‘Ông Hun Sen được khen làm tôi buồn cho ngoại giao VN’

17 Tháng Mười Một 20221:44 CH(Xem: 3032)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ NĂM 17 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


‘Ông Hun Sen được khen làm tôi buồn cho ngoại giao VN’


17/11/2022


Mai Luân


Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ TPHCM


image007Nguồn hình ảnh, Getty Images. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN được tổ chức tại PhnomPenh ngày 12-13/11


Hình ảnh Việt Nam hầu như bị “chìm nghỉm” trong mùa Thượng đỉnh ở khu vực. Cùng lúc, đất nước đã và sẽ còn tiếp tục hứng chịu búa rìu dư luận vì các đợt ‘kiên định bỏ phiếu trắng’ ở LHQ. Là Chủ tịch ASEAN, tổ chức được một loạt Hội nghị Thượng đỉnh như vừa qua tại Phnompenh (12 – 13/11), Thủ tướng Hun Sen của nước láng giềng từng bị Việt Nam coi là “đàn em” lại đang được cả thế giới và chính báo Campuchia ngợi ca.


Điều gì đang xảy ra với các động thái ngoại giao lạ lùng của Việt Nam?


Để có sự so sánh, ta hãy nhìn sang Campuchia để xem thế nào.


Phân tích mới nhất và thật sâu sắc của bỉnh bút người Thái Kavi Chongkittavorn trên trang mạng Khmer Times hôm 11/11/2022 đã cho thấy, Samdech Hun Sen đang “nổi bật trên chính trị toàn cầu” như thế nào.


 Trong bài “PM Hun Sen excels in global politics” Kavi lý giải:


“Thông qua cuộc chiến tranh ở Ukraine, ông Hun Sen đã nhanh chóng nắm bắt vấn đề và tận dụng lợi thế của cuộc xung đột một cách thông minh để chứng minh cho thế giới thấy rằng, nền độc lập của đất nước từng bị chiến tranh tàn phá này không phải là điều hiển nhiên..." 


Khác nhau từ các lá phiếu ở LHQ


image010Nguồn hình ảnh, AFP. Thủ tướng Hun Sen (phải) tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba (trái) tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 9/11/2022


Nền độc lập của Campuchia rất quý giá, có lúc tưởng phải trả giá bằng sự “tuyệt chủng” của cả một dân tộc. Nước Việt Nam đâu có kém, với “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là khẩu hiệu cao nhất. Thế nhưng chính phủ Việt Nam có vẻ như không lên tiếng mạnh vì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước khác như Ukraine. Hay họ cho đó chỉ là trò “xúc xắc” trong tay các nhà độc tài như Putin hoặc Tập Cận Bình?  


Tôi nhận thấy tuy cả xã hội VN ít nhiều có bị chia rẽ nhưng xu hướng vượt trội trong người dân vẫn là lên án hành động xâm lược của Nga mà người ta cho là đang được Bắc Kinh hậu thuẫn. Việc Campuchia nhỏ hơn VN nhiều lần nhưng công khai tôn trọng chủ quyền quốc gia, đặc biệt là của một quốc gia nhỏ hơn giáp với các quốc gia lớn hơn, có lịch sử mới mẻ của nó. "Thật thú vị, khi Campuchia tự định vị mình trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và các lá phiếu của nước này tại Liên Hợp Quốc được đánh giá cao”, Kavi so sánh tiếp, tỏ ra rất am hiểu lịch sử Đông Dương. 


Và gần đây nhất, vào ngày 14/11/2022, Việt Nam lại “kiên định trong bất biến”, tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết mới của ĐHĐ/LHQ.


Nghị quyết này lên án quyết liệt cuộc xâm lăng của nước Nga và ủng hộ các bước đi tiến tới việc buộc Moscow phải bồi thường cho những sự tàn phá do quân Nga gây ra ở Ukraine.  


Vậy là cho đến nay, Việt Nam thuộc các quốc gia có số lần bỏ phiếu trắng nhiều nhất đối với các Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine, việc Nga sáp nhập trái phép bốn vùng lãnh thổ của Ukraine và bỏ phiếu chống lại Nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 


Bốn lần tổng cộng, Việt Nam đã bỏ các phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược mà Nga phát động tại Ukraine. Nền “ngoại giao cây tre” mà thực ra là của Thái Lan nhưng được Việt Nam áp dụng đã thất bại thảm hại. Đây là cây tre đã nghiêng về một phía.



Mỹ và các nước dân chủ nghĩ gì?


Chuyện Mỹ và các nước dân chủ nghĩ gì về VN, thì trước hết, cứ xem cái cung cách VN phản ứng trước lời kêu gọi hồi đầu tháng 3/2022 của các vị đại sứ Liên Minh châu Âu (EU), Na Uy, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh tại Hà Nội, Việt Nam nên noi theo lập trường ủng hộ Ukraine. Thái độ của Việt Nam đến nay vẫn là im lặng.


Với châu Âu đã vậy, với Mỹ tình hình cũng chưa có gì sáng sủa hơn. Tổng thống Jode Biden đã không sang Việt Nam như dự kiến. Sau nhiều lần hy vọng, rồi lại thất vọng, gần đây nhất, ngày 12/11 – có lẽ là lần thứ ba hay thứ tư gì đấy – Thủ tướng Phạm Minh Chính, một lần nữa, trong cuộc tiếp xúc bên lề hội nghị ASEAN, đã chuyển lời mời của TBT Nguyễn Phú Trọng tới TT Joe Biden, mời ông thăm chính thức Việt Nam. Hiển nhiên là ông Biden, theo báo chí trong nước, chỉ vui vẻ nhận lời nhưng chưa có cam kết gì cụ thể…


Nhưng thật thật hẫng hụt cho truyển thông quốc tế khi Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói bà “không có gì để chia sẻ” khi hồi đáp yêu cầu của VOA xác nhận về một cuộc điện đàm khả dĩ giữa ông Biden với ông Trọng.


Trong các tiếp xúc cấp cao Việt – Mỹ những năm vừa qua, không dưới một lần, Washington đã phát đi tín hiệu về việc mong muốn đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8/2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đề xuất nâng từ quan hệ “Đối tác toàn diện” lên “Đối tác chiến lược”.


Những lời đề nghị liên tục này được đưa ra từ hàng chục năm nay về việc nâng cấp quan hệ, nhưng từ hai năm trở lại đây có vẻ như dồn dập và bức thiết hơn, nhìn từ góc độ chiến lược Indo-Pacific (IPS), khiến Việt Nam không khỏi lúng túng.


Bởi vì, từ chiến tuyến bên kia, Trung Quốc cũng không dưới một lần yêu cầu VN cam kết rõ ràng với “Cộng đồng chung vận mệnh” (hoặc với tên khác là “Cộng đồng tương lai chung”).


Tức là cam kết phải đi theo “Trật tự” do Trung Quốc cầm chịch, theo một đánh giá trên The Diplomat tháng này.


Tưởng cũng cần nhắc lại là trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá tích cực đối với ba trụ cột chủ yếu của “Trật tự Trung Hoa’ (Pax Sinica) là Vàng đai & Con đường (BRI), Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI) và Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI).


Phân tích chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc từ 31/10 đến 1/11, Tiến sĩ Alexander L. Vuving từ Hoa Kỳ khẳng định trong bài viết trên trang The Diplomat:


“Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh nhằm cam kết với Trung Quốc, nhưng không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong cách tiếp cận cơ bản của Hà Nội đối với nước láng giềng phương Bắc này”.


Tôi hiểu niềm tin của Giáo sư Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương, Hawaii. Tuy nhiên, do đã định vị mối bang giao Trung – Việt từ truyền thống đến hiện đại theo paradigm “vận hành bởi ý thức thức hệ và giao thoa bởi trật tự thế giới”, nên ông tin rằng, “mô thức” này khó thay đổi qua một chuyến thăm. Còn tôi cho rằng lịch sử sẽ chứng minh chuyến thăm là một bước ngoặt trong quan hệ Trung – Việt.


image012Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Bắc Kinh được truyền thông hai bên cơ ngợi là "thành công tốt đẹp" và mang "tính lịch sử"


Ngoại giao Việt Nam đang đứng ở đâu?


Đứng “giữa hai dòng nước”, nền ngoại giao Việt Nam nay đang vào thế kẹt trước các biến đổi lớn trên thế giới. Về tư duy, họ vẫn chưa tìm ra được một đối sách khả dĩ nào trước một ban Lãnh đạo Bắc Kinh phần lớn bao gồm nhóm Chiết Giang. Những yếu nhân này vừa là lớp trí thức cao thủ, vừa là đội ngũ tinh hoa của “Đế chế Trung tâm” mà ý thức hệ cao nhất là bá chủ Đại Hán, với tâm thức tất cả vì Thiên tử.


Ngành ngoại giao nước nhà, thật đáng buồn đã hủy hoại những giá trị của thế hệ Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ để có tư duy độc lập khỏi sự kiểm soát của các bộ ngành...không ngoại giao.


Thế hệ các nhà ngoại giao trẻ hiện nay có ngoại ngữ, có kiến thức từ “các lò ấp” Âu Mỹ, nhưng bị nhốt trong một cái lồng quyền lực hạn hẹp, nặng về tư duy phòng thủ, bảo vệ hệ thống. Người dân hỏi đây là nền ngoại giao cây tre mềm dẻo, quật cường hay là ngoại giao cây sậy đung đưa trước gió? Chưa kể, các cuộc điều tra mới nhất cho thấy không ít quan chức ngoại giao chỉ lo cạnh tranh nhau đoạt ghế, hoặc tổ chức các cuộc làm ăn, nổi bật là đợt vé “giải cứu giá cao”.


Cội rễ của niềm tin không dựa vào công pháp quốc tế, các nguyên lý nhân văn, hay yêu chuộng hòa bình, mà chỉ dựa trên thành kiến ​​chính trị và các nhóm khu vực truyền thống được trang trí bằng các khẩu hiệu trung lập cũ rích.


Một thế hệ vàng của ngành ngoại giao vừa kháng chiến vừa kiến quốc đã “cuốn theo chiều gió”.


Khoảng cách giữa năng lực minh triết đối ngoại và đòi hỏi giải các bài toán quá khó trong thực tiễn là hai bờ vực mà thế hệ ngày nay không có cách nào có thể nhảy qua.


Nếu rồi đây, đất nước chứng kiến những đổ vỡ tiếp theo trong ngoại giao với châu Âu, với Hoa Kỳ và với Trung Quốc thì không có gì là lạ. Cũng không nên trách các nhà ngoại giao vì suy cho cùng, họ cũng chỉ vừa là tác nhân, vừa là nạn nhân của thế chế.


* Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Mai Luân từ TP HCM.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17657)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19491)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17227)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15779)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17906)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16999)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18530)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23168)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20639)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20089)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18880)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18682)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17011)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26250)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17447)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22639)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21489)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18573)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20010)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.