Chiến tranh Ukraine: Kỷ nguyên an ninh mới của châu Âu trước mối đe dọa từ Nga

06 Tháng Tư 20227:00 SA(Xem: 4221)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 – THỨ TƯ 06 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến tranh Ukraine: Kỷ nguyên an ninh mới của châu Âu trước mối đe dọa từ Nga


  • Katya Adler
  • Biên tập viên châu Âu


BBC 3/4/2022


image001Chụp lại hình ảnh. Một tấm biển mang thông điệp phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin gần Đại sứ quán Nga ở thủ đô Riga của Latvia


"Định hình kỷ nguyên", "thực tế mới", "khoảnh khắc lịch sử" - là điều mà rất nhiều các chính trị gia và giới bình luận nói đến, kể từ lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine.


Và họ có đúng hay không? Có và không. Tôi sẽ bình luận về điều này.


Hãy bắt đầu với câu trả lời là đúng.


Vào ngày 24/02, Tổng thống Putin đã khiến sự tự mãn châu Âu bị rung chuyển.


Cuộc tấn công của Putin nhằm vào Ukraine đã mang trở lại sự tàn phá và chết chóc quy mô lớn tại châu Âu, kèm theo đó là những 'thì thầm' về khả năng xảy ra một cuộc chiến hạt nhân.


Mục tiêu của Putin là không chỉ thống trị Ukraine mà còn làm suy yếu sức thống lĩnh của phương Tây về mặt quân sự - và lý tưởng hơn - là về mặt chính trị, về khía cạnh dân chủ tự do đối với một quốc gia từng nằm dưới sức ảnh hưởng của Liên Xô.


Hành động chung của các đồng minh phương Tây hiện nay sẽ tạo nên tác động mang tính nền tảng đối với cảm nhận về cái tôi và sự an toàn của châu Âu trong nhiều năm tới.


Nato đã được tái sinh. Liên minh quân sự xuyên Đại Tây dương này vốn một thời đã bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi là "chết não" đã cùng lúc cho thấy Putin đã sai khi đánh giá phương Tây kém cỏi và mất đoàn kết, và đồng thời cung cấp sự hỗ trợ quân sự, phòng vệ và đánh chặn tại sườn phía đông của Nato vốn dễ bị Kremlin tấn công vì tham vọng mở rộng bờ cõi.


Cho đến nay điều này đã cho thấy thời khắc mang tính định hình cho EU. EU đã từ lâu nói về chuyện phải đóng một vai trò lớn hơn trên chính trường quốc tế - và không chỉ thuần túy về mặt kinh tế và thương mại. Và đến nay tham vọng này đã bất thành.


Thế nhưng cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã bất ngờ nâng EU lên một tầm vóc địa chính trị có uy tín.


Tốc độ mà Brussels phối hợp cùng thực thi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga - bao gồm bên trong EU và với các đồng minh quốc tế thật sự ấn tượng. Và cũng như sự thống nhất ý chí giữa các quốc gia thành viên, EU cũng gạt bỏ những mặt quan liêu để ban bố các cơ chế chưa bao giờ có trước đây nhằm tiếp nhận người tị nạn Ukraine và giúp đỡ quân đôi Ukraine.


Đức, một trong những thành viên lớn nhất của EU cũng khiến thế giới bất ngờ khi đột nhiên nói lời giã từ trước những vấn đề nhạy cảm về Thế chiến lần 2 và công bố các khoản chi tiêu khổng lồ cho quốc phòng, lực lượng vũ trang Đức Bundeswehr.


Điểm mấu chốt cho quyết định được ca ngợi tại EU và xa hơn thì đây không phải là một nước Đức đang phô trương sức mạnh dân tộc.


"Đây là về một nước Đức đang cố gắng định hình lại châu Âu, không phải vai trò của chính mình," Ricarda Lang nói với tôi. Bà là đồng chủ tịch Đảng Xanh trong chính phủ liên minh Đức.


"Đây là về chủ quyền của châu Âu, không chỉ về mặt an ninh, quốc phòng mà còn về xuất khẩu và năng lượng."


Trong những năm qua, Đức ngày càng dựa vào Mỹ về mặt an ninh và phụ thuộc hơn với Nga về mặt năng lượng và thương mại. Và không phải là quốc gia EU duy nhất ở thế đó. Là quốc gia giàu có và mạnh nhất khối, Berlin là một điển hình nổi trội nhất.


Và điều này đã làm suy yếu cánh tay của phương Tây đối với các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.


Các quốc gia EU đã chi trả cho Moscow 884 triệu USD cho chi phí về năng lượng mỗi ngày, và chiếm đến khoảng 40% nguồn thu của Kremlin. Số tiền này được dùng trong cuộc chiến của Nga tại Ukraine, mà phương Tây dường như đang chiến đấu.


"Thật bi kịch khi xảy ra cuộc chiến tranh như thế này, nhưng bây giờ chúng tôi những người Đức đã thức tỉnh sau một cú giáng!" Marie Agnes Strack-Zimmerman, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội Đức nói.


Bà đảm bảo với tôi rằng Berlin hiện đã sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm.


image002"Người Đức chúng tôi đã thức tỉnh sau một cú giáng!" Marie Agnes Strack-Zimmerman, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội Đức nói với BBC


Phương Tây nhìn vào nước Đức với sự ngờ vực theo sau hai cuộc thế chiến, bà quan sát, thế nhưng hàng thập kỷ đã trôi qua và thật sự thì, bà cho rằng - nước Đức đã khá thoải mái với vai trò là một thành viên của Nato và EU, mà không phải đầu tư vào quân đội của chính mình.


"Các đồng minh của Đức đã đợi chúng tôi rất lâu để thực hiện phần việc của mình."


Berlin hiện nay đã cam kết xây dựng lực lượng quân sự hiện đại, hiệu quả và khoản đóng góp quốc phòng như Nato yêu cầu. Dưới sức ép quốc tế, thì các liên kết về thương mại và năng lượng với Nga cũng đang được giải quyết.


Hãy ghi nhớ điều này, mặc dù vậy, thay đổi nền quân sự vốn cũ kỹ của Đức phải mất nhiều năm và tháo gỡ các mối quan hệ 'ăn sâu' với Nga cũng như thế.


Trong hàng thập niên, Berlin là đường chia tách giữa đông và tây Âu.


Niềm hy vọng về thống nhất châu Âu dâng cao sau khi bức tường Berlin sụp đổ và kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.


Trong 30 năm sau thì bạn nghe nói đến một "Bức tường Berlin" mới, hướng xa hơn về phía đông.


Quốc gia Baltic nhỏ bé Latvia có đường biên giới dài 200 km, chia tách EU và một quốc gia thành viên Nato, còn phía kia là Nga.


Tướng Sandris Gaugers là Tổng chi huy Lực lượng Bộ binh cơ giới của Latvia. Chúng tôi đã có buổi trao đổi tại căn cứ quân sự của ông, ngay bên ngoài thủ đô Riga. Căn cứ này cũng là nơi đồn trú của lực lượng Nato, cho đến nay đã tăng gấp đôi quy mô kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.


image003Tướng Sandris Gaugers nói các ưu tiên đã thay đổi trên khắp châu Âu


"Tôi thấy một Bức màn sắt (Iron Curtain) sắp xuất hiện. Mặc dù lần này thì chúng tôi sẽ bên phía Tây," vị tướng này nói với tôi.


"Chúng tôi đang sống trong một thực tế mới. Đối với chúng tôi, những người Latvia thì bối cảnh an ninh giờ đã không còn. Chúng tôi đã trải qua 20 năm ở Iraq, ở Afghanistan. Còn giờ thì sự tập trung của chúng tôi tại đây. Chúng tôi bảo vệ nền tự do và quốc gia của mình bằng cách nào?"


Ưu tiên hiện nay đã thay đổi trên khắp châu Âu, ông nói. "Mọi người quen với chuyện tập trung vào làm giàu kinh tế. Còn bây giờ thì là bảo vệ các giá trị và cách sống của chúng tôi."


Latvia và các quốc gia láng giềng vùng Baltic là Estonia và Lithuania cũng đang cố gắng một cách khó khăn để không phải thốt lên với phương Tây rằng "Tôi-đã-bảo-với-quý-vị-như-thế-rồi". Họ đã cảnh báo trong nhiều năm qua về Putin.


Họ cảm thấy đã hiểu nhà lãnh đạo Nga nhiều nhất. Tất cả 3 quốc gia này đều từng thuộc Liên Xô.


Thủ tướng Latvia Arturs Krišjānis Kariņš cho rằng phương Tây phải chấp nhận là "Putin không giống chúng ta". Các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã tiến hành các chuyến công du ngoại giao đến Moscow vào đầu năm nay, cố gắng thuyết phục ông Putin không tấn công Ukraine.


Thủ tướng Kariņš nói rằng việc tiêu tốn quá nhiều thời gian để tìm ra ngôn từ hay cách nói đúng để thuyết phục Putin chỉ là phí công vô ích.


"Ông ta chỉ muốn phá hoại nền dân chủ và cuộc sống của chúng ta."


Thủ tướng Kariņš nói rằng một điều tốt đẹp nảy sinh từ bối cảnh hiện tại đó là Nato và EU phối hợp chặt chẽ hơn 30 năm qua. Và theo ông đây là điểm bước ngoặt.


Và giờ thì chúng ta đang quay trở lại là liệu đây có phải là thời khắc mang tính định hình kỷ nguyên tại châu Âu hay không.


Hoặc có thể là không.


EU rất đỗi vui mừng khi có Mỹ quay trở lại và tham gia cùng với châu Âu.


Trong tất cả các cuộc hội đàm của EU tại Brussels hiện nay về thiết lập "chủ quyền mang tính chiến lược" về quốc phòng và an ninh thì các quốc gia EU đều đặt kỳ vọng vào Washington khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ Nga.


image004Chụp lại hình ảnh, Buổi huấn luyện quân sự tại căn cứ Ādaži ở Latvia


Các kế hoạch phòng thủ của EU, được tạo nên để bổ sung - hoặc thay thế phần nào Nato không phải là mới. Và cho đến nay các kế hoạch này không bao giờ thực thi được.


Tất cả các quốc gia EU đều đồng thuận rằng, ở mức tối thiểu nhất thì việc chia sẻ nguồn lực và chuyên môn về mạng, quân sự, thiết bị và tình báo là hợp lý. Nhưng cho đến nay thì không có quốc gia nào muốn thực hiện trước tiên.


Mỗi quốc gia thành viên EU đều có doanh nghiệp hoặc cá nhân hưởng lợi từ những hợp đồng quốc gia. Ủy ban châu Âu hiện muốn giám sát sự thay đổi năng lực quốc phòng. Một số ít trong quân đội đang hồi hộp, bất cứ nơi nào ở châu Âu.


Và liên quan đến sự đổi thay trong sự hợp tác giữa EU và Nato thì hầu như chắc chắn rằng khi cuộc khủng hoảng Nga-Urkaine giảm nhiệt thì Mỹ sẽ chuyển mối quan tâm sang ưu tiên ngoại giao thật sự của Washington đó là châu Á-Thái Bình Dương, không phải châu Âu.


Nhưng lý do để tồn tại đã quay trở lại với châu Âu.


Được thiết kế ban đầu như một dự án hòa bình, tầm nhìn của EU đã không thể hoàn thành trong thời gian gần đây. Những người trẻ ở châu Âu thì không còn ký ức chiến tranh. Họ cũng không có cấp bách phải đoàn kết và chiến đấu vì nền hòa bình trên lục địa của mình.


Và về khía cạnh này, thời khắc hiện tại thật sự là thực tế mới.

17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18399)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17849)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21807)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18183)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19142)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18059)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20145)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18425)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16831)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16509)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16184)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20887)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18629)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21469)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20722)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31127)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22265)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17255)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17614)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.