Họa sĩ Bùi Chát: Vì sao 29 bức tranh bị buộc phải tiêu hủy?

17 Tháng Tám 20227:17 SA(Xem: 3452)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 - THỨ TƯ 17 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Họa sĩ Bùi Chát: Vì sao 29 bức tranh bị buộc phải tiêu hủy?


  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt


17 tháng 8 2022


image001Nguồn hình ảnh, Bui Chat. Họa sỹ, nhà thơ Bùi Chát trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station


Giới hội họa Việt Nam vừa nhận một tin được cho là 'chưa có tiền lệ' từ năm 1975 tới nay: 29 bức tranh trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station của họa sỹ Bùi Chát vừa có lệnh phải tiêu hủy.


Cùng với đó, họa sỹ Bùi Chát bị cơ quan chức năng mời lên làm việc và lập biên bản xử phạt 25 triệu đồng.


Quyết định xử phạt này do ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ký, với lý do triển lãm 'không xin phép', dựa theo quy định tại khoản 4 điều 19 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.


Trao đổi với BBC News Tiếng Việt ngày 16/8, họa sỹ Bùi Chát xác nhận sự việc nói trên và cho biết ông 'sốc', 'choáng váng vì không ngờ' khi được tin phải tiêu hủy tranh.


image003Nguồn hình ảnh, Bui Chat. Một số tác phẩm của họa sỹ Bùi Chát được trưng bày trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station


Theo họa sỹ Bùi Chát, khoảng 4-5 ngày sau khai mạc triển lãm, "có một nhóm gọi là đoàn kiểm tra chuyên ngành văn hóa giữa An ninh Văn hóa và Sở Văn hóa Thể thao, đến kiểm tra", sau đó hơn ba tuần sau họ ra biên bản xử phạt hành chính.


Đồng thời, biên bản này yêu cầu họa sỹ Bùi Chát phải 'khắc phục hậu quả' bằng cách tiêu hủy toàn bộ 29 tranh trong triển lãm.


'Đánh thức tự do' và 'Mở miệng'


Bùi Chát được biết đến từ lâu là nhà thơ, nhưng ông đã vẽ tranh được 10 năm nay, và đây là triển lãm đầu tiên trong sự nghiệp cầm cọ của ông.


image004Nguồn hình ảnh, Bui Chat. Một số tác phẩm của họa sỹ Bùi Chát được trưng bày trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station


Huỳnh Lê Nhật Tấn trong một bài viết mới đây trên BBC khen tranh Bùi Chát 'đánh thức sự tự do'.


Ngoài vẽ tranh, làm thơ, Bùi Chát là thủ lĩnh nhóm Mở Miệng, đã hoạt động khoảng 20 năm cùng với một số nhà thơ khác như Lý Đợi, "đưa ra một lối thơ khác, không giống thơ 'định hướng' theo quan điểm của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương của Đảng Cộng sản hoặc Hội Nhà văn Việt Nam".


Nhóm Mở Miệng cũng cho ra đời NXB Giấy Vụn, và một số hoạt động khác.


Có phải vì 'đánh thức tự do' và 'mở miệng' mà nay Bùi Chát bị xử phạt và tranh bị tiêu hủy?


image005Nguồn hình ảnh, Bui Chat. Khách tới thưởng thức tranh của Bùi Chát trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station


Họa sĩ Bùi Chát nói không có đủ căn cứ để phủ nhận hoặc khẳng định việc này, dù ông cho hay trong suốt 10 năm qua đã bị chính quyền cấm xuất cảnh.


'Tôi cũng thường xuyên bị gây khó dễ trong kinh doanh làm ăn, thuê nhà cũng không ai dám cho thuê vì bị quấy nhiễu', Bùi Chát nói với BBC.


Nói về nội dung tranh trong triển lãm, Bùi Chát nói tranh của ông "phần lớn là trừu tượng" và ông 'không đưa ý đồ cụ thể gì vào tác phẩm mà chỉ là nghệ thuật thuần túy'.


"Tôi không có quyền nói thay tác phẩm. Người xem mỗi người tự cảm nhận, diễn giải tranh theo cách của mình. Ai nói nó có ý đồ chính trị thì cứ để họ chứng minh," Bùi Chát nói.


'Nghiêm trọng, chưa có tiền lệ'?


Về hình thức xử lý của cơ quan chức năng, họa sĩ Bùi Chát nói:


"Trên nguyên tắc của luật pháp, sai phạm gây hậu quả thế nào thì khắc phục hậu quả đến đó. Một triển lãm nghệ thuật chỉ có thể gây hiệu quả chứ không thể gây hậu quả được, cho nên không thể khắc phục hậu quả bằng cách tiêu hủy hết tranh."


image006Nguồn hình ảnh, Bui Chat. Một tác phẩm của Bùi Chát trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station


Ông Bùi Chát cho rằng về mặt áp dụng luật, cơ quan chức năng có thể không sai. Tuy nhiên Nghị định 38/2021 có khả năng vi hiến và đi ngược lại các nguyên tắc về quyền con người.


Ông cũng nói hành động tiêu hủy tranh còn vi phạm đến quyền tài sản của người khác.


"Tôi lấy ví dụ một người từ nước ngoài về mang theo bộ sưu tập tranh Đông Dương quý, và mở triển lãm tại nhà, vì không biết thủ tục nên không xin phép.


"Không lẽ chính quyền đến xử phạt, lập biên bản, rồi tiêu hủy toàn bộ tranh? Trong khi đó tranh đó có thể được xem là quốc bảo và giá có thể tới vài chục triệu đô la."


"Họ không quan tâm đến nội dung tranh là gì, giá trị ra sao, mà chỉ quan tâm đến hình thức là xử phạt. Tôi cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng.


"Về văn hóa, đây là một hình thức hủy hoại tương lai văn hóa, gây tội ác cho văn hóa.


image007Nguồn hình ảnh, Bui Chat. Một sô tác phẩm của Bùi Chát trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station


"Họ không quan tâm sau này các tác phẩm có thể có giá trị như thế nào. Có thể 10 năm sau các tác phẩm này sẽ được đánh giá về giá trị ở một mức độ khác. Họ không hiểu được điều đó.


"Nếu các tác phẩm này bị tiêu hủy, sẽ tạo ra vết nhơ trong chính quyền và vết nhơ cho văn hóa Việt Nam.


"Chưa bao giờ ở Việt Nam có trường hợp họa sĩ triển lãm tranh vì không xin phép mà mang ra tiêu hủy," họa sỹ Bùi Chát nói với BBC.


Ông Bùi Chát cũng cho hay sẽ khởi kiện và "bảo vệ quyền lợi của mình đến cùng".


Ý kiến từ giới họa sỹ, nghệ sỹ


Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Viện nói:


"Việc nhà thơ Bùi Chát bị lập biên bản và xử phạt cho cuộc triển lãm tranh của anh là điều khá bất ngờ.


image008Nguồn hình ảnh, Bui Chat. Một tác phẩm của Bùi Chát trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station


"Đây là một vụ việc chưa có tiền lệ. Nếu dựa vào nghị định 38 để vừa phạt Bùi Chát 25 triệu và buộc tiêu hủy tang vật gọi là để "khắc phục hậu quả", tôi e rằng có điều gì quá đáng ở đây.


"Chỉ vì lý do cuộc triển lãm không xin phép, mà nhà nước đưa ra mức hình phạt như thế, khiến người ta có thể đặt câu hỏi: liệu những tác phẩm trong triển lãm đó "có vấn đề"?


"29 tác phẩm trừu tượng có thể suy diễn về nội dung của nó một cách tùy tiện chăng?


"Tôi không nghĩ tranh của Bùi Chát mang một nội hàm chính trị hay thái độ chính trị nào. Có lẽ chúng ta cũng cần lưu ý, Bùi Chát vốn là một nhà thơ, và việc vẽ tranh của anh theo lối trừu tượng là điều mà chúng ta có thể hiểu như một hứng thú hơn là một họa sĩ chuyên nghiệp.


"Vì thế, việc xử phạt anh 25 triệu cho một niềm vui đã là quá đáng, huống chi còn buộc tiêu hủy tác phẩm như một "tang vật" của hành vi sai trái, thì tôi tin chắc rằng vụ việc việc này sẽ trở thành một sự kiện mang tính lịch sử cho sinh hoạt văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam.


"Tôi xin nói thêm, việc lập biên bản đã diễn ra sau 3-4 ngày phòng tranh khai mạc, và cuộc triển lãm đã kết thúc vào ngày 30/7, nhưng đến ngày 9/8 Bùi Chát mới được thông báo đến nhận quyết định xử phạt. Đây cũng là một vấn đề.


Trên Facebook cá nhân, nhà thơ Đỗ Trung Quân chỉ ra rằng Nghị định 38 không áp dụng đối với triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh hay hoạt động trưng bày tác phẩm, hiện vật, tài liệu thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại trụ sở của tổ chức hoặc tại nhà riêng của cá nhân trong các hoạt động mang tính chất nội bộ.


"Tóm lại theo thiển ý thì với hành vi được cho là 'triển lãm không có giấy phép' 29 bức tranh của họa sỹ Bùi Chát, không thể bị xử phạt tiêu hủy theo quy định của pháp luật hiện hành," họa sỹ Đỗ Trung Quân viết.


Nhà thơ Lý Đợi viết trên Facebook cá nhân:


"Xíu nữa là mất bảo vật quốc gia.


"Nếu áp dụng theo cái quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bùi Chát ngày 9/8/2022 của UBND TP.HCM, thì VN trong quá khứ có nguy cơ mất nhiều Bảo vật quốc gia.


"Quyết định vừa nêu buộc Bùi Chát phải "tiêu hủy 29 bức tranh", vì "tổ chức triển lãm tại VN mà không có giấy phép".


Nhìn lại lịch sử. Ví dụ bức tranh "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của Nguyễn Sáng, được công nhận Bảo vật quốc gia trong đợt 2 (năm 2013). Bức này từng không được cấp phép triển lãm và vài lần lén triển lãm không có giấy phép. Rất may nó không bị buộc tiêu hủy, nếu không thì đâu còn để mà nửa thế kỷ sau công nhận Bảo vật quốc gia.


"Hoặc như bức "Hào" của Dương Bích Liên, vài lần bị cấm, tác giả bị mời viết kiểm thảo nhiều lần. Nhưng cũng rất may là không bị buộc tiêu hủy, nếu không thì Dương Bích Liên và mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã mất đi một kiệt tác.


"Còn nếu nói Bùi Chát từng bị "sổ đen" nên dẫn đến buộc phải tiêu hủy tranh, thì càng khiên cưỡng, vô lý. Vì trong quá khứ, các thành viên trực tiếp và gián tiếp của Nhân văn - Giai phẩm đều thuộc "sổ đen" hoặc "sổ rất đen", vậy mà sau này thì sao?


"Đa số tác phẩm của họ được tái xuất hiện, nhiều người còn được đặt tên đường, được trao giải thưởng HCM, giải quốc gia… Nếu trong quá khứ cũng áp dụng tiêu hủy tác phẩm, thì việc trao giải sau này còn ý nghĩa gì, khi mà tác phẩm không còn nữa.


"Một lãnh đạo của Hội Mỹ thuật VN (tạm giấu tên) nói rằng quyết định tiêu hủy tranh là chưa có tiền lệ tại VN kể từ 1975 đến nay.


"Từ vài cứ liệu lịch sử như vừa nêu, có thể thấy rằng cái quyết định mà Bùi Chat đang đối diện là một quyết định làm thụt lùi sự văn minh, hiện đại, công bằng, dân chủ mà cả nền hành chính đang hướng tới.


"Nó cũng làm xấu đi hình ảnh xã hội pháp quyền, muốn thượng tôn pháp luật mà VN đang nỗ lực để có được.


Họa sỹ Lương Lưu Biên viết trên Facebook cá nhân:


"Kiểm duyệt! Tiêu huỷ 29 bức tranh" trong triển lãm của Bùi Chát (đã kết thúc triển lãm).


Nếu không có nhầm lẫn gì thì đây là một quyết định xử phạt không phép đáng kinh ngạc. Tranh trừu tượng thì có nội dung gì để suy diễn các kiểu nhỉ?


"Xưa nay chỉ cấm treo nay thì tới tiêu huỷ luôn. Thật không thể chấp nhận được!"


Có hay không phó CT thành phố Hồ ra lệnh tiêu hủy tranh triển lãm?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11388/co-hay-khong-pho-ct-thanh-pho-ho-ra-lenh-tieu-huy-tranh-trien-lam-

17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14040)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18060)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14331)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13401)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13963)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16450)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13724)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15189)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13309)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13498)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32313)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36933)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15896)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15333)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17191)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16973)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.