Hà Văn Thùy: Thư gởi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

01 Tháng Tám 20222:34 CH(Xem: 3590)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 4 - THỨ HAI 01 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image030

HÀ VĂN THÙY


Nhà văn Hà Văn Thùy


Kính gửi Ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc


Thưa Ông Chủ tịch,


Được biết Chủ tịch vừa tiếp những yếu nhân của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tôi nghĩ là Ông quan tâm tới lịch sử dân tộc. Vì vậy tôi viết thư này thưa cùng Ông đôi điều.


Năm mươi năm trước, khi bỏ nghề Sinh học để cầm bút viết văn, tôi đinh ninh rằng, muốn viết được câu văn tử tế cần phải hiểu thấu đáo lịch sử dân tộc. Tiếc rằng không có cuốn sử nào cho biết tổ tiên chúng ta từ đâu sinh ra, văn hóa dân tộc được hình thành ra sao? Vì vậy, nỗi băn khoăn về cội nguồn luôn canh cánh bên lòng. Rồi một đêm tháng Tám năm 2004, trong khi tìm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết đang viết, tôi chợt đọc được nguồn tin nói rằng: “Loài người xuất hiện ở châu Phi 180.000 năm trước. 60.000 năm trước, người từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại đây 10.000 năm để tăng số lượng rồi 50.000 năm trước người từ Việt Nam tỏa ra chiếm các đảo Đông Nam Á, châu Úc, Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu ấm lên, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia người Việt vượt eo Bering chiếm lĩnh châu Mỹ. Một dòng người từ Hoa lục đi sang phía Tây, làm nên tổ tiên người châu Âu…” Từ ngạc nhiên tôi chuyển sang sung sướng tột độ vì nếu tin này đúng sẽ dẫn tới không chỉ viết lại lịch sử mà còn thay đổi vận mệnh dân tộc. Từ một nước nhược tiểu bên rìa văn minh thế giới, Việt Nam trở thành nơi phát tích của nhân loại ngoài châu Phi và kiến tạo nền văn minh phương Đông rực rỡ. Từ đó, tôi bỏ mọi công việc văn chương, tập trung tâm trí tìm cội nguồn. Đến nay, sau gần 20 năm, tôi đã công bố hơn trăm bài viết và khoảng chục cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (2006); Hành trình tìm lại cội nguồn (2008); Tìm cội nguồn qua di truyền học (2011); Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (2016); Khám phá lịch sử Trung Hoa (2016); Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại tới hiện thực (2018); Tiền sử người Việt (2021); Đối thoại soi sáng lịch sử (I&II) và những cuốn tiếng Anh in ở Hoa Kỳ và phát hành trên amazon: Rewriting Chinese History;  The Formation Process Of The Origin And Culture Of The Viet People September 28, 2020; Out Of Vietnam Explore Into The World, 2021.


Xuyên suốt những bài viết và cuốn sách đó, tôi trình bày rằng: Việt Nam là nơi phát tích của nhân loại ngoài châu Phi. Người Trung Quốc là con cháu người Việt Nam. Tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể của tiếng nói và chữ viết Trung Quốc. Văn hóa Việt là chủ thể của văn hóa Trung Hoa. Tôi cũng phát hiện, khoảng 5300 năm trước, tổ của chúng ta là Thần Nông dựng nhà nước đầu tiên của người Việt ở phương Đông với kinh đô Lương Chử vùng Thái Hồ. Kinh Dương Vương tiếp nối xây dựng nhà nước Xích Quỷ. Câu chuyện họ Hồng Bàng là có thật. Nhà nước Văn Lang được thành lập vào thời kỳ này. Tôi cũng phát hiện rằng tổ tiên  Triệu Đà là người Lạc Việt nhánh Tày-Thái sống ở phía Tây Trung Quốc, thuộc bộ tộc Tần. Thời Xuân Thu đi lên Nam Hoàng Hà dựng nước Triệu. Khi Tần Thủy Hoàng diệt nước Triệu, Triệu Đà xung lính xuống phía Nam, lợi dụng thời cơ lập nước Nam Việt. Nam Việt là nhà nước của người Việt, giữ vai trò tiếp nối lịch sử từ thời Hồng Bàng mà không phải kẻ xâm lược hay cát cứ.


Trong khi đó, cuốn Lịch sử Việt nam 15 tập của Viện Sử học in năm 2015 không hề biết tới khám phá di truyền học của thế giới, vẫn giữ những quan niệm sai lầm, lạc hậu của thế kỷ XX như cho rằng, “Tiền sử người Vệt kéo dài tới 800.000 năm. 140.000 năm trước, người “Đi” thẳng chuyển hóa thành người Việt hiện đại.” Nó cũng hoàn toàn xóa bỏ thời kỳ Kinh Dương Vương, khẳng định nước Văn Lang thành lập 700 năm trước Công nguyên. Triệu Đà là kẻ xâm lược, lập nhà nước cát cứ, xóa bỏ Nam Việt khỏi lịch sử dân tộc…


Thưa Ông Chủ tịch, như vậy vấn đề của Sử học Việt Nam không phải là phương pháp giảng dạy mà ở nội dung. Sau gần 20 năm, nhờ khám phá của tôi và sau này của nhiều nhà nghiên cứu độc lập trong và ngoài nước, những phát hiện mới về di truyền và khảo cổ học của thế giới đã được phổ biến đến đồng bào. Do vậy nhiều người không còn chấp nhận nội dung lịch sử quá cũ mang tính ngu dân phản tộc đang được truyền giảng.


Nóng lòng muốn lịch sử đích thực của dân tộc được đến với toàn dân, năm 2006 tôi đã gửi thư và tài liệu cho ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng Ban Tuyên giáo. Năm 2017 tôi hai lần gửi thư và sách cho ông Đinh Thế Huynh. Tôi cũng đã gửi biếu sách cho Giáo sư Phan Huy Lê. Nhưng tất cả đều không được trả lời!


Thưa Ông Chủ tịch,


Tôi có nghe dân mạng xôn xao việc Ông Chủ tịch muốn Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu sử của thế giới. Họ xôn xao vì họ chưa hiểu sự thật lịch sử dân tộc cũng như nhân loại. Trong khi đó, từ nhiều năm trước, tôi đã đề xuất Dự án xây Đền tổ tiên nhân loại trên đất Việt Nam để các dân tộc trên thế giới hành hương tìm về nguồn cội. Ý kiến của Ông Chủ tịch là dự cảm chính xác. Còn nhiều vấn đề của lịch sử mà nay chưa sáng tỏ, học giả các nước đang tranh cãi. Hàng ngày tôi vẫn nhận tài liệu từ trang mạng Academia.edu để đọc và thảo luận với các học giả thế giới. Có nhiều điều tôi đã đi trước họ. Vì vậy việc Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu lịch sử của thế giới sẽ là sự thật khi các sử gia Việt Nam vốn được học hành hơn tôi vào cuộc.


Thưa Ông Chủ tịch,


Ở tuổi 79, cái tuổi ngoài vòng danh lợi, nhờ hồng phúc Tổ tiên Việt, tôi đã khám phá xong những vấn đề cơ bản của lịch sử-văn hóa Việt. Một khám phá được thử thách trong gần 20 năm với hàng ngàn công trình nghiên cứu của thế giới, ngày càng làm sáng tỏ tổ tiên chúng ta vô cùng vĩ đại. Lịch sử Việt Nam không như những thứ mà người dân hàng ngày phải học phải đọc. Một khi những khám phá đó theo con đường chính thống đến với đồng bào, sẽ trở thành sức mạnh vĩ đại đưa dân tộc đi lên. Nếu như 18 năm trước, ông Nguyễn Khoa Điềm chịu hạ cố nghe tôi thì nay không còn chuyện băn khoăn về môn Sử. Nhân đây xin kính tặng Ông Chủ tịch cuốn Tiền sử người Việt.


Kính chúc Ông Chủ tịch nhiều sức khỏe và thành công


Kính


Sài Gòn, ngày 8.6.2022


Nhà văn Hà Văn Thùy


image034image036image038image040image042image044image046image048image050Bìa sách một số tác phẩm của Nhà văn Hà Văn Thùy


CÙNG TÁC GIẢ: gõ vào mục tìm kiếm:

Hà Văn Thùy
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19250)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24350)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.