Nghi lễ tốt nghiệp đại học VN “giống ai” hay “không giống ai”

01 Tháng Tám 20222:25 CH(Xem: 3783)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 01 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nghi lễ tốt nghiệp đại học VN “giống ai” hay “không giống ai”


TNO: "trường xịn xò quá", "lễ tốt nghiệp trong mơ", "trang phục đẹp quá, như quân đội hoàng gia"...


VN: Tranh cãi quanh việc hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ tốt nghiệp


BBC 01/8/2022


image015Nguồn hình ảnh, WEB NHÀ TRƯỜNG. PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội)


Việc Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên gây ra nhiều tranh cãi.


Tối 31/7, Đại học Quốc gia Hà Nội đã gửi công văn đến hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế với đề nghị báo cáo về vấn đề tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ hôm 29/7.


Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cũng yêu cầu hiệu trưởng trường này phải chỉ đạo rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.


Sự việc gây tranh cãi khi hiệu trưởng trường xuất hiện với hình ảnh mặc áo choàng, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ, dẫn đầu đoàn gồm thầy cô giáo của nhà trường. Song song đó, các thành viên trong ban nghi lễ cũng mặc áo nhung đỏ pha đen, đội mũ màu đen.


PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế - sau đó xác nhận hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội là lễ phục mới được sử dụng tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp sáng 29/7, Tuổi Trẻ đưa tin.


Theo thông báo của trường, Bộ lễ phục, bộ nghi lễ này nhằm khẳng định vị thế, thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của nhà trường. Về chi phí, lãnh đạo nhà trường khẳng định lễ phục này được trường cấp phát và sau khi sử dụng xong, sinh viên, học viên sẽ trả lại, không phải đóng tiền, trừ trường hợp làm thất lạc, hư hỏng.


'Đua đòi', 'lai căng'?


Theo ghi nhận của BBC, hiện bài đăng về lễ tốt nghiệp trên trang web chính thức của nhà trường đã bị ẩn còn bài viết trên Facebook bị khóa bình luận.


Nhiều ý kiến bày tỏ sự bất bình, cho rằng hình ảnh hiệu trưởng mặc áo nhung, cầm quyền trượng là học theo phương Tây, không theo bất cứ truyền thống nào của Việt Nam. Và rằng thầy cô quá chú trọng "hình thức" và "vẽ vời, đua đòi thậm chí lố lăng".


Nhiều người phản đối còn dùng từ ngữ rất nặng nề như 'lai căng', 'phá vỡ ngôi đền học thuật',…


Facebook tên Phan Duy Minh viết: "Tôi là một giảng viên với hơn 40 năm đứng lớp, tôi khẩn xin đề nghị các thầy cô ở tất cả các trường đại học hãy cố gắng tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tất cả các cấp học từ Cử nhân đến Tiến sỹ, làm ơn giảm hoặc bỏ (nếu được) những hình thức áo, mão... như các diễn viên tuồng này đi!"


Đồng ý kiến, Facebook Trần Ngọc Mai bình luận: "Bệnh hình thức đã "lậm" vào nội tạng rồi! Hãy dành thời gian, thì giờ để đào tạo và thay đổi chất lượng giáo dục hơn là đổ tiền vào những thứ bên ngoài, làm vẻ trịnh thượng nhưng chất lượng dạy dỗ lại không tới đâu. Mấy bộ áo quần chẳng có gì quan trọng cả!"


image016Nguồn hình ảnh, WEB NHÀ TRƯỜNG


Giáo sư Nguyễn Tuấn từ Úc viết trên trang Facebook dẫn video ví dụ một buổi lễ tốt nghiệp ở Úc, như ở Đại học New South Wales hay UNSW Sydney.


"Các bạn sẽ thấy có người vác cây trượng đi trước hiệu trưởng, và cây trượng không có vương miện (vì không liên quan gì đến Hoàng gia). Khi mọi người đã an toạ, cây trượng phải đặt ngang trên giá. Cây trượng là biểu tượng của quyền lực và nằm ngang có ý nghĩa dùng quyền lực một cách công bằng. Hiệu trưởng là người mặc áo choàng đen, nón bát giác (tức là tiến sĩ), hood màu đen, không có đeo collar.


"Trước đây tôi có nói và vẫn giữ nguyên ý kiên: nên dùng lễ phục khoa bảng của các vị tiền nhân thời phong kiến của Việt Nam. Nước mình có truyền thống khoa bảng cả ngàn năm, hà cớ gì làm theo mấy nước phương Tây. Có thể mình thay đổi màu áo, nón cánh chuồn, nhưng bản chất phải là phương Đông và Việt Nam," ông Tuấn bình luận.


image018Nguồn hình ảnh, Đại học Yale


Nhiều người đồng tình với Giáo sư Tuấn, cho rằng việc quan trọng là phải giao thoa được giữa hội nhập và gìn giữ bản sắc. Trang phục đẹp hay không còn nằm ở sự phù hợp.


Cây bút Lưu Trọng Văn viết trên Facebook cá nhân:


"Ts Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cầm quyền trượng màu mè, khoác áo thụng như cha đạo La Mã dẫn đầu các sinh viên tốt nghiệp trong Lễ trao bằng các cử nhân "kinh bang tế thế" tương lai.


"Là một tiến sĩ tốt nghiệp ở Anh, từng giảng dạy kinh tế tại Anh và VN, từng tốt nghiệp các chứng chỉ chính trị cao cấp, mới hay kiến thức giỏi giang về kinh tế, chính trị của thầy Trúc Lê chưa đủ độ tin cậy về thước đo tầm cao văn hoá.


"Nếu thực sự đạt cái tầm ấy thầy Trúc Lê phải thấy bộ đồ mình khoác, tràng hạt mình đeo, quyền trượng mình cầm là thứ hình thức lai căng?


"Tại sao không nghĩ ra nghi thức tốt nghiệp khác sinh động, bình dị mà có ý nghĩa hơn?"


'Tôn trọng sự đổi mới, khác biệt'?


Bên cạnh những ý kiến phản đối, nhiều người cho rằng dư luận quá khắt khe, không đón nhận những đổi mới.


Ngọc An, sinh viên năm tư trường Đại học KHXH và NV nói với BBC News Tiếng Việt:


"Chuyện hiệu trưởng cầm quyền trượng nó không phải là hiếm hoi, các quy định này xuất phát ở Vương Quốc Anh - từ hai đại học Oxford và Cambridge từ xưa và có mặt ở Mỹ hay Úc...


"Quyền trượng trong lễ tốt nghiệp là biểu tượng học vấn, được sử dụng trong các buổi lễ, đặc biệt là lễ tốt nghiệp của các nước này. Tuy nhiên, một bộ đồ mà người ngoài nhìn vô không biết theo kiểu các trường đại học ở các nước tiến bộ, theo kiểu Hoàng Gia Anh hay theo Đường Tăng thì cần phải xem lại, nghiên cứu kĩ để tránh gây phản cảm.


"Nhưng tôi thấy vấn đề là người ta không góp ý, tranh luận để làm cho mọi thứ tốt hơn mà muốn triệt tiêu những ý tưởng lạ. Người ngoài nhìn vậy thôi chứ sinh viên chúng tôi cũng thích buổi lễ tốt nghiệp có áo đẹp, hình đẹp. Quan trọng cái đẹp phải đúng chuẩn, đừng lấy râu ông này cắm cằm bà nọ,"


Facebook tên Hoàng Tư Giang cho rằng việc chỉ trích trang phục của vị hiệu trưởng trong lễ tốt nghiệp trên là "không tôn trọng sự khác biệt".


Ông Giang cho rằng vụ việc gợi nhớ trường hợp của Hiệu phó trường Đại học Văn Lang, GS Trương Nguyện Thành vì những lần mặc "quần đùi" lên giảng đường. Ông Giang nhấn mạnh xã hội thường nói tôn trọng sự khác biệt, nhưng khi có khác biệt xảy ra thì luôn có xu hướng vùi dập.


"Hồi đó, GS Thành cũng gặp nhiều phê phán, chỉ trích. Sao không hỏi xem các bạn sinh viên có thích hay không; họ có tôn trọng và quý mến các thầy giáo của mình vì kiến thức đã dạy? Sự khác biệt được tôn trọng mới may ra lót đường cho tự do và đa dạng," ông Giang kết luận.


Đồng ý kiến trên, ông Võ Đức Phúc tranh luận trên Facebook cá nhân:


"Các bạn chuộng dân chủ, yêu tự do, lúc nào cũng cảm giác như bị đè nén đến ẩn ức. Nhưng khi một trường đại học tự do mặc lễ phục tại buổi tốt nghiệp thì các bạn lại chửi bới, bắt ép phải mặc thế này, thế kia mới phù hợp.


"Trong khuôn khổ nội bộ một trường đại học, mặc thứ gì kệ người ta đi. Đừng dạy người khác phải ăn như nào, mặc như nào để tốt như mình. "Tự do" - thứ mà hàng ngày các bạn nỗ lực chứng minh hạn hẹp lại cũng chính là điều mà các bạn đang đè nén để áp đặt người khác,"


BBC cũng ghi nhận không ít sinh viên bình luận trực tiếp vào trang Facebook của trường với các ý kiến tích cực như so sánh buổi lễ tốt nghiệp như trường Hogwarts trong truyện Harry Potter hay những bình luận khen trang phục đẹp như quân đội hoàng gia.


image020Nguồn hình ảnh, Getty Images. Hình ảnh Hiệu trưởng tay cầm quyền trượng từ lâu đã trở nên quen thuộc trong lễ tốt nghiệp tại các trường đại học ở Anh, Mỹ và một số nước khác


Facebooker tên Mạnh Quân viết:


"Cái bộ trang phục lễ tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội có thể chưa quen mắt thì dân tình nhiều người chê chứ công bằng mà nói, cá nhân tôi cho là nó trông còn đẹp hơn đa số bộ trang phục tốt nghiệp các trường ĐH hiện nay- > đa phần giống như kiểu khăn gấm, áo the của các cụ đi lễ hội làng.


"Có quái gì đâu mà mạng xã hội ầm ầm chửi, báo chí chửi ròng rã mấy hôm rồi để cấp trên của cái trường đó cũng lại yêu cầu báo cáo, rồi báo chí giật tút hả hê cứ như là chiến công, sắp bắt người ta xử phạt, no đòn đến nơi?" ông Quân nêu quan điểm.


Nhà báo Hoàng Hải Vân cho rằng, dù không thích những lễ phục này thì cũng là ý kiến cá nhân, không nên chửi bới hay nhục mạ người khác: "Xã hội vận hành trong sự đa dạng về xu hướng và sở thích. Tự đặt ra những chuẩn mực rồi huy động đám đông buộc người khác phải tuân theo hoặc chống lại những người không tuân thủ chuẩn mực của mình, đó là mầm mống của chủ nghĩa toàn trị, nếu những người này lên cầm quyền."


Facebooker Tran Tinh Hien viết:


"Tham khảo tài liệu về "lễ phục hàn lâm" thì thấy các quy định này xuất phát ở Vương Quốc Anh - từ hai đại học Oxford và Cambridge từ xưa và lan qua Mỹ hay Úc...


"Các bộ lễ phục này ban đầu có áo thụng (gown) đen hoặc xanh đậm và các phụ kiện như nón và các giải băng choàng (hat, hood) nhiều màu khác nhau tuỳ theo trường và chuyên ngành.


"Lần này thấy hiệu trưởng (nghe nói học ở Anh về) gây tranh luận vì thêm dây choàng và quyền trượng (mace). Quyền trượng là biểu hiện uy quyền của người đứng đầu (hiệu trưởng) và người cấp phát văn bằng từ thế kỷ 14 ở các buổi lễ. Cả bộ màu đỏ bán trên Amazon chỉ có USD 25 nhưng nếu bằng chất liệu tốt có thể lên đến USD 400.


"Mới đưa ra lần đầu đã bị phản ứng bất lợi dù trước đó các bộ lễ phục hàn lâm đã được sử dụng nhiều lần từ trường mẫu giáo đến đại học và hậu đại học. Bệnh hình thức đã "lậm" vào nội tạng rồi!


"Vấn đề là làm sao chất lượng đào tạo bằng khoảng 1/4 của Oxford hay Cambridge là mừng rồi...


"Mấy bộ áo quần chẳng có gì quan trọng cả!"


Quyền trượng hiệu trưởng bắt nguồn từ đâu?


Theo Oxford Brookes University, quyền trượng là một vật trang trí tượng trưng cho uy quyền của một tổ chức hoặc một người. Quyền trượng có thể được thấy trong các quốc hội và cung điện hoàng gia trên khắp thế giới.


Nhiều trường đại học, ở Anh và trên thế giới sở hữu một quyền trượng - nó là một phần thiết yếu của các nghi lễ chính thức, đóng vai trò như một vật đại diện cho quyền lực của tổ chức.


Theo The University of Bath, Anh Quốc, nhiều trường đại học có quyền trượng riêng, tượng trưng cho quyền lực và sự độc lập của họ. Chiếc quyền trượng hiệu trưởng sớm nhất có từ thế kỷ 15.


Tại Mỹ, có hẳn các công ty chuyên thiết kế và sản xuất quyền trượng cho các trường đại học để dùng trong lễ tốt nghiệp. Mẫu mã tùy chọn.


Chẳng hạn, trên website của công ty có tên Medalcraft Mint ở Mỹ, bên cạnh dòng quảng cáo "là nhà cung cấp quyền trượng 'hàng đầu' cho các lễ tốt nghiệp", viết:


"Lịch sử phong phú của quyền trượng có thể được gợi lên từ các bức họa các trận chiến trong thời Trung cổ. Quyền trượng ngày nay trở thành biểu tượng của uy quyền và phẩm giá trong các nghi lễ cấp cao, và trong các sự kiện như tốt nghiệp đại học.


"Trong khi một số trường cao đẳng và đại học đã sử dụng quyền trượng tốt nghiệp trong nhiều thập kỷ, những trường khác vẫn chưa quen với truyền thống này và lần đầu tiên đặt hàng."
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19248)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22170)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24349)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.