Nhân quyền: Vì sao Đảng CS vui với 'đẳng cấp thấp' qua các án chính trị 2021?

21 Tháng Mười Hai 20214:45 SA(Xem: 4760)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 20 DEC 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nhân quyền: Vì sao Đảng CS vui với 'đẳng cấp thấp' qua các án chính trị 2021?


  • TS Nguyễn Hữu Liêm
  • Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ San Jose, California, Hoa Kỳ


20/12/2021


image003Nguồn hình ảnh, Pham Doan Trang. Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang (giữa) trong một lần gặp gỡ các chính khách quốc tế khi còn tự do. Hôm 14/12/2021, bà bị thẩm phán Chử Ngọc Phượng tuyên án 9 năm tù giam


Phạm Đoan Trang: 9 năm; Trịnh Bá Phương: 10 năm; Nguyễn Thị Tâm: 6 năm. Đỗ Nam Trung: 10 năm. Và còn Cẩn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Lê Trọng Hùng. Và còn nhiều nữa.


Những bản án chính trị khắc nghiệt và bất hợp hiến vẫn tiếp tục được toà án Việt Nam 'sản xuất' ra.


Thế giới và một phần nhân dân Việt Nam đã ngay lập tức lên án chính sách áp chế chính trị bằng pháp luật.


Đang có nhiều phân tích về câu hỏi tại sao hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn gia tăng đàn áp tiếng nói của giới trí thức bất đồng chính kiến.


Luật sư Lê Quốc Quân viết trên BBC News Tiếng Việt (17/12) rằng, "Việt Nam còn gắn nhân quyền với các khái niệm về quyền tập thể của quốc gia. Trong khi trên thế giới, nói đến nhân quyền là hướng đến quyền đương nhiên của từng cá nhân cụ thể trong xã hội loài người và không một quốc gia nào có thể 'ngầm diễn dịch để phá hoại các quyền đó', theo Điều 30, Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948." (xem thêm: Vì sao chính phủ VN vẫn nhìn ‘nhân quyền’ rất khác thế giới?)


Tức là khi nói đến đề tài nhân quyền thì thế giới và Hà Nội diễn giải theo cách khác nhau, theo LS Quân, "ông nói gà bà nói vịt về một con 'gia cầm'".


Nhận xét của LS Quân tinh tế nêu lên bản chất của vấn đề.


Về phía Việt Nam, sự phiên giải về khái niệm quyền con người chỉ là một thủ thuật chính trị đối với cộng đồng thế giới nhằm né tránh những khiếm khuyết trầm trọng về mặt tôn trọng quyền công dân - như báo chí, ngôn luận, tham gia chính trường, hội đoàn.


image005Phạm Đoan Trang: “Nếu anh có thành công đến thế nào đi nữa ở nước ngoài anh cũng chỉ là công dân hạng ba. Chụp lại video. Phạm Đoan Trang: 'Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã về Việt Nam'


Vui với đẳng cấp thấp về thể chế?


Phải công bình để nói rằng về phương diện quốc gia, Đảng CSVN đã thành công, trên mặt tích cực, xây dựng một quốc gia vững mạnh về cấu trúc và ổn định xã hội, và lèo lái đất nước nầy tránh khỏi nguy cơ đưa đến một quốc gia thất bại - a failed state.


Và cộng đồng thế giới chỉ mong được như thế.


Đã từ lâu, thế giới chấp nhận tình trạng chậm trễ về sự tôn trọng quyền tự do theo nhu cầu chiến lược an ninh và ổn định toàn cầu - như là một cáo lỗi, một biện minh cho sự bất lực của chính trị ngoại giao.


Có lần ông Pete Peterson, lúc đương kim là đại sứ Mỹ ở Việt Nam, nói với một nhóm nhà báo gốc Việt ở California, đại ý rằng, cứ nhìn đến Saudi Arabia, Afghanistan, Ai Cập, cả thế giới Ả Rập, Phi Châu, và đông đảo các nước [chậm tiến] ở Á châu thì Việt Nam không tệ lắm.


Tức là, có không ít chính khách trên thế giới chỉ mong ước nhà nước Việt Nam đừng trở thành một chế độ tồi tàn - chứ không kỳ vọng nó trở nên một thể chế tốt đẹp.


Báo chí VN cũng có vẻ rất tự hào là 'đã hơn Bắc Triều Tiên' và im bặt khi ai đó nói về các tiến bộ dân chủ đa nguyên ở Nam Hàn chẳng hạn. Tức là họ khá thỏa mãn với vị trí 'thoát nghèo', gồm cả nghèo nàn chính trị của nước nhà.


Theo tôi, công bằng mà nói, trên nhiều bình diện, Việt Nam đã thành công lớn về mặt dân sinh, ổn định xã hội, nâng tầm mức kinh tế quốc gia lên tầng cao chưa từng có trong lịch sử.


Tức là nói theo Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây, đối với quốc dân trong một nước nghèo như Việt Nam thì dân sinh trước, sau mới đến tự do cá nhân và cuối cùng là mưu cầu hạnh phúc - như tiêu chuẩn Life, Liberty, and the pursuit of Happiness - mà Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ đặt cơ sở.


Nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi với Thủ tướng rằng, vâng, cho dù chúng ta đồng ý với thứ tự ưu tiên cần thiết nêu trên - tức là nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân trước, sau đó mới nói đến tự do cá nhân - điều đó không đồng nghĩa với chính sách triệt tiêu những tiếng nói công dân nhắc nhở đến tình trạng khiếm khuyết tự do trên bình diện cá nhân.


image007Nguồn hình ảnh, BBC Readers. Việt Nam coi các vụ xử người phê phán hệ thống chính trị là hoạt động "nguy hiểm" và điều động an ninh, cảnh sát cơ động vào cuộc như hôm xử bà Phạm Đoan Trang tại HN 14/12/2021


Đảng CSVN cũng nói muốn có nhân quyền phải có "nhà nước pháp quyền", và tự đặt mục tiêu "xây dựng nhà nước pháp quyền tới 2045", tức là thừa nhận từ nay đến đó thì nhân quyền còn tệ?


Cũng như TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính có lần nhắc nhở gần đây rằng sự năng động của văn hóa nước nhà - văn chương, chính trị học, triết học, và các bình diện xã hội dân sự - phải phát huy đồng bộ với phát triển kinh tế.


Vậy thì xin hỏi GS Trọng và Thủ tướng Chính tại sao Đảng không mở rộng một không gian tự do cho công dân được có quyền thực thi tự do ngôn luận, phê phán chế độ, đề nghị những khả thể chính trị khác cho quốc gia?


Thưa hai Ngài, những bản án chính trị gần đây là những cái tát vào mặt quốc dân, là những phản đề của tiêu chí văn hóa và văn minh mà Đảng và các Ngài muốn nhân dân theo đuổi.


Sau 30 năm Liên Xô tan rã, việc chọn cho quốc gia mô hình thể chế theo đẳng cấp nào hoàn toàn thuộc vào các Ngài.


Nạn nhân đầu tiên của hệ thống là các đảng viên CS


Cho đến hôm nay, Việt Nam, như là một quốc gia đang cố gắng trưởng thành, và chế độ Đảng trị hiện nay được thế giới công nhận và tôn trọng trên bình diện chính danh và chính thống.


Duy chỉ có một điều, từ phương diện nhân dân, đế chế chính trị này đang từng ngày dần dần đánh mất tính biện minh quyền lực.


Tức là, vì lý do địa chính trị đối với Trung Hoa và sự bất lực ngoại giao, cộng đồng quốc tế văn minh bắt buộc phải chấp nhận một Việt Nam đang còn lạc hậu về chính trị.


Nhưng một bộ phận người dân thì nhìn họ ra sao?


Tôi đọc lại những lời của Phạm Đoan Trang trong phiên tòa của cô ở Hà Nội tuần trước:


"Ngày hôm nay, các anh, chị kết án tôi, có thể bỏ tù tôi nhiều năm nhưng không sao cả bởi vì như nhân vật Nguyễn Trãi trong vở kịch "Bí mật vườn Lệ Chi" đã nói: "Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú. Con người mang trong mình lẽ phải có thể bị sát hại vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức của con người. Những bản án càng dài thì càng chứng tỏ bản chất độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay, nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được."


Chưa từng có một tuyên bố từ tòa án bởi một bị cáo chính trị nào mạnh bạo và tàn khốc như vậy.


Khi một phụ nữ trí thức Hà Thành mang thái độ khinh thường, dám coi chế độ và quan tòa như thế, thì lẽ ra Đảng CS và Nhà nước phải bình tâm nhìn lại chính mình, phải soi xét lại phương cách hành xử chuyện công lý pháp chế quốc gia.


Trên bình diện công tâm, câu tuyên bố trên của cô Trang thực ra là quá nặng và quá đáng. "Các anh, chị kết án tôi" chỉ là những công chức nhà nước, đảng viên ở tòa, viện kiểm sát, làm việc, xử và tuyên án theo chỉ thị của Đảng.


Họ không có thẩm quyền tư pháp hay công lý độc lập khỏi mệnh lệnh chính trị. Khi nghe, hay đọc, những giòng trên của cô Trang chắc là họ phải đau lòng và bị thương tổn nặng.


Bởi vì, các thẩm phán (chánh án là một phụ nữ), hay kiểm sát viên, đều là những cá nhân lưỡng diện.


Họ chỉ làm việc theo lệnh cấp trên - các vụ án chính trị ở Việt Nam đều do Đảng CS chỉ đạo, quyết định kết quả trước khi xử - và không loại trừ khả năng chính họ cũng thấy bất mãn, bất đồng với bản chất của vụ án.


Họ không phải là những con thú như cô Đoan Trang ví, mà là những con người hành xử chức năng công chức trong biên độ hành chánh và nhu cầu chính thể cho phép. Họ không có chọn lựa khả thi nào khác trong hoàn cảnh đặc thù.


Tuy nhiên, Phạm Đoan Trang đã công khai khinh thường hành vi đóng vai lưỡng diện - khi làm cán bộ tập thể thì khác với con người thật của mình. Chính chế độ của Đảng, vì nhân danh giá trị tập thể, đã làm cho một số đảng viên tự đánh mất nhân cách và lương tâm.


image009Nguồn hình ảnh, Do Thi Thu. Bà Đỗ Thị Thu, vợ bị cáo Trịnh Bá Phương cho hay từ sáng 15/12 khi chồng bà bị xử ở Hà Nội, công an đã canh gác trước cửa nhà khiến cả gia đình không thể đi đâu.


Đảng đang trị nước, đối xử với công dân khác biệt chính kiến, như là một ông bố khắc nghiệt, độc đoán, thiếu hiểu biết, bất lương, phong kiến. Phương cách cha chú của Đảng mãi coi thường nhân dân như là một khối trẻ con. Đảng vẫn tự cho mình là chân lý. Và ý chí quốc gia là duy ý chí tập thể Đảng.


Khi những công dân có tinh thần trách nhiệm như Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Tư bàn chuyện quốc gia thì Đảng như một ông cha già phong kiến mắng to và tát mạnh vào mặt họ, "Mày bố láo, dám nhìn thẳng vào mặt tao mà cãi lại sao!"


Cái phong hóa cha chú, hách dịch này đang tồn tại như là một thể loại vô thức tập thể của dân tộc từ những năm 1930, tưởng nhờ cách mạng làm văn minh nên, nay hiện nguyên hình "lại tổ" qua thể chế chính trị Đảng ta.


Phong hóa chính trị cha chú đó tự nó mang tính gia trưởng, chuyên chế và kiểm soát từ một ý chí quyền lực thô thiển ở nấc thang rất thấp trong thứ bậc tiến hóa trong sinh mệnh làm người.


Vì lẽ đó, tôi nhận thấy ngày càng rõ rằng chính thể chế Đảng hiện hành đang hủy hoại nhân cách công dân, bắt đầu từ các lãnh đạo, rồi xuống tới những đảng viên công tâm và có ý thức.


Đảng đã biến nhân dân và tập thể cán bộ, đồng chí thành những công dân không được xứng đáng làm con người văn minh, hiện đại đúng nghĩa. Khi ra thế giới, họ chấp nhận vị thế mặc cảm, run sợ trước các hoạt động bình thường nhất trẻ con ở Phương Tây cũng được hưởng là quyền biểu đạt, lên tiếng, thậm chí biểu tình.


Bóng tối của văn hóa tập thể mang tính Đảng đang phá xã hội Việt Nam, không từ một ai, kể cả các đảng viên và gia đình họ.


Nhưng ngày càng có nhiều người dân Việt Nam mong ước đến một con đường, một tia sáng hướng thiện cho tập thể và từng cá nhân đảng viên.


Đó là điều mà cố nhà văn Phan Huy Đường từng nói đến, hãy "Vẫy gọi nhau làm người."


Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư, tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm từ San Jose, California. Trong số các sách của ông đã có cuốn 'Thời tính, Hữu thể và Ý chí: Một luận đề siêu hình học” được xuất bản ở Việt Nam năm 2018.

10 Tháng Ba 2015(Xem: 18659)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17735)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24182)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21378)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40347)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17691)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17200)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16365)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 16897)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17715)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 19933)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19219)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19095)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18556)
Một trong những tạp chí hàng đầu ở Hoa Kỳ là tuần báo TIME có truyền thống phát hành một ấn bản đặc biệt vào cuối năm với hình bìa và cũng là chủ đề cho số này, nhấn mạnh đến một nhân vật đặc biệt nhất trong năm: Person Of The Year.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21329)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20011)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19660)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20642)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18916)
Tổng thống Obama nói: “Sau hơn 50 năm chính sách cô lập đã chứng tỏ rằng không có hiệu quả, đã đến lúc bây giờ chúng ta phải thay đổi đường lối bang giao mới ”. Cùng lúc ấy, Chủ tịch Raul Castro cho dân chúng Cuba hay: “Dù còn khác biệt trên nhiều quan điểm giữa Hoa Kỳ và Cuba, bây giờ chúng ta cần phải theo đường lối mới tiến bộ hơn”.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20856)
Nếu Ngài TT Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại.