Tranh luận Triết học: Tìm lại tư tưởng Lý Đông A cho Việt Nam

14 Tháng Mười 20209:14 SA(Xem: 7170)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 14 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Tranh luận Triết học: Tìm lại tư tưởng Lý Đông A cho Việt Nam


Đỗ Thái Nhiên


Gửi tới Diễn đàn BBC từ California, Hoa Kỳ 14/10/2020


image001Nguồn hình ảnh, Đỗ Thái Nhiên. Chụp lại hình ảnh, Ông Đỗ Thái Nhiên, cựu Luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon (trước 1975)


Ông Đỗ Thái Nhiên, cựu Luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon (trước 1975), tác giả hai cuốn: Triết học Lý Đông A (NXB Thời Văn, 2005, Hoa Kỳ) và Một quan niệm chung cho Nhân quyền (NXB MIỀN NAM, 2014, Hoa Kỳ)


Trên diễn đàn của BBC News Tiếng Việt hôm 29/09 có bài "Việt Nam và nền Triết học đã chết" của tác giả Hà Văn Thủy, viết từ Sài Gòn. Từ bài viết của tác giả Hà Văn Thủy, trong bài này, tôi xin được giải thích về Triết học Việt Nam.


Ông Hà Văn Thủy cho rằng Triết học phương Tây đã chết.


Còn bàn về Triết học Việt Nam, ông viết:


" Việt Nam có triết học không? Có, không chỉ có mà là thứ triết học tuyệt vời. Khi thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, sẽ thấy Kinh Dịch là sản phẩm triết học vĩ đại. Thích, Lão, Khổng, Mạnh… là những triết gia lớn. Không chỉ vậy, ngay thời chúng ta, Kim Định là triết gia thiên tài mà do cách nhìn thiển cận trong vòng vây của triết học phi nhân phương Tây, người ta không nhận ra. Tôi tin rằng hơn nửa thế kỷ bị coi như cỏ dại bên đường nhưng rồi sẽ có ngày, thế giới tôn ông là triết gia bậc thầy."


Qua bút pháp của Hà Văn Thủy, chân dung của triết gia Kim Định chỉ được vẽ ra theo kiểu tranh sơ phác, kiểu "mờ mờ nhân ảnh".


Từ bài viết của tác giả Hà Văn Thủy, trong bài này, tôi xin được giải thích về Triết học Việt Nam như sau.


Tác giả của Triết học Việt Nam là Lý Đông A tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, sanh ngày 10/12 năm 1920, tại làng Yên Tập, tổng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (cũ).


Triết học Việt Nam được Lý Đông A trình bày theo ba luận đề: Bản thể của Việt triết, Nhận thức của Việt triết, Phương pháp của Việt triết. Ba luận đề này không thể tách rời. Thiếu một trong ba luận đề kia, triết học sẽ chỉ là "trò phân tích ngôn từ" đúng như Stephen Hawking đã phê phán.


Bản thể và phương pháp của Triết học Việt Nam theo Lý Đông A


Bản thể của triết học còn gọi là tiền đề của triết học. Luận đề này tương đương với công đoạn chẩn bệnh của y khoa trị liệu. Chẩn bệnh sai, toàn bộ bệnh án phải đi vào hố rác. Đây là sai lầm từ xuất phát điểm của Karl Marx. Sai lầm này đã giết chết Marxism ngay từ gốc.


Về nhận thức của triết học Việt Nam qua tư tưởng của Lý Đông A:


Tư tưởng Lý Đông A là sự đãi lọc suy nghĩ của quần chúng Việt Nam thông qua đời sống thực tế đi kèm với văn chương bình dân, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tiền đề Triết học Lý Đông A là Con Người. Tiền đề này mở ra cho Loài Người bốn-không-gian-sống đoàn kết trong hạnh phúc: cá nhân, gia đình, dân tộc, nhân loại.


Trước 1975, tại Miền Bắc Việt Nam tư tưởng Lý Đông A bị triệt để cấm đoán. Tại Miền Nam Việt Nam, tư tưởng Lý Đông A gặp khó khăn chiến tranh, khó khăn về tài liệu gốc, tài liệu tham khảo... Mặc dầu vậy, nhà xuất bản Gió Đáy, Saigon đã phát hành một số tác phẩm của nhà tư tưởng Lý Đông A: Huyết Hoa, Đạo Trường Ngâm, Chu Tri Lục, Duy Nhân Cương Thường, Thiết Giáo Phương Pháp, Chìa Khóa Thắng Nghĩa, Việt Sử Thông Luận...


Sau 1975 tại hải ngoại, đầu thập niên 1990 Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn gắng gượng bước những bước tuyệt vọng trên con đường Marxism với nhóm chữ đầu Ngô mình Sở "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Rõ ràng họ đang bế tắc tư tưởng. Triết học Lý Đông A là chìa khóa thần kỳ giúp giải gỡ bế tắc kia, đồng thời, cung cấp cho Việt Nam các phương pháp làm cho lịch sử Đại Việt hanh thông trên căn bản hòa hài "Dân tộc tính và nhân loại toàn tính thống nhất".


Vẫn tại hải ngoại, từ nhiều năm qua, với ước mơ hanh thông lịch sử Đại Việt, Anh Chị Em trong "Thắng Nghĩa Lý Đông A" đã xây dựng hoàn hảo trang mạng Thắng nghĩa Lý Đông A. Đây là thư viện của Triết Học Lý Đông A vừa là trung tâm giới thiệu tư tưởng của ông cho người Việt Nam phù hợp với thời công nghệ truyền thông hiện đại.


Cũng xin nói về phương pháp của Triết học Việt Nam, còn gọi là vận dụng luận, gồm các phần Văn minh luận, Văn minh Tam nhân: Dân tộc phục hưng, Dân đạo phát triển, Dân sinh quảng đại, Dân văn sáng hóa, Dân trị chỉnh sức, Dân vực trọn vẹn.


Thêm vào đó là văn minh nhân quyền: Dân tộc "Noãn bào trăm họ" vốn đã cầm nắm được một quan niệm chung cho nhân quyền thông qua biện chứng tam nhân. Quan niệm chung này là chìa khóa hội tụ loài người thông qua Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc Ngày 10 Tháng 12 Năm 1948.


Cuối cùng là văn minh tự nhiên hòa: Không có mâu thuẫn giữa con người với con người, chỉ có mâu thuẫn giữa con người với tự-nhiên-bệnh-thái, đây là mâu thuẫn chính. Giải trừ mâu thuẫn chính này, mâu thuẫn phụ giữa con người với con người sẽ tan biến như một hệ quả tất nhiên.


"Văn minh nghĩ kỹ còn nhiều việc,


Đưa cả muôn loài lên duy nhiên"


(Lý Đông A)


Về giáo dục tam nhân: Nhân bản, nhân tính, nhân chủ là ba lý tưởng của giáo dục và cần lấy sinh hoạt làm giáo dục, lấy xã hội làm học đường. Dạy, học, làm thống nhất. Đời sống bị chi phối bởi tự nhiên giới, tư tưởng giới, xã hội giới. Vì vậy, giáo dục phải truyền bá đồng bộ ba môn học: Khoa học, học hiểu về tự nhiên giới; Triết học, học hiểu về tư tưởng giới; Sử học, học hiểu về những di biến động của xã hội giới.


Triết, Sử, Khoa thống nhất là ba thành tố giúp guồng máy giáo dục tạo ra người tri thức.


Thiếu một trong ba thành tố vừa kể, giáo dục chỉ sản sinh ra chuyên viên, nhiều lắm là chuyên viên khoa bảng. Khoa bảng không đương nhiên là tri thức. Tri thức không hẳn nhiên phải là khoa bảng.


Kinh tế và hệ thống chính trị


Về kinh tế bình sản, triết lý chính trị này cho rằng nếu chính quyền thả nổi trách nhiệm điều hợp sinh hoạt kinh tế tạo điều kiện cho thiểu số tư nhân nắm độc quyền kinh tế đẻ ra chế độ tư bản tư nhân, cá lớn nuốt cá bé là hậu quả tất nhiên của chế độ kinh tế này.


Còn một khi chính quyền nắm giữ toàn bộ quyền lợi kinh tế sẽ tạo ra chế độ tư bản nhà nước. Chế độ tư bản nhà nước biến nhà nước thành giới thống trị, quần chúng thành giới bị trị. Nhà nước là chủ nô, quần chúng là nô lệ.


Cả hai hình thái kinh tế kể trên đều là kinh tế phản xu thế. Phản xu thế vì không tôn trọng đạo kỷ kinh tế và tự kỷ kinh tế của quốc gia trong hoạt động kinh tế. Phản xu thế vì ngược Nhân đạo. Kinh tế thuận xu thế là nền kinh tế tạo điều kiện để mọi người được bình đẳng về cơ hội, về quyền lợi, về nghĩa vụ trong sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt hữu sản hóa. Kinh tế thuận xu thế là kinh tế bình sản.


Về luật pháp tam nhân: Đây chính là pháp trị (rule of law). Pháp trị là luật pháp do người dân làm ra thông qua quốc hội do dân thực sự tự do bầu cử.


Quan niệm này bác bỏ pháp quyền (rule by law) mà chúng tôi cho là luật pháp ngụy trá, làm ra để thống trị xã hội.


image002Nguồn hình ảnh, Đỗ Thái Nhiên Chụp lại hình ảnh, Tìm lại tư tưởng Lý Đông A cho Việt Nam


Đối với thực tiễn Việt Nam, triết học Lý Đông A không hề là triết học viễn mơ. Mặt khác, mối liên hệ không tách rời giữa nhân và dân theo kiểu nhân là lương tâm của dân, nhân là kim chỉ nam của dân trong bão bùng trên bể khổ là chỉ dấu cho thấy Nhân là chiều cao, là đôi cánh của Việt Triết. Nhân biến Việt triết trở thành Triết học lập thể, triết học bay bổng.


Hai là dùng thuật ngữ nhân đạo trong sử quan của Việt triết là gạch nối mềm mại nhưng chặt chẽ giữa dân tộc và nhân loại, giữa quốc gia và xã hội quốc tế. Khởi đi từ công việc khảo sát vận động của cộng đồng dân tộc, triết học Lý Đông A vươn mình tìm tới cộng đồng nhân loại trên quan điểm "Dân tộc tính và nhân loại toàn tính thống nhất".


Việt triết không là triết học dành riêng cho dân tộc Việt Nam. Việt triết giúp xây dựng và phát triển xã hội các dân tộc trong ý hướng đưa đẩy dân tộc toàn thế giới hội tụ trong xã hội quốc tế, một quốc tế ổn định, thịnh vượng và công bằng.


Toàn bộ nội dung của triết học Lý Đông A cộng với hai đặc điểm ghi ở phần kết luận của bài viết là một xác quyết Việt triết đã hội đủ những điều kiện để có khả năng cất cánh bay cao mang lại hòa bình và thịnh vượng cho dân tộc và cho thế giới.


Với hiện tình Việt Nam, Việt triết có một trong hai hoàn cảnh cất cánh giúp quốc gia tiến bộ:


Một là Đảng CSVN thực tâm kết hợp với quần chúng Việt Nam nương vào Việt triết đẩy Việt Nam tiến vào tương lai mới.


Khả năng thứ hai là Đảng CSVN cứng rắn từ chối mọi cơ hội dân chủ hóa Việt Nam. Theo xu thế của lịch sử, quần chúng Việt Nam sẽ vận dụng Việt triết nhằm tạo thế chính trị. Thế sản sinh ra lực. Thế và lực quần chúng sẽ mở đường cho Việt Triết cất cánh.


Động thái cất cánh này nhằm đưa nước Việt tiến vào thời đại hưng thịnh mới, Thời đại của Đại Việt 2000. Đây là bước tiếp nối của Đại Việt 1000 Lý Trần. Bước tiếp nối là bước mở ra trước mắt loài người một quốc tế kỳ lạ.


Quốc tế xưa, mỗi quốc gia là một ốc đảo; Quốc tế nay, quốc gia kề cận quốc gia: Tình trạng điên đảo với nhu cầu triệt để toàn cầu hóa. Càng toàn cầu hóa càng tranh cãi về thịnh vượng và công bằng, đặc biệt là công bằng thương mại. Cuộc tranh cãi này chỉ được hóa giải thỏa đáng bởi suy nghĩ vô nguyên, nhất nguyên, đa nguyên thống nhất và bởi hành động cơ năng đi với bản vị tương tác.


Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Đỗ Thái Nhiên, cựu Luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon (trước 1975), tác giả hai cuốn: Triết học Lý Đông A (NXB Thời Văn, 2005, Hoa Kỳ) và Một quan niệm chung cho Nhân quyền (NXB MIỀN NAM, 2014, Hoa Kỳ)
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19251)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24352)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.