“Ngoại giao chính trị, quân sự và kinh tế dưới bóng đè của đảng Cs Trung Quốc”

31 Tháng Mười Hai 20227:22 SA(Xem: 2693)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ BẨY DEC 31, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


“Ngoại giao chính trị, quân sự và kinh tế dưới bóng đè của đảng Cs Trung Quốc” (*)


image003Tia nhìn “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong cú bắt tay với Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì có bộ mặt thản nhiên thâm hiểm. Ảnh tài liệu năm 2014. Nguồn Net.


Những mất mát của đội ngũ làm công tác đối ngoại Việt Nam


30/12/ 2022

Việt Hoàng

Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ TP. HCM


image005Nguồn hình ảnh, Getty Images. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bắt tay cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC, ngày 2/10/2014


Ngày 21/12/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã “gọi tên” người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn.


Và kể cả sếp của ông Sơn là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao nhiều năm, không những cũng bị “gọi tên”, mà theo tin tức từ nội bộ, rất có thể đã nhận quyết định phải nghỉ hưu từ 1/2/2023.


Các cuộc họp Trung ương bất thường (30/12/2022) và Quốc hội bất thường (5/1/2023) không bỏ qua hai ông mà còn “điểm danh” Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.


Tin mới nhất, ngày 30/12, báo VN đưa tin “Trung ương ĐCSVN trong phiên họp bất thường đồng ý cho hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; ông Phạm Bình Minh thôi Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII và cho ý kiến về hai nhân sự để trình thay thế”.


Loại hết lãnh đạo có trình độ, được đào tạo ở Phương Tây?


Trong một bài viết khá quy mô trước đó của cựu Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề ngày 20/12/2022, sau khi nêu 6 đặc điểm của thời kỳ chuyển đổi hiện nay trong chính trị quốc tế, Đại sứ Nguyễn Trung có rút lại như sau:


Vào thập kỷ những năm 2020 này, trong quá trình định hình một khung khổ trật tự mới nào đấy, giới cầm quyền và đội ngũ trí thức hiện có của nước ta còn đứng rất xa bên ngoài, và gần như thờ ơ với tất cả 6 đặc điểm nêu trên của cục diện quốc tế. Nghĩa là đất nước từ nhiều thập kỷ nay vẫn đang đi tiếp trên con đường mòn đã và đang đi!


Ở đây tôi phải có đôi lời thưa ông Nguyễn Trung. Đúng ra, thế hệ các quan chức làm công tác đối ngoại như Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Bùi Thanh Sơn là những nhà hoạt động có kinh nghiệm trên trường quốc tế. Họ rành ngoại ngữ, và đại diện ở một mức độ nhất định cho một số chuyên gia trong Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ đứng không xa lắm, và lại càng không thờ ơ trước những thách thức mà ông nêu ra.


Có điều là, theo cách hiểu của tôi, hiệu ứng “bóng đè” về định hướng tư tưởng từ Trung Nam Hải khiến cả một thế hệ đó, dù là ông Phạm Bình Minh, ông Bùi Thanh Sơn hay ông Vũ Đức Đam, trên thực tế cũng chỉ làm theo cái gậy chỉ huy của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản VN. Chỉ làm theo mà không thoát khỏi định mệnh bị loại khỏi, bị vô hiệu hóa trong trò chơi quyền lực ngày càng phức tạp ở Ba Đình.


Không có thông tin chính thức nào nói về việc cả ba ông nói trên có can dự trực tiếp vào vụ án Việt Á hay là chuyến bay giải cứu hay không, nhưng với trách nhiệm của người phụ trách ngành ngoại giao và ngành văn hóa – xã hội thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.


Không thể có bất cứ biện minh nào cho số tiền đưa và nhận hối lộ được tố giác lên đến hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn đô la thông qua khoảng 2.000 chuyến bay “giải cứu” giữa thời người dân trong cả nước bị hoảng loạn bởi đại dịch.


image007Nguồn hình ảnh, Getty Images. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ảnh cũ năm 2014


Thất bại của ngoại giao tự cường


Những phán quyết đang cận kề đe dọa “xóa sổ” hay “vô hiệu hóa” các chuyên gia đầu ngành hay các chuyên viên phụ trách từng lĩnh vực trong đối ngoại chắc chắn sẽ để lại những hậu quả nhãn tiền, theo quan sát của tôi.


Không một ai trong số họ, kể cả ông Phạm Bình Minh, vừa qua dám đề xuất bất cứ kiến nghị nào khác với chỉ đạo từ Ban Bí thư. Các bạn đều thấy, suốt hơn 10 tháng chiến tranh ác liệt ở Ukraine, các lá phiếu của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc đã hoàn toàn đi ngược lại với xu hướng chung của cộng đồng quốc tế ủng hộ Ukraine, lên án Nga xâm lược.


Chủ trương mời Ngoại trưởng Nga trước khi chuẩn bị đón Ngoại trường Mỹ mùa hè vừa qua gửi ra thông điệp ngoại giao gì từ Hà Nội? Nhân chuyến thăm Hà Nội ngày 6 và 7/7/2022, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, người bị EU cấm nhập cảnh, đã lớn tiếng đe dọa Mỹ và châu Âu, những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam:


“Chúng tôi (tức là LB Nga và Việt Nam) đã bàn về các thách thức kinh tế toàn cầu do các nước phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ gây ra.”


Ông Lavrov khẳng định tiếp rằng Nga và Việt Nam biết cách tiếp tục quan hệ thương mại, kinh tế và đầu tư trong môi trường hiện tại, sao cho không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt đơn phương và phi pháp do Hoa Kỳ, EU và các đồng minh của họ trong khu vực công bố.


Dẫu ông Phạm Bình Minh có quan hệ thân tình với cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hay đương kim Ngoại trưởng Antony Blinken, thì các chính khách Mỹ vẫn bãi bỏ thăm Hà Nội vào mùa hè vừa qua (vốn đã lên kế hoạch từ trước). Ngay cả cuộc điện đàm được công bố giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Joe Biden mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã dày công lobby những người có cảm tình với Ba Đình trong nội bộ Mỹ, cũng mất tín hiệu.


Rồi đây, chắc sẽ còn lâu mới có một quan chức cỡ Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng phát biểu trực tiếp bằng tiếng Anh trước Đại hội đồng LHQ, truyền tải những thông điệp khá uyển chuyển về đối ngoại như ông Phạm Bình Minh đã làm được hồi cuối tháng 9 vừa qua.


Phát biểu của ông Minh tuy không vạch mặt chỉ tên, nhưng gián tiếp toát lên lập trường phản đối Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc đơn phương đe dọa Việt Nam, bất chấp UNLOS-1982… Có phải vì thế, mãi sau một tuần lễ, truyền thông Hà Nội vẫn chưa cho phép báo chí Nhà nước đăng tải toàn văn bài phát biểu đã gây bất ngờ tại LHQ?


image009Nguồn hình ảnh, Getty Images. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn


Tương lai 2023 liệu có sáng sủa cho ngoại giao Việt Nam?


Các chuyến thăm cao cấp của lãnh đạo Việt Nam sang Bắc Kinh ngay sau Đại hội 20 của Đảng CS TQ có vẻ như đặt hai đảng lên đường ray của con tàu “Cộng đồng chung vận mệnh”, của các "Sáng kiến Phát triển toàn cầu" và "Sáng kiến An ninh Toàn cầu" do Chủ tịch Tập nêu ra vừa qua.


Đó là những trụ cột của “Trật tự Trung Hoa” mà ông Tập đang rắp tâm thay thế “Trật tự dựa trên luật lệ” của thế giới dân chủ. Nhưng có phải cái gì ông Tập trù liệu, cái gì Trung Quốc ủ mưu, cũng sẽ thành công?


Những xáo trộn trong nội bộ lãnh đạo trên thượng tầng Đảng CS TQ ngay sau Đại hội 20, phong trào biểu tình và phản kháng (chống lại “Zero Covid” chỉ là nguyên cớ) đồng loạt trên 30 thành phố lớn nhỏ ở Trung Quốc cho thấy Tập Cận Bình đang đứng trước nhiều thách thức. Sự tan vỡ của chính sách Zero-Covid mà ông ta đề xướng đã bị nhiều tờ báo Phương Tây đánh giá là “dấu chấm hết của tham vọng xây dựng một Trật tự quốc tế độc đoán “Made in China”.


Tôi nhớ lại rằng tiến sĩ Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn, trong một bài trên YouTube nói rằng có bàn tay “nước lạ” trong can thiệp vào nhân sự ngoại giao VN. Ai quan tâm có thể xem tham khảo tại đây.


Dù ta có tin vào suy đoán của ông Lê Kiên Thành hay không thì nhưng ý tưởng chỉ đạo như “lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng…” và 13 văn kiện Trung – Việt đã thỏa thuận, khiến các thao tác ngoại giao Việt Nam chỉ có thể diễn ra trong một không gian rất chật hẹp.


Đặc biệt, với việc loại bỏ đội ngũ có chuyên môn cao về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, số còn lại sẽ phải hoạt động trong một không gian bị chèn ép bởi phe cứng rắn hướng nội, bị tù túng bởi ý thức hệ. Chưa kể có cả sức nặng ngàn cân của quan hệ với Trung Quốc, với nước Nga của Putin, khiến khó ai hình dung nổi tương lai sáng sủa, xứng tầm phát triển kinh tế quốc gia của ngành ngoại giao năm 2023.


Tuy nhiên, vẫn có người tin tưởng, không phải tất cả Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN đều nghe theo Bắc Kinh. Bởi vì, trên thực tế, nhiều người trong số họ cũng đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau. Mà quyền lợi của những nhóm này không nhất thiết lúc nào cũng “khớp” với các nhóm gắn kết với kinh tế-chính trị Trung Quốc.


Do đó, đối với những người lạc quan sót lại ở trên, tương lai chưa phải đã đóng cửa đối với ngoại giao VN. Vấn đề vẫn là ở nội lực, theo thiển ý. Vấn đề vẫn là ở khả năng tư duy đột phá của đội ngũ làm chính sách.


Mặt khác, ta cần thấy có chỗ Việt Nam đã làm hơn, được quốc tế ca ngợi và́õ·o ràng là có lợi chung, như việc không theo Zero-Covid kiểu ông Tập. Và càng không nên cái gì cũng đổ lỗi cho Trung Quốc.


Trung Quốc dù “ba đầu sáu tay” nhưng nếu VN còn có những nhà hoạch định chính sách và ngoại giao mang dấu ấn của nhân dân mình, có chỗ dựa trong dư luận quần chúng thì họ sẽ vượt qua được cái bóng của ý thức hệ.


Cuối cùng, thay cho lời kết tôi xin phép được nhắc lại các ý hay sáu đặc điểm về tình hình quốc tế tới đây mà cựu Đại sứ Nguyễn Trung nhận dạng trong bài viết của ông tháng này, để thấy hướng đi không chỉ cho ngành ngoại giao VN đang ‘thất bát’ nhân sự nghê gớm năm nay, mà còn cho cả quốc gia:


(1) Đó là thế giới luôn bên miệng hố chiến tranh, giữa hai tập hợp: dân chủ và độc tài – toàn trị; (2) Từ cả hai phe đều có nhiều giá trị đang bị đổ vỡ; (3) Thế giới gặp bất cập cả thể chế lẫn con người nhưng với Covid-19 và chiến tranh Ukraine thì các bất cập ấy đang trở thành các căn bệnh ác tính;


Từ đó ông Nguyễn Trung cho rằng (4) Cải cách thể chế và giáo dục là yêu cầu cấp bách hiện nay cho Việt Nam, bên cạnh việc (5) Bảo vệ và phát huy các giá trị cơ bản: dân chủ, nhân quyền, pháp trị, tuân thủ luật pháp quốc tế… Và cuối cùng thì phải (6) Dân chủ hóa mới thực sự giải phóng được sức mạnh tư duy toàn dân tộc.


Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Việt Hoàng, hiện sống tại TP. HCM.


(*) Tựa của VHO
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18398)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17849)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21804)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18183)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19140)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18058)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20144)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18425)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16830)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16509)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16183)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20885)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18629)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21468)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20718)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31125)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22263)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17254)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17612)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.