Giỗ 4 Năm PTT Nguyễn Cao Kỳ Kể Về Vận Động Dân Chủ Hóa

29 Tháng Bảy 201512:32 SA(Xem: 21425)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 29 JULY 2015

Giỗ 4 Năm PTT Nguyễn Cao Kỳ Kể Về Vận Động Dân Chủ Hóa

28/07/2015

WESTMINSTER (VB) -- Lễ giỗ 4 năm Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ -- người cũng từ giữ chức Thủ Tướng và rồi Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa -- đã được thực hiện tại tư gia của nhà bình luận Bằng Phong Đặng Văn Âu hôm Thứ Bảy 25-7-2015 ở Westminster, California.

Tham dự lễ giỗ ngoaì một số nhân vật thân cận với ông Nguyễn Cao Kỳ trong giới Không quân VNCH còn có Giáo sư Lê Xuân Khoa, nhà nghiên cứu Vũ Tài Lục, LS Đỗ Đức Hậu, nhà báo Lý Kiến Trúc, quý ông Nguyễn Bảo Quỳnh, Bùi Tỉnh Trung, Phạm Gia Bảo, Lai Đình Cẩn, Đỗ Đình Kỳ, Nguyễn Hữu Luận, Nguyễn V. Miễn, Hoàng Anh Tuấn, Trần Văn Du, Trần Nguyên Tiến… và hiện diện các con của người quá cố là Nguyễn Cao Thắng, Nguyễn Cao Trí. Có người từ xa tới, như từ Houston, từ Austin, từ Las Vegas…

Sau phần thắp hương tưởng niệm, gia chủ là cựu Thiếu tá Không quân Đặng Văn Âu trình bày rằng, mỗi năm ông đều làm giỗ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, người 6ong tin là “đã bị CSVN ám sát, cũng như CSVN đã ám sát Võ Văn Kiệt khi họ muốn thúc đẩy VN theo chiều hướng thân Mỹ để dân chủ hóa.” Ông Đặng Văn Âu nói, ông Kỳ mất đi, lại có cơ duyên tang lễ theo nghi thức triều đình Mã Lai – “tôi xem ông Kỳ là bậc thầy có viễn kiến, nên tôi làm giỗ kỵ hang năm, vì lập trường rất đúng đắn: đòi VN theo Mỹ, loaị bỏ Trung Quốc. Tôi tin việc giỗ kỵ có sự thei6ng liêng, hẳn là bây giờ cũng có ông Kỳ hiện diện nơi đây. Mấy năm trước, khi tôi về dự tuần chay cho gia tôc5 họ Đặng. Gia tộc có thuê 2 người dưới quê lên nấu giúp. Độ nhiên, trong lễ giỗ, một người trẻ trong 2 phụ nữ này, có vong linh nhập vào, nói là có các cụ họ Đặng về rồi, rồi khi bị nghi ngờ, hỏi là ai về, mới kể tên nhiều cụ họ Đặng, đúng như gia phả ghi lại, trong khi cô này hoàn toàn không lien hệ gì tới gia tôc5 Đặng. Cả giờ sau, cô mới tỉnh lại. Hôm nay lại có 2 con trai Tướng Kỳ dự lễ giỗ. Tôi sẽ làm giỗ hằng năm cho ông Kỳ, tới khi nào sức khỏe của tôi khôngc ho phép nữa.”
 image119
Từ trái: GS Lê Xuân Khoa, nhà văn Bằng Phong Đặng Văn Âu, nhà báo Lý Kiến Trúc.

Người đườc mời nói chuyện đầu tiên là GS Lê Xuân Khoa.

GS Khoa nói rằng ông có kỷ niệm học chung với ông Nguyễn Cao Kỳ thời trung học Chu Văn An, nhưng tính ông Kỳ náo động, trong khi GS Khoa tính ưa lặng lẽ; đó cũng là nhân duyên để ông Nguyễn Cao Kỳ theo binh nghiệp, trong khi GS Khoa mê văn chương.

Bẵng đi nhiều thập niên, một hôm GS Lê Xuân Khoa, lúc đó đang làm việc ở Hoa Thịnh Đốn, nhận được 1 cú phone từ ông Nguyễn Cao Kỳ. Lúc đó, ông Kỳ nói rằng ông sắp về Việt Nam, và muốn có GS Khoa đi cùng. Ông Kỳ nói rằng có đọc nhiều bài viết của GS Khoa, và đồng ý với lập trường GS Khoa đưa ra.

Ông Nguyễn Cao Kỳ noí với GS Lê Xuân Khoa rằng ông sẽ nói thẳng với CSVN là phải chuyển hướng đất nước sang dân chủ hóa, nhằm lôi kéo chất xám về nhằm đổi mới.

GS Lê Xuân Khoa trả lời rằng xin để đi sau, rằng ông Kỳ nên đi riêng để xem họ phản ứng ra sao. Sau đó, bản thân GS Khoa cũng vài lần gặp ông Nguyễn Cao Kỳ ở California, trong đó có 2 lần ăn cơm riêng với nhau, lần cuối là ở tư gia ông Kỳ.
 image120
Từ phải: Bằng Phong Đặng Văn Âu, và hai con của ông Nguyễn Cao Kỳ: Nguyễn Cao Thắng (trái), Nguyễn Cao Trí (giữa).

GS Lê Xuân Khoa nói rằng ông Nguyễn Cao Kỳ bị ngộ nhận, bị dư luận chống đối, và “tôi cũng bị như thế. Năm nay tôi 86 tuổi, không có ý đồ riêng nào, chỉ muốn VN thay đổi vì tương lai dân tộc. Trong những lần về gặp ông Võ Văn Kiệt, tôi được ông Kiệt nói là ông Kiệt sẽ vận động Bộ Chính Trị CSVN để thay đổi đất nước. Tôi từng nói với ông Kiệt khi sinh thời và nhiều cán bộ cao cấp khác, rằng diễn biến hòa bình mà các ông chống thưc ra là có lợi có đất nước, vì VN bây giờ cần nhất 2 điều: thoát Trung Quốc và dân chủ hóa. Tôi đưa ra dự án lập một viện nghiên cứu cho VN, trong đó 50% nhân sự là trí thức trong nước, 50% trí thức ngoaì nước. Ông Kiệt đồng ý, nhưng rồi Hà Nội chỉ cho lập một viện nghiên cứu 100% nhân sự là trí thức trong nước. Tôi nghĩ, thế là cũng được. Nhưng khi ông kiệt từ trần, viện nghiên cứu kia cũng phải giải thể.”

Hai con trai ông Nguyễn Cao Kỳ đã ngỏ lời cảm ơn ông Đặng Văn Âu và những người tham dự.

Cũng nên nhắc rằng, Nguyễn Cao Kỳ (8 tháng 9 năm 1930 – 23 tháng 7 năm 2011) là một sĩ quan quân đội cao cấp và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng là Thủ tướng (1965-1967) và Phó Tổng thống (1967-1971) của Việt Nam Cộng hòa; từng là đồng minh rồi đối thủ của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại một bệnh viện ở Malaysia ở tuổi 80. Thi hài của ông được hoả táng, sau đó tro cốt được đưa về Mỹ./

XEM THÊM:

Nguyễn Cao Kỳ từng bị Nguyễn Tấn Dũng chặn đường về

(09/12/2011)

WESTMINSTER - Lần đầu tiên phía Mỹ đề nghị Việt Nam cấp visa cho  Nguyễn Cao Kỳ về nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giận dữ, đỏ mặt, mất bình tĩnh và gọi tất cả các cựu viên chức chính quyền miền Nam là “tội đồ” và sẽ “không bao giờ được chào đón” về Việt Nam, theo tiết lộ của các công điện ngoại giao được Wikileaks tiết lộ. Các công điện này cũng cho thấy, trong hai lần đầu về Việt Nam, Tướng Kỳ dành nhiều thời giờ vận động cho việc tu bổ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
 image121
Nguyễn Cao Kỳ (trái) cùng vợ ông, bà Lê Kim, trả lời báo chí trong lần đầu ông về lại Việt Nam, tháng 1 năm 2004. Công điện ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trước đó khi phía Mỹ đề nghị Việt Nam cấp visa cho Tướng Kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã giận dữ bác bỏ và gọi ông Kỳ và các viên chức Việt Nam Cộng Hòa là “tội đồ”. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

 Chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng, nổi giận với Đại Sứ Raymond Burghardt được tường thuật lại trong một công điện từ tòa đại sứ ở Hà Nội gởi về Bộ Ngoại Giao, ngày 11 tháng 3, 2003, và sau đó lại được nhắc lại trong một công điện khác, ngày 28 tháng 3, 2003.

Wikileaks không có toàn bộ các công điện ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng trong số những công điện mà Wikileaks có được, lần đầu tiên danh tánh Kỳ xuất hiện là trên bức công điện 11 tháng 3. Công điện đó tường thuật cuộc họp giữa  Nguyễn Tấn Dũng với Đại Sứ Burghardt, một cuộc họp do ông Dũng yêu cầu, để tìm cách nâng cao quan hệ hai nước.

Trong buổi họp, ngoài nhiều đề tài khác,  Dũng phàn nàn về những nghị quyết cờ vàng ở California và Virginia. Ông nói ông hiểu rằng hiến pháp Mỹ không cho phép Bộ Ngoại Giao ngăn chặn những nghị quyết đó, nhưng yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ “tác động nhiều hơn”.

Đại Sứ Burghardt cho rằng lý do cốt yếu là vì phía chính quyền Việt Nam chưa hết lòng kết nối với cộng đồng người Việt tại Mỹ. Ông đề nghị một số biện pháp, và nói thêm, “thậm chí mời Nguyễn Cao Kỳ về thăm quê hương”.

Lúc đó, theo công điện này, “PTT Dũng phản ứng đầy xúc cảm, cho rằng các viên chức chế độ Sài Gòn cũ phải chịu trách nhiệm đã đưa 1 triệu lính Mỹ vào và gây chết chóc cho 3 triệu người Việt Nam; họ là ‘tội đồ’ và sẽ không bao giờ được chào đón trở về.”

Cái gọi là “phản ứng đầy xúc cảm” của ông Dũng được miêu tả kỹ hơn trong công điện ngày 28: “Mặt ông bất thình lình rắn lại và ông phó thủ tướng gần như nổ tung vì giận dữ.”

Thấy vậy, Đại Sứ Burghardt bàn rằng chắc phải “nhiều thế hệ nữa” mới có sự hàn gắn giữa hai bên, và ông Dũng “đồng ý”.

Hơn hai tuần sau, Đại Sứ Burghardt gặp thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng, kể lại chuyện này. Ông Bàng tỏ ý là ông đại sứ nên nói những chuyện như vậy với bên ngoại giao, như “Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên, cựu Phó Thủ Tướng Nguyễn Mạnh Cầm, hơn là với những người từng trong quân đội hay an ninh như PTT Dũng.”

Chẳng bao lâu sau đó, quan điểm của ông Dũng bị thất bại. Chính quyền Việt Nam cấp visa cho Tướng Kỳ, và ông về thăm Việt Nam trong một chuyến đi được quảng bá rầm rộ vào tháng 1, 2004.

 Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

 Sau chuyến đi đó, tới cuối năm 2004 ông Kỳ trở lại Việt Nam lần thứ nhì. Trong lần này, ông có gặp phó tổng lãnh sự và tham tán chính trị Mỹ, và buổi gặp mặt này được ghi lại trong một công điện đề ngày 9 tháng 11, 2004.

Trong cuộc nói chuyện, Tướng Kỳ cho biết trong chuyến về đầu tiên, ông đã đề cập tới việc sửa sang lại Nghĩa trang Quân đội, nhưng những người ông gặp đều không muốn làm chuyện này. Họ cho rằng việc làm này “quá nhạy cảm” đối với phái bảo thủ và quân đội. Khi đó, ông Kỳ đã nói với họ, “Nếu các ông muốn hòa giải với Việt kiều, các ông phải hòa giải với người đã chết, trước đã.”

Ba tuần trước khi về lại Việt Nam lần thứ nhì, Tướng Kỳ tổ chức một buổi tiếp tân tại nhà ở Quận Cam, cho thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Phú Bình. Lúc đó, ông Bình mới loan báo chính quyền Việt Nam đã đồng ý sẽ sửa sang lại Nghĩa trang Quân đội. Theo lời ông Bình, người được giao trách nhiệm trong việc này là Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm và Bộ Quốc Phòng.

Ông Kỳ nói, sau khi nghĩa trang được sửa sang xong, ông sẽ dẫn đầu một phái đoàn người Việt hải ngoại làm lễ khai mạc.

Trong công điện này, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick chú thích thêm là chính phái đoàn ngoại giao Mỹ cũng nhiều lần đề nghị phía Việt Nam tu bổ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa như một cách mở cửa với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Đó là chuyện xảy ra năm 2004. Tuy nhiên, sau đó, không có dấu hiệu gì là phía chính quyền Việt Nam đứng ra tu bổ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Nghĩa trang vẫn nằm trong quyền cai quản của Quân khu 7 và không ai được vào “khu vực quân sự” này. Phải tới năm 2006 mới có một quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đã là thủ tướng, “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An (tức Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa) bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật”.

Sau khi quyết định đó được đưa ra, có những nhóm người Việt hải ngoại đứng ra tự bỏ công sức sang sửa các ngôi mộ trong nghĩa trang, và đó là những nỗ lực duy nhất tu bổ nghĩa trang này./
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20313)
(VTC News) - Trước những lời chê thẳng thắn và không tiếc lời của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, Đàm Vĩnh Hưng giở trò 'đốp chát' đáp trả ngay trên trang cá nhân.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 19359)
Ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ gặp những cuộc biểu tình lớn. Hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã tụ tập trước Toà Bạch Ốc để đòi hỏi trả tự do cho những nhà đối kháng như luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ Việt Khang...
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20786)
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20779)
Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18195)
Một thanh niên biểu tình cầm biểu ngữ với hàng chữ kêu gọi Chủ tịch Sang hãy hành động để đánh đuổi Trung Quốc xâm lược ra khỏi Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17672)
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22858)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20129)
Tướng Đính: “…Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội đối với lịch sử Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng minh…”, Lời TT Diệm & Cố vấn Nhu: “...Vì thế Việt Nam có thể là một chiến trường tương lai, để Mỹ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh…”
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18403)
Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17867)
Bài nói chuyện tại chùa Bát Nhã, CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013 nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18306)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17192)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, đã từng có những nỗ lực phổ biến Phật học, đã từng trình bày những luận cứ uyên bác trong những tác phẩm, những bài lai cảo viết về Phật giáo cũng như về một biến chuyển cách đây nửa thế kỷ: ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa của trái tim mình, biến thân xác Ngài thành một ngọn đuốc để xua hết những bóng tối của cường quyền đang trùm phủ lên Phật giáo Việt Nam mùa Pháp nạn 1963.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16761)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ đã được bạch hóa vài năm gần đây và được Cư Sĩ Nguyên Giác dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch của cư sĩ Nguyên Giác đã được nhiều trang web Phật Giáo Việt Nam đăng tải như trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v…
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19678)
Đại nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng ngọn lửa Từ Bi của Phật Giáo đồng thời cũng tràn đầy tình thương và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17087)
Tụng cho nhân loại hòa bình. Trước sau bền vững tình huynh đệ này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17053)
Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19883)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21133)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng Tháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17578)
LTS: Dưới đây là nguyên văn tất cả các bài tham luận, phát biểu đọc trong buổi lễ tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tổ chức.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 23205)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho chính nghĩa.” Đó là lời phát biểu của vị chủ tọa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay, do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nam California tổ chức trọng thể tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.