Trụ vững trước Nga năm nay, liệu Ukraine có thể đánh bật Nga vào năm sau?

07 Tháng Mười Hai 20227:30 SA(Xem: 2650)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 – THỨ TƯ DEC 07, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Trụ vững trước Nga năm nay, liệu Ukraine có thể đánh bật Nga vào năm sau?


07/12/2022


image041Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyiy quay video các binh sĩ Ukraine gần thị trấn Sloviansk, vùng Donetsk, ngày 6/12/2022.


Khi Nga xâm lược Ukraine, anh Vadym Khlupianets, một vũ công ba lê 26 tuổi tại Nhà hát Opera Quốc gia Kyiv, gia nhập quân đội. Chín tháng sau, anh ta bị giết bởi một tay súng bắn tỉa ở mặt trận phía đông.


Tại đám tang của anh, giám đốc sáng tạo của nhà hát Bohdan Strutnyskii nói người vũ công ba lê trẻ xứng đáng nhận một vinh dự khác: “Vỗ tay khi kết thúc buổi biểu diễn, rồi khán giả yêu cầu thêm nữa.”


Bà Olga Kucher, giám đốc Mái ấm dành cho trẻ em trong khu vực Zaporizhzhia, cũng nhận thấy mình có một vai trò bất ngờ. Vào tháng 3, bà đã dẫn 215 đứa trẻ mồ côi đội mũ len và mặc áo khoác ấm lên chuyến tàu kéo dài 24 giờ, chạy trốn để bảo vệ mạng sống của chúng.


“Trái tim tôi bị xé nát,” bà nói. “Và tôi cảm thấy rất tội cho đám trẻ. Chúng còn quá nhỏ.”


Người Ukraine đã khiến cả thế giới - và chính họ - phải kinh ngạc - trong năm 2022, khi đứng vững trước một cuộc tấn công quân sự tổng lực của một siêu cường nhằm nghiền nát họ trong vòng vài ngày.


Hàng triệu người chạy đến nơi an toàn. Hàng triệu người đã phải chịu đựng các cuộc bắn phá trong các tầng hầm và hầm tránh bom. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng tại các thành phố bị quân xâm lược tàn phá.


Và hàng triệu người đã tập hợp lại vì sự nghiệp của một quốc gia, cầm vũ khí, tình nguyện lái xe cứu thương, vận chuyển lương thực đến các ngôi làng ở mặt trận, chăm sóc con cái của nhau.


Tại sao quan trọng?


Nga tuyên bố phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” để bảo vệ an ninh của mình trước sự xâm lấn của phương Tây. Dân Ukraine, những người đã nghe Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố bản sắc dân tộc của Ukraine là một sự ngụy tạo và rằng đất đai của Ukraine là đất lấy của Nga, xem cuộc chiến này là một cuộc đấu tranh sinh tồn - cả cho quốc gia và cho cá nhân.


Trên chiến trường, Ukraine giáng hết đòn này đến đòn khác vào Nga. Trong những giờ đầu tiên của cuộc chiến, quân phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt lực lượng lính dù tinh nhuệ của Nga đang cố chiếm một sân bay ở ngoại ô Kyiv.


Vào tháng 4, Ukraine đã đánh chìm tuần dương hạm chủ lực của Nga. Tháng trước, họ được những cư dân vui vẻ vây quanh khi đi xe tới Kherson, thành phố mà ông Putin đã tuyên bố là của nước Nga mãi mãi.


Giờ đây, trong bối cảnh mùa đông đầu tiên của cuộc chiến, Nga mới là bên đang ở thế phòng thủ, động viên hàng trăm nghìn quân trừ bị để bảo vệ phần lãnh thổ chiếm đóng còn lại - khoảng 1/5 diện tích Ukraine.


Nếu như các chuyên gia quân sự trước đây từng tranh luận về việc liệu Kyiv có thể trụ được quá vài ngày hay không, thì nay họ đang thảo luận về việc liệu Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến hoàn toàn hay không. Kyiv cho biết họ sẽ không dừng lại cho đến khi đẩy lùi được toàn bộ lực lượng Nga ra khỏi cả những vùng đất bị chiếm đóng từ năm 2014.


Có ý nghĩa gì cho năm 2023?


Cả hai bên đều phải đối mặt với những thách thức mới. Các cuộc rút lui của Nga, bao gồm cuộc rút quân qua bên kia sông Dnipro rộng lớn, làm cho tiền tuyến ngắn lại và được củng cố tốt hơn, khiến Ukraine khó tìm ra những điểm yếu mới để lặp lại các bước đột phá đã làm thay đổi động lực của cuộc chiến vào mùa thu.


Nhưng mùa đông khắc nghiệt cũng mang lại lợi thế cho người Ukraine bảo vệ đất nước của họ trước những người lính trừ bị động viên mà Nga phải nuôi sống và cung cấp cách xa quê nhà hàng ngàn km.


Ông Mark Hertling, cựu chỉ huy lực lượng mặt đất của Mỹ ở châu Âu, viết trên Twitter: “Cho đến nay, Ukraine đã thành thạo trong việc tấn công và đánh bại các lực lượng Nga. Tuy nhiên, các mục tiêu tiếp theo - chọc thủng tuyến phòng thủ kiên cố của Nga ở phía đông và vượt sông Dnipro ở phía nam - là một trong những mục tiêu khó khăn nhất đối với bất kỳ quân đội nào,” ông nói. “Họ sẽ thành công, nhưng không nhanh.”


Trong khi đó, không có cuộc đàm phán nào để kết thúc - hoặc thậm chí tạm dừng - chiến tranh. Kyiv nói rằng ngay cả một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời cũng sẽ tạo cơ hội cho Nga tập hợp lại và củng cố sự kiểm soát của họ đối với vùng đất Nga chiếm đóng.


Trong lúc năm 2022 sắp kết thúc, Nga đã phóng phi đạn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến hàng triệu người Ukraine chìm trong bóng tối và giá lạnh. Moscow tuyên bố việc này biện minh được về quân sự; Ukraine nói rằng điều này không phục vụ mục đích nào ngoài việc gây hại cho dân thường.


“Cái lạnh, cái đói, bóng tối và cơn khát không đáng sợ và nguy hiểm đối với chúng tôi bằng ‘tình bạn và tình anh em’ của quý vị,” Tổng thống Ukraine nói với người dân Nga trong một bài phát biểu hồi tháng 9.


“Không cần khí đốt hay không cần quý vị? Không cần quý vị. Không cần ánh sáng hay không cần quý vị? Không cần quý vị. Không cần nước hay không cần quý vị? Không cần quý vị. Không cần thức ăn hay không cần quý vị? Không cần quý vị.”
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18335)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19257)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17632)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18845)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22223)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22744)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20840)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21978)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22179)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19666)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20398)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19548)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24362)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23519)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.