Chiến tranh Việt Nam: Người Mỹ xâm lược hay 'chỉ can thiệp'?

29 Tháng Mười Một 20222:49 CH(Xem: 3100)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ BA 29 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image008Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang dọc diễn văn chào đón Tổng thống Richard M. Nixon trước thềm Dinh Độc Lập Sài Gòn; phía sau là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (đứng cúi mặt) cùng với các viên chức cao cấp khác bao gồm Henry Kissinger, Ellsworth Bunker trong chuyến Tổng thống Nixon đến thăm miền Nam Việt Nam vào năm 1969. Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ lần đầu tiên đổ bộ vào bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng năm 1965. Sau gần 5 năm “đọ sức” với bộ đội địa phương (Mặt trận DTGPMN), bộ đội chính quy cộng sản Bắc Việt và phe thế giới XHCN, Nixon đã tìm kế “về nhà” trong danh dự qua Hiệp định Paris tháng Giêng 1973 và bàn giao chuyện “thay đổi màu da trên xác chết” cho Quân lực VNCH. (ct:VHO)


Chiến tranh Việt Nam: Người Mỹ xâm lược hay 'chỉ can thiệp'?


  • Quốc Phương
  • BBC News Tiếng Việt


8/5/2021


image010Nguồn hình ảnh, Bettmann/Getty Images. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tại Midway Island, ngày 08/6/1969


Mỹ không hề 'xâm lược' và 'chiếm đất' của Việt Nam, một nhà nghiên cứu lịch sử từ Hà Nội nói với một hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt hôm 06/5/2021 khi nhìn lại lịch sử.


Đưa ra nhận xét về bản chất của cuộc chiến tranh kéo dài trên hai thập niên trong thế kỷ trước khiến hàng triệu người thiệt mạng, thương vong, hàng triệu gia đình chia rẽ, ly tán ở Việt Nam, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nói:


"Ở Việt Nam có người nói rằng đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, tôi không nghĩ rằng nó sai hoàn toàn, nhưng nó cũng không đúng hoàn toàn.


"Thực ra thì người Mỹ không xâm lược đất đai của Việt Nam, mà người Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam.


"Họ muốn đắp một con đê để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan tràn ra xung quanh, vì vậy họ mới dựng nên chính quyền, bảo vệ và giúp đỡ chính quyền của ông Ngô Đình Diệm và từ đó nó có cuộc nội chiến và lại vừa có cuộc chiến tranh ủy nhiệm ý thức hệ."


Nhận định trên của nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia Hà Nội được cho là một ý kiến có sự khác biệt với quan điểm lịch sử chính thống đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy chính thức trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam từ phổ thông tới sau đại học, từ sau ngày 30/4/1975 tới nay.


image012Nguồn hình ảnh, Eye Ubiquitous/Getty Images. Người dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam


Theo đó, các nhà nghiên cứu chính thống lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử chiến tranh Việt Nam cuối thế kỷ 20 ở trong nước từ lâu cho rằng người Mỹ đã xâm lược Việt Nam, và cuộc chiến tranh do bên thắng cuộc tiến hành là để 'đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lăng và lật đổ ngụy quân, ngụy quyền bán nước' tại quốc gia này.


o    'Chỉ nói can thiệp ngoại bang là không đúng'


Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư sử học Ngô Vĩnh Long cho rằng nếu nói cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là vì sự can thiệp của ngoại bang là không đúng:


"Chiến tranh Việt Nam đặc biệt là nó bắt đầu vì có sự can thiệp của nước ngoài, ví dụ năm 1945, nếu Mỹ không giúp Pháp, thì chưa chắc gì đã có cuộc kháng chiến 9 năm. Rồi ở miền Nam cũng vậy, sau Hội nghị Geneve, Mỹ cũng can thiệp.


"Mới ban đầu, sự can thiệp của nước ngoài rất quan trọng, nhưng sự can thiệp của nước ngoài giúp cho cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc chiến tranh nội bộ nữa.


"Thành ra, nếu chỉ nói cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là vì sự can thiệp của ngoại bang thì không đúng, bởi vì đến lúc nào đó vấn đề huynh đệ tương tàn là do người Việt Nam.


image014Nguồn hình ảnh, Bettmann/Getty Images. Cố vấn Tổng thống Mỹ Henry Kissinger bắt tay Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy tại Hòa đàm Paris


"Người Việt Nam phải tìm cách làm sao để ngừng chiến tranh sớm để hòa hợp, hòa giải, mà Việt Nam đã có rất nhiều cơ hội để hòa hợp, hòa giải, nhưng không đi đến việc đó vì nhiều lý do mà tôi không bàn ở đây.


"Nhưng vấn đề chiến thắng bằng đường lối quân sự bao giờ cũng để lại hậu quả, hậu họa rất là lớn, kể cả khi chúng ta so sánh, khi làm lịch sử nên so sánh với trường hợp của các nước khác, chứ không chỉ nhìn vào trường hợp của mình.


"Ví dụ, cuộc nội chiến của Mỹ chỉ có 4 năm thôi, mà từ đó đến giờ hơn 100 năm rồi, nhưng bên thắng cuộc nhìn lịch sử khác hơn bên thua cuộc, cho nên người miền Nam nước Mỹ bây giờ vẫn còn phẫn uất với những phân tích chính thống, tôi tạm dùng chữ này, nhưng chính thống ở đây không có nghĩa là chính thống của chính phủ, mà là đường lối chính thống của dòng lịch sử nước Mỹ.


"Cuộc nội chiến ở Mỹ chỉ có bốn năm, mà cuộc chiến ở Việt Nam tới 40 năm, cho nên hậu quả để lại rất là lớn, do đó bài học là nếu có chiến tranh, thì cần phải làm sao ngay trong lúc còn đang chiến tranh, tìm mọi cách để hòa hợp, hòa giải..."


o    'Không thể phủ nhận ba yếu tố nguyên nhân'


image016Nguồn hình ảnh, George Rinhart/Getty Images. Chủ tịch VNDCCH ông Hồ Chí Minh dự một bữa tiệc đánh dấu 10 năm thành lập CHND Trung hoa tại Bắc Kinh cùng với lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông và lãnh đạo Liên Xô Nikita Kruschev


Từ London, nhà nghiên cứu lịch sử, Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng, tác giả của bộ sách 'Nhìn lại sử Việt' đưa ra bình luận với BBC:


"Tôi không đồng ý với ông Ngô Vĩnh Long về vấn đề nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam. Thực sự chiến tranh Việt Nam có gốc từ trước cuộc đảo chính 1945.


"Trước đó đã có những cuộc đấu tranh giữa hai phe Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng cho đến về sau. Chính tôi đã phỏng vấn những người cựu của cả cộng sản, cũng như quốc gia, trong thời gian đấu tranh chống Pháp, họ cũng đã có đấu tranh chống lại nhau rồi.


"Thành ra, khi cuộc Thế chiến thứ II chấm dứt, đã có một cuộc chạy đua quyền lực để giành lấy quyền cai trị Việt Nam sau khi Nhật Bản đầu hàng. Một cuốn sách về Việt Nam 1945 của một học giả Mỹ có nói rằng khi cuộc chiến xảy ra, đã có rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt quốc dân Đảng thực sự có thể có cơ hội cướp chính quyền trước khi Việt Minh nắm chính quyền, nhưng họ đã ngần ngại và trù trừ, thành ra đã không thành công và để Việt Minh phỗng tay trên.


"Khi Việt Minh đi lên thì cuộc chiến đã bắt đầu và sự can thiệp của Pháp hay của Mỹ chỉ có tính chất phụ thuộc, chỉ làm gia tăng sự tranh chấp giữa quốc - cộng hai bên mà thôi.


"Vả lại, cuộc can thiệp, tham gia của ngoại bang vào cuộc chiến này không chỉ hoàn toàn nằm ở trong phía Việt Nam, người Việt Nam dù muốn hay dù không cũng đều bị cuốn vào trong cuộc đấu tranh giữa hai phe tư bản và cộng sản trên thế giới, thành ra nếu Việt Minh có thắng, hay bên quốc gia có thắng, thì nó vẫn có những cuộc chiến tranh.


image018Nguồn hình ảnh, Getty Images. Một phụ nữ ở Huế mua hoa ở chợ hôm 14/4/1968, 10 tuần sau khi nổ ra cuộc tập kích Mậu Thân ở miền Trung và miền Nam Việt Nam


"Chúng ta thử nhìn lại các nước láng giềng, chẳng hạn như Indonesia, khi phe Sukarno lên nắm chính quyền trước khi đảng Cộng sản Indonesia nổi lên, vẫn có một cuộc chiến, nhưng sự can thiệp của các bên Mỹ, Úc... Hà Lan, đã làm cuộc chiến ở Indonesia chấm dứt chỉ sau mấy năm trời.


"Còn cuộc chiến tranh Việt Nam lâu dài, bởi vì một phần nó là nội chiến, một phần nó là sự can thiệp của ngoại bang và một phần nó nằm trong cuộc chiến tổng thể đấu tranh ý thức hệ của cuộc chiến tranh lạnh và nó chỉ chấm dứt vào năm 1991. Thành ra, nếu muốn có một cái nhìn công bằng, chúng ta không thể nào phủ nhận ba yếu tố đó mà chỉ nói rằng yếu tố ngoại bang dẫn đến như vậy."

23 Tháng Chín 2014(Xem: 22150)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24763)
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 22003)
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại thì Việt Nam hủy bỏ các Hiệp ước Bảo hộ trước kia với Pháp.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 20403)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet, cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 19825)
Trái với dự đoán của người quan tâm, nhận định các cuộc biểu tình của phe ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bùng phát trên cả nước sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014 do quân đội Hoàng Gia Thái Lan thực hiện, nhưng cho đến nay, khi thủ lĩnh đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha lên làm thủ tướng, đất nước Thái vẫn khá bình yên.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 20130)
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”. Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
25 Tháng Tám 2014(Xem: 21054)
Sách Cổ Học Tinh Hoa kể chuyện: “Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ nói : ‘Chẳng khi nào con ta lại giết người’. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
21 Tháng Tám 2014(Xem: 19037)
Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 20203)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai và một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 17317)
Sự kiện hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam một cách khá bất ngờ, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 19312)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47. Đề nghị của phía Mỹ là phải ngưng tất cả mọi hoạt động, mọi leo thang trên Biển Đông.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 17460)
Trong một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến tối khuya Chủ Nhật hôm trước, Hội Đồng này đã thông qua một lời nhận định mạnh mẽ nhất về cuộc chiến này, dưới hình thức “một bản thông báo cấp tổng thống” (presidential statement) lên tiếng yêu cầu đôi bên hãy tức thời ngưng bắn để có thể thực hiện được một cuộc trợ giúp và cứu trợ cần thiết cho khối dân Palestine khốn khổ đang nằm trong hai lằn lửa đạn.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 19647)
Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp. Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19573)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20590)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17731)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18117)
“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 18967)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18336)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17788)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?