Làn gió mới lướt qua Xã hội dân sự VN

10 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 18214)

Làn gió mới lướt qua Xã hội dân sự VN

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

BBC - thứ năm, 10 tháng 7, 2014

image009

Nguyễn Tiến Trung nay đã được trả tự do

Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.

Những ráng xuân bị lặng dập trong chốn lao tù cũng là những mùa xuân nở hoa ngoài đời. Sau vài ba năm nằm trong phòng giam kín mít và bị cô lập tuyệt đối với thế giới bên ngoài, người cựu tù nhân lương tâm bước ra cửa trại giam và không thể tin vào mắt mình khi chứng kiến những vòng tay chan chứa rộng mở.

Khác vô cùng những năm trước, giờ đây không một cựu tù nhân lương tâm nào bị cô độc ở Việt Nam. Mối tình đang nở hoa trong lòng họ chính là xã hội dân sự.

Hoài niệm

Hãy hoài niệm.

Từ cuối năm 2012 trở về trước, chưa từng có khung cảnh ấm áp ân tình của số đông những người cùng cảnh và cả những người chưa có cơ hội rơi vào cảnh ngộ tù đày vì bất đồng chính kiến.

Cho đến tháng Chạp năm 2012, luật sư Công giáo Lê Quốc Quân còn bị bắt giam và sau đó bị xử án với tội danh trốn thuế, dù tất cả đều biết rõ anh chính là một cái gai nhọn chống Trung Quốc. Cũng vào thời điểm đó, cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ bị phía Hoa Kỳ đình hoãn vô thời hạn do “thành tích nhân quyền thụt lùi sâu sắc” của Hà Nội. Bầu không khí khi đó ngột ngạt, u ám và đầy đe dọa.

Còn giờ đây, mùa xuân của xã hội dân sự dường như đang bắt đầu tỏa nắng. Gần hai chục tổ chức dân sự độc lập từ Bắc vào Nam. Vào tháng 5/2014, lần đầu tiên 16 hội đoàn dân sự độc lập ngồi sát bên nhau trong một tinh thần thống nhất rất cao về chủ đề cần kíp phải xây dựng tổ chức công đoàn độc lập.

"Có thể so sánh giai đoạn này ở Việt Nam với thời kỳ bắt đầu xuất hiện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 70..."

Rõ là xã hội dân sự ở Việt Nam đang hình thành những tiền đề của nó. Một cách nào đó, có thể so sánh giai đoạn này ở Việt Nam với thời kỳ bắt đầu xuất hiện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 70, hay phong trào “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc cuối thập kỷ 70, và cuối cùng là con sóng dập dồn ở Liên bang Xô viết với phong trào dân chủ của Viện sĩ Sakharov – người từng hai lần giành giải thưởng Lenin – vào những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20.

Còn ở Việt Nam, nếu có thể nói về một phong trào dân sự quy tụ tương rộng rãi sự tham gia của các thành phần trong và ngoài nước thì đó chính là Phong trào “Kiến nghị 72” của giới nhân sĩ, trí thức vào đầu năm 2013. Vượt hẳn những biểu hiện cá lẻ của những năm trước, phong trào này đã tập hợp được gần 15.000 chữ ký trên mạng về những vấn đề động trời trong bối cảnh còn nguyên thể chế độc đảng ở Việt Nam, như yêu cầu hủy bỏ điều 4 hiến pháp, quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc chứ không phải với đảng…

Mọi chuyện đều có logic diễn biến từ quần thể xã hội sang tâm lý cá nhân. Thật đáng ngạc nhiên, nhưng lại không quá khó hiểu khi một cựu cán bộ tuyên giáo như ông Vi Đức Hồi lại rắn rỏi đến thế ngay sau khi ra tù vào đầu năm 2014. Tâm trạng lạc quan phơi phới ở con người này ngay lập tức làm cho người tiếp xúc hiểu rằng điều luật 88 về “tuyên truyền chống nhà nước” cùng những năm tháng đếm lịch đã chỉ khiến trong ông hun đúc hơn đức tin tìm đến sự thật. Ít nhất, sự thật đó là hình ảnh Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã sẵn lòng đón chờ ông bên ngoài, cánh cửa rỉ sét của trại giam, thay cho khuôn mặt nhàu nát của thể chế cầm quyền.

Không phải cổ tích

image010

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thành lập hôm 4/7

Thực ra, câu chuyện đơm hoa kết trái của xã hội dân sự không phải là cổ tích.

Vào tháng 8/2013, lần đầu tiên đã diễn ra một sự kiện làm cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền trong nước và hải ngoại phải bật lên vì kinh ngạc: nữ sinh Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa Long An vào buổi chiều phiên xử phúc thẩm, trong khi vào buổi sáng chính quyền và công an sở tại vẫn còn say sưa trấn áp những người biểu tình đòi trả tự do cho cô. Thật quá ít người có thể tin rằng mức án sơ thẩm đến 6 năm dành cho Phương Uyên lại có thể ra đi nhẹ bẫng đến thế.

Chỉ đến đầu năm 2014, một thông tin mới rò rỉ qua kênh ngoại giao đã lý giải cho câu chuyện lẽ ra đáng gọi là cổ tích trên: Phương Uyên nằm trong danh sách 5 tù nhân chính trị mà phía Hoa Kỳ đề nghị chính quyền Việt Nam thả. Vào thời điểm yêu cầu này được Washington nêu ra, Hà Nội lại quá sốt sắng săn tìm một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng một chỗ ngồi trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mọi chuyện trên đời đều có cái giá riêng của nó. Để có được ít giây phút hàn huyên với nhau như giờ đây, xã hội dân sự đã phải câm lặng quá nhiều năm. Nhưng đến lượt giới cầm quyền Việt Nam, họ lại phải trả một cái giá tối thiểu khi ít nhất phải tự hạ thấp thể diện trong con mắt cộng đồng quốc tế. Chính sách thả tù nhân lương tâm cũng vì thế đã bắt đầu có hiệu lực một cách vô cùng kín đáo.

Liên tiếp trong hai tháng Hai và Ba năm 2014, 5 tù nhân lương tâm là Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Tiến Trung đã tạo nên một sự kiện thả người chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chế độ cầm quyền ở Việt Nam từ năm 1975. Trước đó một chút, Văn đoàn độc lập Việt Nam và Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã gần như đồng loạt ra đời. Một hội đoàn khác là Hội nhà báo độc lập Việt Nam cũng bắt đầu được bàn tới.

"Chính vào lúc này, giới dân chủ nhân quyền và cả những người quan tâm đến vận mạng chính trị nước nhà lại có thể cảm nhận về một giai đoạn mới có thể đang hình thành. "

Hẳn là chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 2/2014 của nữ thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã không hoài phí. Tiếp theo lời hứa hẹn “sẽ giúp đỡ” của Ngoại trưởng John Kerry cũng tại Hà Nội vào tháng 12/2013, bà Sherman thậm chí còn biểu cảm lãng mạn với nhận xét “Xã hội dân sự là một trong những điểm thú vị nhất trong quan hệ giữa hai quốc gia”.

Mọi chuyện quả là khá thú vị, thú vị cho đến khi một trong những nhà hoạt động công đoàn độc lập đầu tiên ở Việt Nam là Đỗ Thị Minh Hạnh đã được đặc cách phóng thích trước thời hạn thụ án tù giam đến gần ba năm. Và cũng không có bất kỳ một điều kiện nào được chính quyền kèm theo. Hay nói cách khác, mọi điều kiện đều bị Minh Hạnh bác bỏ.

Chính vào lúc này, giới dân chủ nhân quyền và cả những người quan tâm đến vận mạng chính trị nước nhà lại có thể cảm nhận về một giai đoạn mới có thể đang hình thành. Có thể một lần nữa sau thời điểm tháng 7/2013 với cuộc tái giao thoa Việt – Mỹ tại Nhà Trắng, xã hội dân sự có cơ hội để nở hoa.

Một làn gió mới của mùa xuân đang mơn man trên mái đầu non trẻ của xã hội dân sự. Vào đúng ngày kỷ niệm Bản tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776, Hội nhà báo độc lập ra đời.

Chẳng cần nhìn đâu xa xôi và cũng chẳng nên chờ đợi thêm một kích thích tố mới mẻ hơn, đã đến lúc có thể bàn về câu chuyện Công đoàn độc lập và Hội luật gia độc lập tại Việt Nam; và làm thế nào để xã hội dân sự Việt Nam thượng tôn một tinh thần độc lập dân tộc, lồng trong thời buổi phải dấy lên chút ý chí chống ngoại xâm còn sót lại, cho hiện tồn và cho cả những năm tháng mai sau.

Bài phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, hiện ở TP HCM.

10 Tháng Hai 2014(Xem: 17799)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16293)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17674)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19522)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17264)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15835)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17964)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17065)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18588)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23228)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20676)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20115)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18920)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18705)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17025)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26280)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17472)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22679)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21515)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.