Phần Lan, Thụy Điển cân nhắc ưu, nhược điểm của tư cách thành viên NATO

14 Tháng Tư 20229:08 SA(Xem: 4252)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ NĂM 14 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Phần Lan, Thụy Điển cân nhắc ưu, nhược điểm của tư cách thành viên NATO


DƯƠNG KHANG


(PLO)- Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xem xét khả năng gia nhập NATO, từ bỏ niềm tin duy trì hòa bình bằng trung lập.


Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xem xét khả năng gia nhập NATO và từ bỏ niềm tin bấy lâu rằng hòa bình sẽ được duy trì tốt nhất bằng cách không công khai chọn bên, hãng Reuters đưa tin.


Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, và Thụy Điển hiện được coi là có khả năng gia nhập NATO khá cao. Đây là động thái mà Nga cho rằng sẽ gây ra "những hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng".


Tại sao Thụy Điển và Phần Lan không phải là thành viên NATO?


Phần Lan giành được độc lập từ Nga vào năm 1917 và đã tham gia hai cuộc chiến chống lại nước này trong Thế chiến thứ hai, trong đó Phần Lan đã mất một số lãnh thổ vào tay Moscow. Phần Lan đã ký Hiệp định Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ với Nga vào năm 1948, thắt chặt mức độ phụ thuộc về kinh tế và chính trị lẫn nhau và tách biệt nước này về mặt quân sự với Tây Âu.


image006Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven. Ảnh: REUTERS


Chiến tranh Lạnh kết thúc, kéo theo sự tan rã của Liên Xô, cho phép Phần Lan thoát ra khỏi cái bóng của Nga khi mối đe dọa từ Moscow giảm bớt.


Nước này đã dựa vào năng lực răn đe quân sự và quan hệ hữu nghị với Moscow để giữ hòa bình. Tuy nhiên, với chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Kiev, Moscow giờ đây dường như đã “không còn thân thiện”, theo Reuters.


Về Thụy Điển, nước này đã không tham chiến trong 200 năm và chính sách đối ngoại thời hậu chiến tập trung vào việc ủng hộ nền dân chủ trên trường quốc tế, đối thoại đa phương và giải trừ hạt nhân.


Thụy Điển đã theo chủ trương trung lập trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới và cả Chiến tranh Lạnh. Cho đến nay, quốc gia này vẫn không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã khiến nước này có vẻ lo ngại và hướng tới khả năng gia nhập NATO, dù nhiều người thuộc phe cánh tả trong nước vẫn hoài nghi về chương trình nghị sự an ninh của Mỹ và NATO, vốn dựa vào khả năng răn đe bằng kho vũ khí hạt nhân của Washington.


Trong những năm gần đây, Phần Lan và Thụy Điển ngày càng xích lại gần NATO, trao đổi thông tin tình báo và tham gia các cuộc tập trận của liên minh. Tham gia liên minh đồng nghĩa với việc Thụy Điển và Phần Lan sẽ nhận được sự cam kết trong khuôn khổ Điều 5, Hiệp ước Washington 1949 (còn được gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), đảm bảo rằng một cuộc tấn công vào một đồng minh NATO là một cuộc tấn công vào cả khối.


Sự ủng hộ tư cách thành viên NATO trong dân chúng và chính phủ


Các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Thụy Điển và đa số thành viên Quốc hội hiện tại tán thành việc nước này gia nhập NATO.


Đảng Dân chủ Xã hội của Thụy Điển - đảng lớn nhất và nắm quyền trong phần lớn thế kỷ trước - được coi là trở ngại lớn nhất đối với việc nộp đơn gia nhập khối, mặc dù họ đang xem xét lại các phản đối của mình.


Về Phần Lan, cuộc thăm dò gần đây nhất của đài truyền hình Phần Lan MTV, cho thấy 68% người Phần Lan ủng hộ và chỉ 12% phản đối tư cách thành viên NATO.


Báo cáo của các phương tiện truyền thông nước này cho thấy đa số các nhà lập pháp Phần Lan và hầu hết các bên đều ủng hộ việc gia nhập NATO, ngoại trừ đảng Liên minh Cánh tả.


Bao giờ các nước này gia nhập?


Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đã có chuyến công du đối với các nước thành viên NATO trong những tuần gần đây để tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với tư cách thành viên NATO của nước này.


Chính phủ Phần Lan đã có một số thay đổi, chỉnh sửa chính sách đối ngoại và an ninh của mình trong một sách trắng được công bố hôm 13-4. Tài liệu nói rằng chiến dịch của Nga ở Ukraine đã làm thay đổi sâu sắc môi trường an ninh của Phần Lan, song không nêu rõ liệu Phần Lan có nên gia nhập NATO hay không.


Quốc hội Phần Lan hiện đang thảo luận về vấn đề này và ông Marin cho biết quyết định sẽ được đưa ra "trong vòng vài tuần tới, chứ không phải vài tháng".


Vào ngày 7-4, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết chính phủ đã sẵn sàng để nhanh chóng nộp đơn gia nhập NATO nếu có đủ sự ủng hộ từ Quốc hội.


Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền ở Thụy Điển hiện đang tổ chức một cuộc tranh luận nội bộ về việc có nên từ bỏ sự phản đối của họ với NATO hay không và dự kiến ​​sẽ đưa ra một báo cáo trước mùa hè. Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết bà muốn đợi kết quả xem xét trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.


Thụy Điển sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 9 và tư cách thành viên NATO sẽ là một vấn đề trọng tâm tranh cử. Theo đó, sự ủy quyền rõ ràng của cử tri sẽ giúp chính phủ dễ dàng quyết định hơn. Ngoài ra, quyết định của Phần Lan cũng có thể sẽ tạo ra áp lực buộc chính quyền Stockholm phải làm theo. DƯƠNG KHANG

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 15041)
"Trong sự bi phẫn có chen vào cảm hứng bi hùng từ tứ thơ tuyệt đẹp của người tráng sĩ thời tao loạn ở buổi mạt kỳ vương triều Trần thế kỷ XIV chuyển sang XV trong cuộc chiến không cân sức chống quân xâm lược nhà Minh. Đẹp với hình tượng trong câu thơ mà người đời gọi là “thi trung hữu hoạ”: Thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 14351)
"... nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc Hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. "The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm,” cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng.”
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14057)
" vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN". "Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:"
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14130)
"Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14076)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18119)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14370)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13459)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14009)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16497)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13762)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15228)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13364)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13567)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32374)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 37002)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".