Ngân sách 7 tỉ USD cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương

13 Tháng Bảy 20208:56 SA(Xem: 7050)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ HAI 13 JULY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Ngân sách 7 tỉ USD cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương


Theo Reuters, Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ tối 1.7 (giờ Mỹ) thông qua phiên bản của Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) năm 2021. Dự luật trị giá 741 tỉ USD này quy định các khoản chi của Bộ Quốc phòng Mỹ. Dự luật NDAA năm 2021 có cả điều khoản về “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” với khoản ngân sách 7 tỉ USD nhằm củng cố các liên minh quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific), trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.


Dự luật dự kiến sẽ được toàn Hạ viện thảo luận trong tháng này. Hôm 11.6.2020, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng thông qua dự thảo tương tự và văn kiện này đang được toàn Thượng viện xem xét. Hạ viện và Thượng viện Mỹ sẽ kết hợp hai bản dự thảo để đưa ra một dự luật thống nhất về ngân sách quốc phòng, sau đó gửi tới Tổng thống Donald Trump ký ban hành hoặc phủ quyết. 


Washington chỉ trích Bắc Kinh tập trận ở khu vực Hoàng Sa


Bộ Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tập trận lớn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN ở Biển Đông, từ ngày 1 - 5.7. Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 2.7 (giờ Mỹ) đã chỉ trích việc Trung Quốc tập trận tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông là đi ngược lại các nỗ lực giảm căng thẳng và duy trì ổn định.


“Việc tập trận là động thái mới nhất trong chuỗi hành động nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc và gây bất lợi cho các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”, thông cáo nêu rõ. Bộ Quốc phòng Mỹ còn khẳng định: “Hành động của Trung Quốc trái ngược với cam kết của nước này không quân sự hóa Biển Đông”. Danh Toại


'Đấu pháp' của hải quân Mỹ thách thức Trung cộng trên Biển Đông


Ngô Minh Trí

04/07/2020 3 Thanh Niên


Sử dụng chiến hạm cận bờ có hỏa lực đáng gờm và kết hợp cùng nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay từ xa là cách thức mà Washington đang thực hiện để răn đe các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông.


image003

Chiến hạm USS Gabrielle Giffords (trên) theo dõi hoạt động gần tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung cộng (dưới) ở Biển Đông.PACOM


Ngày 2.7.2020, một trang thông tin của Ngũ giác Đài đăng hình ảnh chiến hạm cận bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) thuộc lớp Independence đang hoạt động gần tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung cộng ở Biển Đông. Theo Mỹ, tàu USS Gabrielle Giffords hoạt động tại đây nhằm tăng cường khả năng tương tác với các đối tác và đóng vai trò là lực lượng sẵn sàng ứng phó.


Thời gian qua, chiến hạm này liên tục hoạt động ở biển nam Trung Hoa diễn tập với 2 chiến hạm của Nhật Bản vào cuối tháng 6; có mặt tại khu vực hoạt động của tàu khoan thăm dò dầu khí Malaysia ở biển bắc Malaysia hồi tháng 5; tập luyện cùng chiến hạm đổ bộ USS America (LHA-6) ở Biển Đông vào giữa tháng 3. Và vào tháng 1, chiến hạm cận bờ này cùng tàu USS Montgomery, cũng thuộc lớp Independence, đã hoạt động trên biển nam Trung Hoa. Ngũ giác Đài vẫn luôn mô tả USS Montgomery có vai trò khẳng định cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, vốn để kiềm chế các hoạt động đáng lo ngại từ phía Bắc Kinh.


Cặp “sát thủ diệt hạm”


Chiến hạm lớp Independence có lượng giãn nước hơn 3.100 tấn, dài khoảng 115 m và bán kính hoạt động từ 1.100 - 1.700 km, tốc độ tối đa gần 90 km/giờ và rất phù hợp để hoạt động ở khu vực tây Thái Bình Dương. Ban đầu, LCS được Mỹ phát triển để thực thi các nhiệm vụ như chống cướp biển, chống khủng bố... Nhưng gần đây, năng lực tác chiến của Chiến hạm lớp Independence đã nâng lên đáng kể.


Trả lời Thanh Niên, TS James R.Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) phân tích: “Chiến hạm cận bờ lớp Independence - gần đây được trang bị tên lửa NSM (Naval Strike Missile) đối hạm và tấn công mặt đất. Loại tên lửa này giúp chiến hạm cận bờ Independence vẫn có uy lực mạnh mẽ để tiến hành tự do hàng hải (FONOP), chứ không cần phải điều động tàu khu trục như trước đây”.


NSM là loại tên lửa đối hạm hiện đại, thậm chí có nhiều ưu điểm so với tên lửa Harpoon vốn đã có hơn 40 năm đồng hành cùng nhiều lớp chiến hạm Mỹ. Các ưu điểm phải kể đến là khối lượng nhẹ hơn nên dễ lắp đặt hơn, cơ chế nổ và công nghệ điện tử tiên tiến để tối đa hóa độ chính xác và sức công phá. Giai đoạn cuối của NSM có thể cập nhật mục tiêu và gia tăng tính chính xác. Trong một số trường hợp, NSM có tầm bắn lên đến 300 hải lý (hơn 550 km).


Ngoài ra, tàu chiến lớp Independence còn mang theo trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout. Dù chỉ mang theo tên lửa tầm ngắn như Hellfire, bom dẫn đường cỡ nhỏ, tên lửa tấn công mặt đất, nhưng dòng máy bay này lại sở hữu hệ thống điện tử tối tân, nhất là các bộ cảm biến, radar hải quân cực nhạy cả ban ngày lẫn ban đêm. Hệ thống radar trên MQ-8B Fire Scout có tầm bao phủ với bán kính khoảng 80 km. Nhờ đó, khi phối hợp với NSM, MQ-8B Fire Scout đóng vai trò trinh sát từ xa để “chỉ điểm”, rồi chuyển dữ liệu cho tàu khai hỏa NSM.


image005

Chiến đấu cơ F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz khi tập luyện ở biển Philippines cuối tháng 6.2020. ẢNH: PACOM


Vì thế, khi chiến hạm cận bờ lớp Independence mang theo MQ-8B Fire Scout sẽ trở thành cặp đôi sát thủ hoàn hảo trên biển. Ngoài ra, lớp chiến hạm này còn mang theo máy bay trực thăng tác chiến đa nhiệm SH-60 Seahawk tích hợp nhiều loại ngư lôi, tên lửa để có thể tấn công tàu chiến lẫn đất liền.


Lực lượng phối hợp hùng hậu


Tất nhiên, dù có hỏa lực chính xác cao, nhưng rõ ràng tàu chiến lớp Independence khó đủ sức đương đầu với các chiến hạm cỡ lớn. Vì thế, trong thực tế thì Mỹ có thêm một lực lượng chiến hạm hùng hậu đang hoạt động không xa tàu USS Gabrielle Giffords.


Điển hình là 3 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan và USS Nimitz đang hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương. Các tàu sân bay này mang theo chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet. Đây là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm có tốc độ tối đa lên đến 1.900 km/giờ, bán kính chiến đấu khoảng 720 km, tầm bay khoảng 2.300 km... Kèm theo đó là hỏa lực cực mạnh từ nhiều loại tên lửa chống tàu chiến, tên lửa hành trình, tên lửa đối không, bom...


Vì thế, từ vùng tây Thái Bình Dương, sức mạnh tác chiến không - biển từ 3 nhóm tác chiến tàu sân bay có thể nhanh chóng phối hợp cùng chiến hạm cận bờ. Ngoài ra, nhiều loại tàu khác của hải quân Mỹ, như tàu khu trục, tàu ngầm..., cũng đang hoạt động ở vùng tây Thái Bình Dương.


Chính vì thế, có thể thấy rõ Lầu Năm Góc đang sử dụng chiến hạm cận bờ đóng vai trò tiên phong để thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông, đồng thời kèm theo một lực lượng hỗ trợ hùng hậu.  (NGÔ MINH TRÍ)
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19251)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22737)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24351)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.