đặc điểm, trong một câu đơn, thành phần phụ đứng trước, thành phần chính đứng sau! Thí dụ người Việt nói Tôi đi trước còn người Mông Cổ nói Tôi trước đi. Người đồng bằng Trong Nguồn từ thời Hoàng Đế theo cách nói đó. Thay đổi cách nói không phải là biến chuyển tự nhiên do tiếp xúc giữa hai cộng đồng mà là sự áp đặt bạo liệt của kẻ thống trị. Có thể thấy điều này trong lịch sử cận đại: hàng trăm năm nhà Thanh thống trị, nhưng dân Giang Nam vẫn nói phương ngữ của họ là tiếng Việt. Tuy nhiên chỉ hơn chục năm dưới chính quyền Trung Cộng (1949 – 1958), Việt ngữ dường như biến mất để tất cả nói ngôn ngữ “Mãn đại nhân” của thời nô lệ! Như vậy, thực tế cho thấy, trận Trác Lộc mở đầu cuộc xâm lăng của người du mục phương Bắc chiếm lưu vực Hoàng Hà.


2. Về tổ kép Viêm-Hoàng


Tổ tiên thuộc về dòng giống. Mỗi dòng họ chỉ có một người đứng đầu, đó là người đàn ông khai sinh ra dòng họ, được gọi là tổ. Một dòng họ như vậy mà một dân tộc cũng vậy. Trong lịch sử loài người chưa bao giờ có một dòng họ hay một dân tộc có đến hai vị tổ. Trung Quốc là dân tộc duy nhất có tổ kép là hai người đàn ông! Hai vị tổ của họ được hình thành một cách đặc biệt. Như có thần thông, Viêm Đế từ 3080 TCN xuyên không 500 năm về ngồi chung chiếu, bằng vai phải lứa với kẻ thuộc hàng cháu chắt chút chít là Hoàng Đế để trở thành tổ kép Viêm-Hoàng. Sau 500 năm, bộ tộc nông nghiệp của Viêm Đế hẳn đã tản mát từ lâu bỗng tái sinh để làm anh em với bộ tộc du mục của Hoàng Đế. Và muôn dân Trung Quốc tự hào nhận là Viêm Hoàng tử tôn. Không gì phi thực tế và phi lịch sử hơn!


Tôi đồ rằng sự việc có lẽ xảy ra như sau. Năm 2698 TCN, sau khi thắng trận Trác Lộc, Hiên Viên dẫn đoàn người Mông Cổ phương Bắc vào chiếm đồng bằng miền Trung Hoàng Hà. Đội quân xâm lăng này chủ yếu là đàn ông. Vào Nam Hoàng Hà, họ lấy phụ nữ Việt (Lê) và sinh ra lớp người lai Mông-Việt. Lớp con lai tự nhận là Hoa Hạ và thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội. Theo lệ thường những người này gọi Hoàng Đế là tổ. Trong khi đó, người Lạc Việt sống trong vương quốc vẫn thờ ông tổ cố cựu của mình là Viêm Đế. Rồi những tay đầu mục Hoa Hạ nhận ra, nếu cứ giữ hai ông tổ thì sẽ tới lúc dân bản địa quá đông, lấn át chiếm mất vai trò bá chủ. Không thể truất phế Viêm Đế để độc tôn Hoàng Đế nên họ nghĩ cách tạo ra ông tổ kép bằng việc ghép hai người đàn ông lại. Nhờ tính huyền hoặc của truyền thuyết và uy lực của chính quyền, họ cho Viêm Đế chết từ hàng trăm năm trước, sống lại, vượt thời gian về ngồi chung chiếu với Hoàng Đế. Mọi người cùng hoan hỷ. Ông chủ Hoa Hạ tự hào với thiên tài biến hóa của mình. Ông nô lệ bản địa không mất ông tổ Viêm Đế máu huyết, lại thơm lây vì được thờ chung tổ Hoàng Đế vinh quang và uy quyền!


Dân tộc Trung Hoa tự hào về sáng tạo này suốt 2500 năm và tận dụng để mở rộng đất nước. Với mỗi vùng đất mới chiếm được thì dân Việt vốn cùng mã di truyền với người Hán nên chỉ cần thay tên gọi lập tức trở thành người Hán. Và cùng với tên gọi, chỉ cần chụp cho họ ông tổ chung Viêm Hoàng nữa là thành trăm phần trăm người Trung Quốc! Chính đó là lý do làm cho dân Trung Quốc đông đúc.


Nhưng thật không ngờ, sang thế kỷ XXI, môn di truyền học vén màn bí mật ẩn giấu hơn hai ngàn năm. Bằng cách xét nghiệm DNA, khoa học phát hiện, người Trung Quốc thuộc chủng Mongoloid phương Nam còn Hoàng Đế thuộc chủng Mongoloid phương Bắc. Do khác chủng tộc nên Hoàng Đế không phải là người Trung Quốc. Và tất nhiên không thể là tổ của người Trung Quốc! Vậy là như dưới kính chiếu yêu, việc làm giả dối hơn 2000 năm trước lộ ra dưới ánh sáng. Lần đầu tiên người Trung Quốc nhận ra sự thật cay đắng, là hơn 2000 năm nay họ bị lừa phải thờ một ông tổ không cùng máu huyết với mình! Một vấn nạn lịch sử.


Hôm nay, một câu hỏi bức thúc được đặt ra: giải quyết thế nào cho thỏa đáng? Truất phế vị tổ (dỏm) từng tôn thờ hàng nghìn năm sẽ là nỗi đau quá sức chịu đựng! Còn giữ nguyên hiện trạng ông tổ giả thì trở nên vô minh!


3. Tính lại công lao của Hoàng Đế


Truyền thuyết nói: “Vua Thần Nông mất rồi thì các bộ tộc nổi lên, mạnh hiếp yếu, đông hiếp ít, nên vua Hiên Viên Hoàng Đế mới bày ra nghĩa vua tôi, trật tự trên dưới, lễ cha con, anh em, và sự phối hợp vợ chồng.”


“Thời Hoàng Đế có nhiều phát minh sáng tạo (trong truyền thuyết) của nhiều người nhưng được quy chung cho Hoàng Đế như làm nhà, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật.” “Cuốn Hoàng Đế nội kinh (黄帝内經), một cuốn sách thuộc hàng kinh điển trong Đông y được đặt theo tên của ông. Ngoài ra, ông cũng được nhìn nhận đã viết ra Hoàng Đế tứ kinh (黄帝四經), Hoàng Đế âm phù kinh (黄帝陰符經) Lịch cổ Trung Quốc lấy mốc bắt đầu từ Hoàng Đế.”


Không nhà nghiên cứu nào “rỗi hơi” đi cãi lộn với truyền thuyết. Nhưng nếu nói “Vua Thần Nông mất thì các bộ tộc nổi lên, mạnh hiếp yếu, đông hiếp ít…” là xuyên tạc, là nói lấy được. Người Lạc Việt không có chuyện đó mà có việc “Kinh Dương Vương không dám nghe lời cha mà nhường cho anh Đế Lai làm vua phương Bắc còn mình làm vua phương Nam.” Điều này cho thấy thời đó phong tục của người Việt khoan hòa thuần hậu. Những công lao quy cho Hoàng Đế như làm nhà, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật… cũng không là sự thật. 5000 năm trước khi Hoàng Đế ra đời, người Hà Mẫu Độ đã làm những ngôi nhà sàn hướng Nam, tránh được cái nóng về mùa hè, cái lạnh mùa đông. Và 5000 năm trước, người Việt đã có những thuyền buôn ngọc đi ngang dọc Biển Đông. Càng tức cười hơn khi phong cho Hoàng Đế công trạng làm ra những cuốn sách thuốc như Hoàng Đế nội kinh. Phép mầu nào biến một anh chàng du mục võ biền khoảng 40 tuổi quen cưỡi ngựa bắn cung, một khi vượt Hoàng Hà bỗng trở thành thần y? Cũng phải kể đến chuyện, vào thời Hoàng Đế chưa có chữ, lấy văn tự đâu để làm kinh nọ kệ kia? Không ai tranh cãi với truyền thuyết mà con người cứ nghe. Nghe mãi thì tin và nhớ. Trò phù thủy đã thành:  công lao dỏm của Hoàng Đế lớn hơn cả trời!  


Dù sao những “công lao” kể trên cũng là chuyện nhỏ. Ta thử xem, Hoàng Đế có vai trò gì trong việc trị, bình? Điều chắc chắn là, vào Nam Hoàng Hà, Hoàng Đế gặp sự kháng cự quyết liệt của người Lạc Việt đến nỗi “mười trận đánh mà chín trận không thắng.” Rất may là nhờ nghe lời khuyên của ông Cao Dao (hẳn là người hiền đất Việt), Hoàng Đế dùng kế sách đức trị mà dẹp yên được sự phản kháng của dân Việt. Nhưng suốt đời mình, Hoàng Đế vẫn đánh dẹp, giết người, chiếm đất. Không chỉ vậy, tới đời con ông là Nghiêu và sau đó là Thuấn vẫn là đánh dẹp. Công lao lớn của triều đại Hoàng Đế chỉ được ghi từ cuộc trị thủy Hoàng Hà của vua Vũ. Thành tựu văn hóa kiệt xuất làm ra chữ thì nay được biết, là khi chiếm đất An Dương, nhà Thương chiếm chữ Giáp cốt của người Việt rồi phát triển lên!


Thành công lớn nhất của thời Hoàng Đế có lẽ là, nhờ học đức trị của người Việt, đã tạo ra sự hài hòa giữa văn minh du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam tạo nên xã hội thái hòa, vua chỉ cần “phủ chùng tay áo mà cai trị.” Vua sáng đã tạo nên tôi hiền. Mọi kẻ sỹ người nhân đất Việt đem hết tâm trí ra giúp nước. Khi nhìn vào thực chất xã hội thời Nghiêu, Thuấn, Vũ, ta thấy tất cả toàn là nhân tài người Việt. Chính là nhân tài người Việt nhưng khi quy công thì quy hết cho Hoàng Đế, cho Hoa Hạ nên công lao của người Việt bị lu mờ. Tất nhiên thôi, kẻ chiến thắng được tất cả! Chính vì vậy, hôm nay cần đem lại công bằng cho tổ tiên Việt. Những gì của Ceasar cần được trả lại cho Ceasar!


4. Tìm lại tổ của bạn tôi


Tổ tiên bạn tôi sinh ra tại đất Phúc Kiến nam Dương Tử. Khoảng năm 3300 TCN, Thần Nông từ An Huy xuống Dư Hàng Thái Hồ. Đi theo Cụ chủ yếu là đàn ông Lạc Việt xuống dựng kinh đô nhà nước Thần Nông và kết hôn với người Việt cổ loại hình Australoid để sinh ra người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Như vậy, một cách danh chính ngôn thuận, Thần Nông Viêm Đế là tổ của dân Triều Châu Phúc Kiến. Khoảng 200 năm TCN, nhà Tần đưa quân chiếm Nam Dương Tử. Từ đây người Hán xuất hiện rồi cai trị. Theo chính sách đồng hóa của Hán tộc, dân Việt Phúc Kiến được chuyển tịch thành người Hán và mặc nhiên được áp đặt là Viêm Hoàng tử tôn. Là kẻ bị trị, dân Phúc Kiến buộc phải chấp nhận ông tổ Hoàng Đế mặc dù ông ta không liên quan gì tới máu huyết dân Giang Nam! Với thời gian, mọi việc đều quen. Bạn tôi không là ngoại lệ. Anh tin và bảo vệ vị tổ kép của mình mặc dù thấy biết bao điều bất ổn, không thể giải thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy. Đến nay tại Giang Nam nhiều người vẫn nhận mình là người Việt…


Nhưng bạn tôi là một trí thức. Có nhiều định nghĩa về trí thức mà nghĩa sâu xa nhất là giải phóng. Vào những năm tháng này, bạn tôi phải biết, Hoàng Đế thuộc chủng North Mongoloid, khác chủng tộc với người Trung Quốc. Lẽ đương nhiên, đã khác máu huyết thì Hoàng Đế không thể là tổ của bạn tôi được. Bạn tính sao chuyện này. Người trước vô minh nhận vơ ông tổ dỏm. Nay chả lẽ bạn tôi vẫn không thể giải phóng khỏi ngộ nhận sao?!


5. Bàn về truyền thuyết


Bạn tôi nói: “Đó chỉ là truyền thuyết!” Vâng chỉ là truyền thuyết. Nhưng cũng tới lúc cần bàn rõ về truyền thuyết. Trong lịch sử nhân loại ít nhất có hai loại truyền thuyết. Loại thứ nhất là những sự kiện đặc biệt xuất hiện tự nhiên, được dân gian lưu truyền lâu ngày rồi trở thành truyền thuyết, như truyền thuyết Một bọc trăm trứng, Thánh Dóng ... Loại thứ hai là những câu chuyện do một nhóm người vì lợi ích phe đảng cố tình đặt ra rồi bằng quyền lực cho lưu truyền trong dân gian, lâu dần cũng thành truyền thuyết. Truyền thuyết “Viêm Hoàng tư tôn” chỉ có thể được hình thành như vậy. Rõ ràng đây là câu chuyện được tạo ra có chủ đích mà hoàn toàn không phải tự phát của dân gian. Người dân quê Lạc Việt vốn trọng tổ tiên lễ nghĩa, không thể “bạo gan” nghĩ tới chuyện đưa tổ Viêm Đế của mình xuyên không 500 năm về làm “anh em”, ngồi chung chiếu với thủ lĩnh không đội trời chung của kẻ thù phương Bắc. Cũng không thể tự hạ nhục nòi giống bằng cách biến vị tổ đã mất 500 năm trước thành người cùng thời, bằng vai phải lứa với kẻ hậu sinh vốn là tướng giặc. Đây là sản phẩm của đám đầu mục Hoa Hạ đặt ra để đề cao Hoàng Đế, xuyên tạc vai trò lịch sử của Viêm Đế, biến ông thành chỗ dựa, thành kẻ a tòng với Hoàng Đế nhằm xóa đi dấu vết của cuộc xâm lược tàn khốc… Tất cả chỉ nhằm mục đích nô dịch người dân bản địa, đề cao vai trò của kẻ xâm lăng. Âm mưu đổi trắng thay đen đã thành công suốt hơn 2000 năm, thành niềm tin, thành ý thức máu thịt của hàng tỷ người!


Trung Quốc có 24 bộ sử. Nhưng những dòng đầu tiên của lịch sử Trung Quốc là sự dối trá khi cho rằng, “Người phương Tây du nhập Nam Hoàng Hà làm nên tập đoàn Hoa Hạ, trung tâm của dân tộc Trung Hoa, một dân tộc thượng đẳng ưu tú nổi bật giữa các sắc dân Man, Di, Địch, Rợ xung quanh.” Đấy là trong quá khứ.


Ngày nay, mặc dù biết rằng “40.000 năm trước, người Hòa Bình Việt Nam tới Điền Nguyên Động Chu Khẩu Điếm sinh ra tổ tiên người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…” nhưng học giả Trung Quốc vẫn cho rằng, “Có hai con đường di cư của người châu Phi sang phương Đông. Con đường phương Nam làm nên người Việt Nam và Đông Nam Á mã di truyền Australoid. Con đường phương Bắc làm nên người nông dân Trung Quốc chủng Mongoloid. Một số lượng lớn nông dân Trung Quốc tràn xuống phía Nam thay thế người Australoid làm nên dân cư Việt Nam và Đông Nam Á.” Từ đó họ cho rằng, “Nông dân Trung Quốc mà người Hán là trung tâm làm nên tập đoàn Bách Việt. Trong khi đó một nhóm Bách Việt ly khai chạy xuống Bắc Việt Nam thành người Việt Nam hôm nay. Vì vậy, người Trung Quốc phải tận tâm lao khổ khuyên người Việt Nam là đám con cháu đi hoang hãy trở về nhà!”


Khám phá mới của lịch sử phương Đông cho thấy, 70.000 năm trước, người châu Phi di cư tới Việt Nam, làm nên người Việt cổ.


40.000 năm trước, người Việt cổ đi lên chiếm lĩnh Đông Á mà bằng chứng là người đàn ông ở hang Điền Nguyên Chu Khẩu Điếm.


7000 năm trước, tại văn hóa Ngưỡng Thiều Nam Hoàng Hà, người Việt cổ hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc du mục và trồng kê trên đồng cỏ Nội Mông, sinh ra chủng người Mông Cổ phương Nam, được gọi là người Việt hiện đại.


Người Việt hiện đại tăng nhân số, thay thể người Việt cổ, trở thành chủ thể lưu vực Hoàng Hà. Khoảng 4000 năm trước, người Việt cổ di cư xuống, đem nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam, Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam. Tất cả khảo sát di truyền đân cư châu Á đều xác nhận, người Việt Nam có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất, có nghĩa người Việt Nam cổ nhất châu Á.


Một người chưa hiểu tổ tiên của mình là người chưa trưởng thành. Một dân tộc nhận lầm tổ tiên cũng chưa thể là dân tộc trưởng thành.


Sài Gòn, 26. 10. 2023
27 Tháng Hai 2014(Xem: 20065)
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
23 Tháng Hai 2014(Xem: 20724)
Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 20867)
Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: « Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu ».
16 Tháng Hai 2014(Xem: 23541)
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 21651)
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 22499)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 21332)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 22037)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 24068)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 21939)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 20546)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 22705)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 21953)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 23186)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 28225)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 25499)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 25021)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 24024)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23724)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.