Thăm Dũng, Triết sao lại quên Sang?

18 Tháng Giêng 20238:20 SA(Xem: 3215)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ TƯ JAN 18, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Thăm Dũng, Triết sao lại quên Sang?


Bình luận của blogger Gió Bấc
14/1/2023


image003Sáng 11/1/2023, trước khi “thôi chức” Chủ tịch nước CsVN, tại TPHCM, đoàn lãnh đạo Đảng, nhà nước do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn, đã đi thăm, chúc tết các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước. Ảnh trên: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi sức khỏe, chúc tết nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình. Ảnh: VĂN MINH


image005Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, chúc tết nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình. Ảnh: HỮU HẠNH


image006Nhận lời mời của Giáo hoàng, ngày 18/10/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Tòa thánh Vatican, hội kiến với Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Tòa thánh Pietro Parolin. Ảnh: Đức Tám/TTXVN


Trước thềm năm con mèo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cử chỉ hiếu lễ tuyệt vời, thân hành đi đến từng nhà, thăm hỏi, chúc Tết các nguyên lãnh đạo và cả những người thân của cố Tổng Bí thư, Cố Thủ tướng, cố Chủ tịch nước. Không chỉ ở Thành Hồ, Chủ tịch còn chạy sấp ngửa lên tận Bình Dương thăm nguyên Chủ tịch Triết. Ác thay, ông lại bỏ quên nguyên Chủ tịch Sang cư ngụ ngay tại quận 1 thành Hồ. Vô tình hay cố ý? Chỉ thăm, chúc Tết hay có ẩn ý chi chăng? Coi chừng vì cái sự thăm sót này mà mèo lại hoàn mèo?


Chuyện đi chúc Tết, thăm hỏi các nguyên lãnh đạo cấp cao là sáng kiến riêng của bác Phúc Nghẹo chứ không phải học tập ông Hồ. Ông Hồ đâu có người nào tiền nhiệm để mà thăm. Có chăng ông Hồ vị hành thăm dân nghèo Hà Nội. Chỉ một lần thôi cũng đủ để đám cảnh vệ, công an vắt giò lên cổ chạy đái ra quần. Đủ để báo chí tuyên huấn xào đi nấu lại ngàn lần, vạn lần mỗi lần mỗi thêm thắt những chi tiết mới bốc thơm.


Các nguyên thủ trước đây cũng chẳng thấy đi thăm, chúc Tết có chăng là mời các cựu lãnh đạo cấp cao họp mặt chén anh chén chú và chụp hình đăng báo. Năm 2022, năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chủ tịch nước, ông Phúc cũng làm như thế. Tiết kiệm thời gian, công quỹ, lần ấy Bác Phúc còn kết hợp chương trình công tác tại An Giang, dẫn đầu đoàn công tác của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, gặp mặt, chúc Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ.


Gửi lời thăm hỏi, lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ, Chủ tịch nước đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh An Giang và đất nước thời gian qua; mong muốn bằng kinh nghiệm, trí tuệ của mình, các đồng chí tiếp tục đóng góp cho quê hương, đất nước. (1)


Lễ nghĩa mức độ ấy cũng đủ động viên an ủi các bậc lão thành. Dân tình cũng đỡ phải oán than vì đường xá chật chội, tết nhất công việc gấp gáp phải chạy đôn chạy đáo nhưng đành chịu tắt đường bị bảo vệ an ninh cho lãnh tụ.


Thế nhưng năm nay không rõ trời xui đất khiến thế nào, Chủ tịch Bảy Phúc lại sinh lễ mễ. Chủ tịch Bảy kéo Bí thư Nên, Chủ tịch Mãi của thành Hồ ra bến Nhà Rồng dâng hương cho ông Cụ. Ai cũng biết rằng do lỡ thờ, lỡ công nhận di tích, lịch sử Đảng lỡ viết sai. Bến của chiếc tàu Amiral Latouche Tréville mà ông Cụ đi ké là Bến Bạch Đằng ngày nay. Trong cuộc hội thảo khoa học 300 năm Sài Gòn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu làm giới khoa học sử Đảng chới với, bấn loạn vì bản tham luận ngắn ngủi có hai trang giấy học trò nhưng chứng minh khúc chiết, rành mạch vô phương cãi là ông Hồ đi từ bến Bạch Đằng. Đường đường là Chủ tịch nước nếu có tâm linh thì cũng phải tâm linh chân chính, hàng xịn chứ dại gì đi dâng hương ở khu di tích dỏm! Sau đó là thắp hương cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng!


Theo đúng lời bài hát Từ Thành Phố Này Người Đã Ra Đi, Chủ tịch Phúc lôi Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đi đến từng nhà thăm các cụ già nguyên lãnh đạo cấp cao và gia đình.


Báo chí cũng rầm rộ đi theo đăng hình đầy trên mặt báo. Có điều khác lạ ở đây, chỉ riêng báo Thanh Niên vốn từ lãnh đạo đến nhân viên đều là dân xứ Quảng đồng hương với Chủ tịch đưa tin là “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm, chúc tết gia đình các cố lãnh đạo Đảng, Nhà nước”. Trong nội dung cũng lược bỏ không nêu việc đi thăm các nguyên lãnh đạo còn sống! (2) Đa số các báo khác đăng tít và nội dung đầy đủ là “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước”


Đầu tiên ở thành Hồ là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiếp đó là gia đình các nguyên lãnh đạo như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Phan Văn Khải, cố Chủ tịch nước Võ Chí Công.


Từ nội thành Sài Gòn ra tận ngoại thành Củ Chi đã ngất ngây con tàu đi. Chủ tịch nước lại làm cuộc hành trình ra tận Bình Dương thăm và chúc tết nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.(3)


Tình cảm, ân đức như vậy thật quá sâu dày, ấy nhưng có điều khó hiểu là Chủ tịch Bảy lại bỏ sót không thăm nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.


Người dân phát hiện ra chuyện này đã suy diễn, phải chăng ông Tư Sang bị sai lầm nào đó nên Đảng cách chức nguyên như ông Vũ Huy Hoàng - Bộ Công Thương và một số quan chức từng bị? Nếu có sao không thấy báo đăng?


Chủ tịch Bảy thăm đổng chi X mà không thăm bác Tư Sâu dễ bị đánh giá là mất đoàn kết nội bộ. Dân giã với nhau mất đoàn kết là chuyện đồ bỏ nhưng trong Đảng ông Cụ đã trối trong di chúc là “phải giữ sự đoàn kết như con người của mắt mình”. Quan chức cao cỡ nào cũng vậy, bi quy mất đoàn kết là mất ghế như chơi.


Thiên hạ thấy Chủ tịch Bảy thăm chúc Tết nhiều người lại bỏ sót một người càng đồn đoán lung tung. Bọn xấu rảnh việc cứ ngồi làm toán cộng trừ số tiền 800 tỷ đồng Phạm Quốc Việt (Công ty Việt Á) đã khai dùng để bôi trơn thì thấy rằng số quan chức bộ ngành và các CDC đã nhận chỉ vài trăm tỷ. Số tiền rất lớn còn lại chắc chắn nằm trong tay trùm cuối, chúng nó cứ săm soi tìm xem ai là trùm cuối. Dân đen mù tịt còn biết nghĩ như vậy thì ông Tô Đại Tướng (Bộ trưởng Công an Tô Lâm) hắc ám lẽ nào xuôi tay chịu cảnh “trâu cột ngó trâu ăn”. 


Đã bắt tới Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Chủ Tịch Hà Nội mà Tô Lâm vẫn chưa ngưng, tiếp tục bắt cả Tướng Công An nhà mình và cứ đục khoét vô đất Quảng Nam của Chủ tịch Bảy. 


Ngày cuối năm 2022, công an bắt ông Trần Văn Tân - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - về tội nhận hối lộ trong vụ chuyến bay giải cứu.(4)


Tin đồn chưa kiểm chứng rằng ông này là cháu của bà Nguyệt Thu, phu nhân của Chủ tịch Bảy, được thăng tiến thần tốc từ nhân viên văn phòng chuyên nấu nước pha trà sau hơn 10 năm đã thành quan đầu tỉnh và có quy hoạch đi xa hơn nữa.


Lạ lùng nhất, ngày 4/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Thanh Thủy (sinh năm 1967, trú tại thành phố Hà Nội, nguyên chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), Nguyễn Bạch Thùy Linh (sinh năm 1978, trú tại thành phố Hà Nội, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên SNB Holdings) để điều tra cùng về hành vi Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Các hành vi vi phạm của hai bị can Thủy và Linh được xác định liên quan đến Công ty Việt Á. (5)


Điều này thật quái lạ! Nhân viên nhà xuất bản, giám đốc công ty tư nhân thì quyền thế gì mà lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi? Bọn xấu “rỉ tai” nhau trên mạng đó là người thân thiết trong gia đình Chủ tịch Bảy từ Quảng Nam điều ra Hà Nội nhận các chức vụ hờ làm bình phong cho công cuộc làm ăn của gia đình Chủ tịch Bảy. Dân gian có câu “sợ cọp không bằng sợ cứt cọp”. Cháu Chủ tịch nước tiếng nói chắc cũng 999 cây vàng,


Không phải một mà nhiều mồi lửa sân sau nhà Chủ tịch Bảy Phúc đã cháy lan. Chuyến đi chúc tết của Bảy Phúc đích thực là chuyến đi tìm phương giải cứu.


Anh ba X ngày xưa nay làm người tử tế nhưng vẫn đủ sức chăm bón cho hai con trai quan chức, một đứa ngấp nghé vào Bộ Chính trị, nắm chức Phó Thủ tướng, đi đúng hướng nên chỉ đôi ba bước nữa là thuyền vô bến mới, cậu con thứ cũng đang ngấp nghé vào nhà đỏ. Quan hệ với các Bộ Ngành và địa phương của anh Ba vẫn còn mạnh như thần. Chỉ đếm số phiếu bầu cho cậu cả Nghị đắc cử vào BCH TƯ là đủ rõ. Nếu số phiếu ấy cùng tín nhiệm Chủ tịch Bảy thì dư sức đối phó với Tô sát thủ và Tổng đốt lò (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng).


Ba X với Tư Sâu đối kháng nhau như nước với lửa, đã bắt tay với Ba X thì đâu thể hôn hít Tư Sâu. Nhiều năm cận kề cả hai Chủ tịch Bảy quá hiểu luật chơi này.


Ấy nhưng mấy khóa trước, bác Cả Trọng nhóm lò thì bác Tư Sâu từng góp tay bắt sâu dù biết là sâu đông cả đàn. Bác Tư nghỉ hưu nhưng còn vác tù và đi làm hội hè từ thiện cho dân. Nào là cầu Nông Thôn Mới, nào là bò Xóa đói giảm nghèo. Thái Tử Trương Tấn Sơn của bác Tư cũng chỉ mới lệt phệt tới chức Phó Chủ tịch Quận. Thua xa hai quý tử của anh Ba Y Tá. Thế lực của Tư Sâu không lộ hình như Ba X nhưng rận bé đốt đau.


Nếu có thêm Tư Sâu giáp công, Tô Lâm như rồng gặp mây. Tổng Trọng như cờ gặp gió. Loại Bảy Phúc ra khỏi BCT hay đẹp hơn nữa là cho thẳng vào lò, biết đâu Tổng Trọng sẽ yên vị trên chiếc ghế Tổng Bí thư thêm một nhiệm kỳ.


Trò mèo chúc Tết con mèo của Chủ tịch Bảy Phúc có nguy cơ mèo vẫn hoàn mèo!


Tham khảo:


1-https://baotintuc.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-gap-mat-chuc-tet-cac-dong-chi-nguyen-lanh-dao-tinh-an-giang-20220118201047179.htm


2-https://thanhnien.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-tham-chuc-tet-gia-di...


3-https://laodong.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-chuc-tet-nguye...


4-https://tuoitre.vn/bat-pho-chu-tich-ubnd-tinh-quang-nam-lien-quan-vu-chu...


5-https://vnews.gov.vn/news/khoi-to-2-bi-can-loi-dung-anh-huong-doi-voi-ng...


* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do


+++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


image008Các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam khoá 13 chụp hình chung tại Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021 (minh hoạ). AFP.


image009Ông Nguyễn Xuân Phúc khi là Thủ tướng cùng vợ trong chuyến thăm Nga hôm 23/5/2019. Reuters


image010Đoàn xe của nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên con đường dài đúng với chiều dài của đoàn tùy tùng đi thăm phố cổ Hội An, Đà Nẵng, Quảng Nam hôm 08/08/2016.


18/01/2023 18:11 GMT+7


Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước


Theo thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.


image011Ngày 18-1, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký thông báo về việc thực hiện quyền Chủ tịch nước đối với bà Võ Thị Ánh Xuân. Ảnh: GIA HÂN.


Trước đó, tại nhiệm kỳ 2016 - 2021, khi Chủ tịch nước khi đó là ông Trần Đại Quang qua đời vào tháng 9-2018, Phó Chủ nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng được phân công giữ quyền Chủ tịch nước.


Bà Thịnh đảm nhiệm cương vị quyền Chủ tịch nước trong khoảng 1 tháng. Sau đó, Quốc hội khóa XIV đã bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Chủ tịch nước.


Bà Võ Thị Ánh Xuân (53 tuổi) có trình độ cử nhân sư phạm hóa học, thạc sĩ chuyên ngành quản lý công. Bà quê ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. (TTO)

image012Sáng 30/6/2022, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã thay mặt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines nhiệm kỳ 2022-2028. (TTO)


Ngày 13/10/2022, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), cũng như tiếp xúc và trao đổi với trưởng đoàn các nước.


image014Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: TTXVN


Tổng thống Nga nói các trung tâm quyền lực mới đang nổi lên ở châu Á


TRẦN PHƯƠNG


https://tuoitre.vn/tong-thong-nga-noi-cac-trung-tam-quyen-luc-moi-dang-noi-len-o-chau-a-20221013215313225.htm


TTO - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng châu Á là nơi các trung tâm quyền lực mới đang phát triển mạnh mẽ hơn và đóng vai trò lớn trong quá trình chuyển đổi sang trật tự thế giới đa cực.


image016Tổng thống Nga Vladimir Putin dự Hội nghị thượng đỉnh về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tại Kazakhstan ngày 13/10/2022. Ảnh: REUTERS


Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tại Kazakhstan ngày 13-10, ông Putin cho biết châu Á đóng vai trò lớn trong quá trình chuyển đổi sang trật tự thế giới đa cực.


"Thế giới đang trở thành một hệ thống đa cực thực sự. Châu Á, nơi các trung tâm quyền lực mới đang phát triển mạnh mẽ hơn, đóng vai trò khá đáng chú ý, nếu không muốn nói là đóng vai trò quan trọng trong đó", Hãng tin Tass dẫn lời nhà lãnh đạo Nga nói.


Theo ông Putin, các nước châu Á là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.


"Ở đây các hiệp hội hội nhập như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên minh Kinh tế Á - Âu hoạt động năng động và hiệu quả", Tổng thống Nga nói.


Ông Putin khẳng định Matxcơva ủng hộ sự phát triển và thịnh vượng của châu Á, mở cho hợp tác thương mại, đầu tư cùng có lợi và các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.


"Giống như nhiều đối tác của chúng tôi ở châu Á, chúng tôi tin rằng hệ thống tài chính toàn cầu cần được sửa đổi, sau nhiều thập kỷ đã cho phép nhóm 'tỉ phú vàng' tự xưng chuyển hướng tất cả các dòng vốn và công nghệ sang cho chính họ", ông Putin nói. "Tỉ phú vàng" là cách người Nga thường gọi nhóm dân giàu có ở Mỹ, EU và các nước phương Tây khác.


Nga đang đối đầu với phương Tây đứng sau ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Kiev. Trong khi đó, các thành viên CICA là những khách hàng tiềm năng mua dầu, khí đốt và các hàng hóa khác của Nga vốn đang chịu các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.


Sau 30 năm phát triển, CICA đã trở thành diễn đàn quan trọng về phối hợp hành động, xây dựng lòng tin ở châu Á. Năm nay, CICA tổ chức họp thượng đỉnh đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, trong bối cảnh thế giới nói chung và châu Á nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức an ninh và phát triển đan xen, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tăng cường phối hợp để giải quyết.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17791)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16286)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17669)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19511)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17250)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15826)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17958)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17054)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18581)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23216)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20662)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20109)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18911)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18699)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17019)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26272)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17467)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22664)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21506)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.