Từ Cộng Đồng đến Quốc Hội: Một Cuộc Đối Thoại Bàn Tròn Về Ngưng Thù Ghét Dân Á Châu Và Dân Các Hải Đảo Thái Bình Dương (AAPI)

02 Tháng Mười Hai 202210:08 SA(Xem: 2273)

Từ Cộng Đồng đến Quốc Hội: Một Cuộc Đối Thoại Bàn Tròn Về Ngưng Thù Ghét Dân Á Châu Và Dân Các Hải Đảo Thái Bình Dương (AAPI)

OC+Congressional+Roundtable+-+Stop+AAPI+Hate
Ngày 22 tháng Mười, 2022, tại Park Place ở Irvine, Liên Minh Cộng Đồng Á Châu Và Cư Dân Hải Đảo Thái Bình Dương Quận Cam (OCAPICA), cùng với đại diện từ văn phòng Thượng Nghị Sĩ Dave Min chủ tọa một cuộc họp báo để công bố chương trình tài trợ cho bảy cơ quan ở Quận Cam trong chiến dịch Ngưng Thù Ghét.

Trong diễn văn khai mạc, Mary Anne Foo, Giám Đốc Điều Hành OCAPICA, giới thiệu các cơ quan cộng đồng đang cùng nỗ lực tạo nên sự khác biệt lớn lao cho dù vài cơ quan trong số đó đã bị tấn công hoăc xách nhiễu trong đại dịch Covid. Bà cũng cảm ơn các vị đại diện tiểu bang đã tranh đấu không mệt mỏi cho cộng đồng Á Châu để có được sự tài trợ cho mục đích quan trọng này.

Bà ghi nhận: "Chúng ta có một cộng đồng Á Châu vững mạnh ở đây. Little Saigon, Korean Town. Ở Irvine, chúng ta có rất đông người Mỹ Gốc Á Châu." Có những mối quan tâm là những biến cố do thù ghét tiếp tục ảnh hưởng đến những cộng đồng Á Châu và sẽ làm xáo trộn cuộc sống lành mạnh của cộng đồng chúng ta nói chung. OCAPICA chủ tọa cuộc họp báo để báo động mức nghiêm trọng của tình trạng này, và để đề cao những gì mà tiểu bang cũng như những cơ quan địa phương và cá nhân đã làm để gia tăng sự hiểu biết và đem lại những giải pháp cùng với sự hỗ trợ.

Nữ Dân Biểu Judy Chu, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương xác định rằng chúng ta phải "đương đầu tận gốc rễ với nạn chống người Châu Á bằng cách giáo dục đất nước chúng ta rằng lịch sử AAPI chính là lịch sử nước Mỹ". Tổng Thống Biden ký hai đạo luật để ngăn chặn làn sóng thù ghét người Á Châu: Đạo Luật Covid-19 Những Tội Ác Do Thù Ghét vào tháng Năm 2021 và tạo lập một Viện Bảo Tàng Lịch Sử Và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Á Châu Và Thái Bình Dương vào tháng Sáu 2021.

Trong lịch sử California chưa bao giờ tiểu bang đã bỏ ra hơn 165 triệu đô la để tài trợ cho 80 cơ quan, bao gồm bảy cơ quan trong Quận Cam. Vào tháng Tư 2022, với sự tài trợ có được, Bộ Dịch Vụ Xã Hội California (CDSS) Quyền Công Dân, Việc Dễ Dàng Được Trợ Giúp và Bình Đẳng Sắc Tộc (CARE) đã làm nên lịch sử, hoạch định để cung cấp những dịch vụ ngăn ngừa và can thiệp trực tiếp cho những cư dân Á Châu phải đối đầu với nguy cơ thành nạn nhân của tội ác do thù ghét. Thêm vào đó, chương trình Transformative Grants (những tài trợ chuyển dạng) với khoản phụ cấp $30,338,307 được thành hình bởi CDSS phối hợp với Các Dịch Vụ Người Mỹ Gốc Á Và Thái Bình Dương (CAPIAA). 12 ngân khoản đã được ứng ra cho hạn kỳ ba năm, dành riêng cho các dịch vụ ngăn ngừa và can thiệp. 

Sau diễn văn khai mạc, bà Foo giới thiệu các tiếng nói từ cộng đồng phát biểu về những trải nghiệm riêng của họ. Trong số khách mời có Catt Phan, người vừa mới phanh phui một biến cố thù ghét người Á Châu xảy đến cho cô. Phan đã xúc động khi chia sẻ những chi tiết về chuyện đã xảy ra trong buổi hòa nhạc mà cô đã công bố rộng rãi trên truyền thông. Dù trước đây cô đã nghe nói về những biến cố này, điều xảy đến cho cô dường như đã diễn ra như đoạn phim quay chậm, và chính mình trở thành đối tượng cho sự chế nhạo là chuyện quá lớn một cá nhân phải đương đầu. Cô rất vui khi thấy nhờ lên tiếng, những câu chuyện và những biến cố này được thể hiện thành luật lệ và biến thành hành động.

Trong số những thành viên cộng đồng phát biểu có Jenna Dupuy, một người Mỹ gốc Đại Hàn. Cô chia sẻ trải nghiệm của một nạn nhân bị thành đối tượng cuộc hành hung và ngay lập tức lên tiếng trên mạng truyền thông xã hội. Sherry Huang, Giám Đốc Orange County Herald Center phát biểu từ góc nhìn của cộng đồng Người Hoa. Trung Tâm cung cấp săn sóc toàn diện cho di dân gốc Hoa và các nước Á Châu khác. Uyen Hoang, Giám Đốc Điều Hành Viet Rainbow Orange County chia sẻ những viễn cảnh tương lai cùng những nỗ lực hiện tại của cơ quan này. 

Kế tiếp, các đại diện tiểu bang và địa phương đã được giới thiệu để nói về những sáng kiến cũng như những thể hiện về mặt pháp luật. Buổi hội thảo được điều phối bởi Cynthia Choi từ Chinese for Affirmative Action & Stop AAPI Hate. Dân Biểu Grace Meng, Thành Viên Đại Biểu Quốc Hội Chuyên Về Người Mỹ Á Châu Thái Bình Dương nói về sự kiện những vấn đế Á Châu đã bị lãng quên trong ngân sách tiểu bang và liên bang, và đã đến lúc phải có sự thay đổi. Bà chia sẻ: "Chúng ta đã làm tất cả những gì có thể, càng nhanh càng tốt, và luôn hiểu rõ rằng đó không phải những giải pháp hữu hiệu như thần dược." 

Buổi họp còn có phần ghi nhận hai dự thảo luật đặt trọng tâm về No Place for Hate của Stop AAPI Hate - đó là AB 2428 và SB 1161 đã được thông qua bởi Cơ Quan Lập Pháp Tiểu Bang California và được ký bởi Thống Đốc Gavin Newsom.

Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Dave Min cho biết ông đã tạo ảnh hưởng trên ngân sách bình đẳng AAPI để tài trợ cho việc hướng về giáo dục, và ngưng sự thù ghét. "Người ta cho rằng trong chính trị, ngân sách là phản ánh giá trị của chúng ta, và Dân Á Châu Và Dân Đảo Thái Bình Dương không được biểu hiện thành giá trị trong bất cứ ngân sách nào," ông ghi nhận, và bây giờ điều này đã thay đổi nhờ nỗ lực toàn diện của những tiếng nói Á Châu ở Washington. Ông bàn luận về Dự Thảo Luật (SB) 1161, là một phần của dự luật yêu cầu mười cơ quan giao thông lớn nhất ở California bắt đầu thu thập dữ liệu về những tội ác và những biến cố do thù ghét trên phương tiện giao thông công cộng. Dữ kiện thu lượm được là công cụ quan trọng để phác họa những giải pháp cho sự an toàn và bảo vệ công dân. 

Nữ nghị viên Tammy Kim, của thành phố Irvine nói về cách mà dân chúng có thể tiếp cận những nhà làm luật để yêu cầu giúp đỡ. Damon Brown, Phụ Tá Đặc Biệt Bộ Trưởng Tư Pháp từ bộ Tư Pháp bàn về những thống kê từ những báo cáo thời gian gần đây cho thấy tội ác chống người Á và Dân Hải Đảo Thái Bình Dương (AAPI) tăng 70% so với năm ngoái. Tiến Sĩ Jeff Kim, thành viên Ban Quản Trị Học Đường, Học Khu Kết Hợp Irvine, nói về tầm quan trọng của việc hiểu rõ câu chuyện của riêng chúng ta và chia sẻ những câu chuyện đó với mọi người để khích lệ sự thay đổi. Ông kết luận: "Nếu chỉ có một năm, chúng ta trồng lúa, nếu có 10 năm, chúng ta trồng cây, và nếu có 100 năm, chúng ta giáo dục những thế hệ trẻ để họ có thể phục vụ cộng đồng họ một cách hữu hiệu."

Sự thay đổi cũng như nỗ lực cần có từ mọi phía, từ người dân thường lên tiếng với nhà làm luật tạo ra luật lệ để bảo vệ nạn nhân và truy tố những tội ác này. Với những chương trình tài trợ, tiểu bang California đang đẩy mạnh những nỗ lực nhằm tạo dựng một cộng đồng an toàn cho mọi công dân. Buổi họp mang lại một phong thái mạnh mẽ về hợp tác giữa những thành viên cộng đồng, các cơ quan và các nhà làm luật, tất cả cùng nỗ lực làm giảm bớt và ngăn chặn sự thù ghét người Á châu và Dân đảo Thái Bình Dương.

From Community to Congress: A Stop AAPI Hate Roundtable Dialogue

On October 22, 2022, at Park Place in Irvine, Orange County Asian Pacific Islander Community Alliance (OCAPICA), along with representatives from the Office of Senator Dave Min hosted a community roundtable to announce their Stop The Hate funding to seven organizations in Orange County. 

Mary Anne Foo, Executive Director, OCAPICA, opened the roundtable by introducing the community organizations who are joning efforts in making a big difference eventhough some of them were being attacked and harassed during the Covid pandemic. She also thanked the state representatives who had fought for the Asian community tirelessly for funding towards this important cause. 

She noted: “We have a robust Asian community here. Little Saigon, Korean town. In Irvine, we have the most Asian Americans.” There are concerns that hate incidents are continuing to impact Asian communities and will upset the wellness of our community at large. OCAPICA hosts this roundtable to set the tone about the gravity of this situation and to highlight what the state and local organizations and individuals have been doing to increase awareness and provide fundings towards solutions and support. 

Congresswoman Judy Chu, Chair, Congressional Asian Pacific American Caucus stated that we must “address anti-Asian at its root by educating our country about how AAPI history is American history.” President Biden signed two legislations to stem the tide of anti-Asian hate: the COVID-19 Hate Crimes Act in May 2021 and creation of a National Museum of Asian Pacific American History and Culture in June 2031.

Never has been in the history of the state of California that more than $165 million of funding been granted to 80 organizations, including 7 organizations located in Orange County. In April 2022, the California Department of Social Services (CDSS) Civil Rights, Accessibility and Racial Equity (CARE) Office made history with this funding, designed to provide direct, prevention and intervention services to Asian populations at risk of experiencing hate crimes. In addition, the Transformative Grants program with an additional allocation of $30,338,307 was created by CDSS in partnership with the California Commission on Asian and Pacific Islander American Affairs (CAPIAA). 12 grants were awarded for a service term of three years, devoted to prevention and intervention services. 

After the opening remarks, Ms. Foo introduced voices from the communities to speak about their own experiences. Guest speakers include Catt Phan, who recently came forth with her anti-Asian hate incident. Phan got emotional while sharing a detailed account of her widely publicized experience at the concert. Though she heard about these incidents before, what happened to her seemed to happen in slow motion, and being the object of ridicule was almost too much to take personally. She is happy to see that by speaking up, these stories and incidents are being manifested into laws and into actions. 


Among the community voices presented was Jenna Dupuy, a Korean-American. She shared her experience of being a victim of a targeted assault and immediately took to social media to speak up. Sherry Huang, Director of Orange County Herald Center spoke from the Chinese community’s perspective. The Center renders holistic care to Chinese and other Asian immigrants. Uyen Hoang, Executive Director of Viet Rainbow Orange County shared about the organization’s visions and current efforts. 

Following this, state and local state representatives were introduced to speak about their own initiatives and legislative actions. The panel was moderated by Cynthia Choi from Chinese for Affirmative Action & Stop AAPI Hate. Representative Grace Meng, Congressional Asian Pacific American Caucus, spoke about how Asian matters have been virtually forgotten in the state and federal budget book and it is about time this changes. She shared: “We have been everything we can, as quickly as possible, knowing that they are not magic pill solutions.” 

The afternoon included the recognition of two No Place for Hate legislative bills - AB 2448 and SB 1161 - that were signed into law by Governor Gavin Newsom since they have passed the California State Legislature. 

State Senator Dave Min echoed how he was able to influence AAPI equity budget for funding towards stopping hate, towards education. “They say in politicsc that budget is a reflection of our values, and Asian Pacific Islanders have not been valued in any budget,” he remarked, and now this has changed due to the collective effort of Asian voices in Washington. He discussed Bill (SB) 1161, which is a piece of legislation that requires the ten biggest transit agencies in California to start collecting data about hate crimes and hate incidents in public transit. Data collection is a crucial tool to develop solutions for citizens’ safety and protection. 

Councilwoman Tammy Kim, City of Irvine, spoke about how lawmakers can make themselves available for people to reach out for help. Damon Brown, Special Assistant Attorney General from the Department of Justice discussed statistics from a recently released report showing AAPI hate crime has increased by more than 70% from last year. Dr. Jeff Kim, Incoming Board Member of the Irvine Unified School District, spoke about the importance of knowing our own stories and being to share those stories to others to inspire changes. He ended with an inspiration: “If we have one year, plant rice, if we have 10 years, plant trees, and if we have 100 years, educate the young generations so they can do good for their own communities.”

Changes and efforts are needed from all sides, from the ordinary citizen speaking up to the legislators creating laws to protect the victims and prosecute these crimes. With these grant programs, the State of California is stepping up major efforts into creating a safer community for all citizens. The afternoon echoed a strong sense of collaboration among community members, organizations and legislators, all devoted to minimizing and stopping AAPI hate.

Xem buổi bàn tròn trực tuyến. Watch the livestream coverage.



30 Tháng Mười 2014(Xem: 22623)
Một vài người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về bài phỏng vấn của ông Châu Ngọc Thủy với bà Trần Khải Thanh Thủy đề cập về cá nhân tôi và đảng Việt Tân, một tổ chức mà tôi rất trân quý và hãnh diện là đảng viên trong suốt hơn 3 thập niên qua để thực hiện ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc
26 Tháng Mười 2014(Xem: 24076)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18128)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17973)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17760)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19425)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18294)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 18030)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16981)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18605)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19441)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17957)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19080)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19190)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19472)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32602)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21211)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18229)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19787)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.