Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam: Củng Cố Danh Tánh Á Châu & Khuyến Khích Sự Can Đảm

08 Tháng Mười Một 20225:46 CH(Xem: 2284)

Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam: Củng Cố Danh Tánh Á Châu & Khuyến Khích Sự Can Đảm

Thành lập năm 2003 bởi Hiệp Hội Văn Chương & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam (VFF) hiện nay là một lễ hội phim ảnh Việt có tầm vóc quốc tế với đầy ý nghĩa. Rất nhiều nhà làm phim - nổi tiếng hoặc đang lên - mong chờ tác phẩm của họ được chọn bởi hiệp hội bởi vì dù là người giầu kinh nghiệm hay chỉ mới vào nghề, họ đều muốn được sự công nhận từ chính đồng bào họ, dù đó là những bậc phụ huynh của họ, những người không nói được tiếng Anh, hay những anh chị em của họ, những người chỉ nói được tiếng Anh. Hiện giờ VFF đã đạt được sự quan tâm của các nhà làm phim trên thế giới như Úc Đại Lợi, Cam Bốt, Canada, Pháp, Đức, Israel, Nhật Bản, Đại Hàn, Na Uy, Phi Luật Tân, Ba Lan, Na Uy, Anh Quốc, Singapore, Hoa Kỳ và từ ngay cả ở Việt Nam. 

Năm nay với 32 cuốn phim, gồm 12 phim dài và 21 phim ngắn, VFF tiếp tục chú tâm vào những yếu tố nhân bản trong nội dung của xã hội nhằm đạt tới sự vượt qua chính bản thể mình. Những nan đề xã hội quan trọng đã được đề cập tới rất nhiều trong những cuốn phim này. Trong số những cuốn phim xuất sắc mà hiệp hội có cơ hội chọn lựa, một số nổi bật qua sứ mạng chuyển tải thông điệp chấm dứt sự thù ghét, nhấn mạnh mối quan tâm về nạn buôn người và nô lệ, khuyến khích lòng can đảm, và cổ võ cho sự phục hồi. Grandma Boot Camp, Mom (Mẹ), Container, và Children of the Mist là một vài trong số những cuốn phim chúng tôi yêu chuộng bởi những thông điệp căn bản của những phim này đã trùng hợp với sứ mạng xã hội của Hiệp Hội. \

Grandma Boot Camp nói về một bà cụ sống trong sợ hãi khi phải đối đầu với vô số những tội ác do thù ghét chống lại người Á Châu tràn ngập trên tin tức, và bà trở nên sợ hãi cuộc sống bên ngoài. Bà giam mình trong nhà và sống trong sợ hãi cho đến khi hai đứa cháu gái mở ra một "trại huấn luyện" để đem lại sự can đảm giúp bà bước chân ra thế giới bên ngoài. Grandma Boot Camp có cái nhìn hài hước về một vấn nạn nghiêm trọng mà nước Mỹ đang phải đối đầu. Những tội ác do thù ghét nhắm vào người Á Châu gia tăng nhanh chóng và người Á Châu sống trong lo âu. Chuyện bắt đầu bằng bầu không khí đầy ắp sự sợ hãi, chuyển sang sự giải tỏa khôi hài và dẫn tới một kết thúc vui vẻ. Câu chuyện chuyển tải thông điệp về hy vọng và sự phục hồi nếu cộng đồng Á Châu có được nhiều thông tin về các sự kiện, và dám can đảm đối mặt với những tội ác do thù ghét.

Mom (Mẹ) là một phim ngắn khác hướng vào tính cách người Á Châu. Một cô gái trẻ người Việt bị bắt nạt ở trường vì hai bạn học nam nghĩ món ăn Á Châu do mẹ cô nấu, có mùi khó ngửi. Cô tạt sữa lên người hai cậu ấy và bị gọi lên phòng hiệu trưởng. Người mẹ đến trường đón cô về và vì không thông thạo ngôn ngữ, bà không hiểu chuyện gì xảy ra. Cô cảm thấy khó chịu với mẹ vì bà không có khả năng giao tiếp. Phim kết thúc với một sự đồng ý thú vị khi mẹ và con gái cùng nhận ra rằng họ có nhiều điểm giống nhau hơn họ tưởng. Tạo dựng một ý nghĩ vững chắc về tính cách cộng đồng và gia đình có thể là giải pháp chống lại sự kỳ thị, là thứ có thể đưa tới những biến cố hay tội ác do thù ghét.

Container có vẻ như dựa trên biến cố thực sự xảy ra ngoài đời khi một xe thùng ở Anh Quốc chở lậu 39 người Việt qua biên giới Anh quốc và những người này chết ngạt trong thùng xe. Trong phim Container, một nhóm người Việt cố tìm đến một nơi không biết chắc là đâu, trong một thùng chứa hàng, mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chuyện kể về một thiếu nữ 16 tuổi tên là Mai cùng những mối quan hệ nhức nhối với những người đi cùng chuyến khi phải đối đầu với cơn đói và niềm tuyệt vọng. Tính cách  người di dân, cùng với sự chịu đựng và nỗi thất vọng, được tô đặm nét trong tiền cảnh của phim. Nạn buôn người và những hậu quả của nó là thông điệp cơ bản.

Một cuốn phim khác tựa đề Children of the Mist cũng đề cập tới nạn buôn người. Nhà làm phim bỏ ra ba năm ở miền sơn cước đầy sương mù miền Bắc Việt Nam để theo chân cuộc sống một thiếu nữ nhằm hoàn tất tài liệu "bắt cóc cô dâu" là việc làm được xem như bình thường ở ngôi làng người Hmong này. Bắc cóc cô dâu là một hình thức của nạn buôn người nơi những cô gái trẻ được đem ra trao đổi  để lấy tiền hồi môn mà không được hỏi ý kiến. Cuốn phim nắm bắt những cận cảnh có thật, không dàn dựng, vượt quá sự chấp nhận của thế giới Phương Tây, nhưng vẫn được thực hành ở nhiều ngôi làng hẻo lánh. Tình trạng bị hiếp đáp tinh thần và cam chịu làm nô lệ bởi chính gia đình mình trong một cộng đồng áp đặt những tiêu chuẩn không thực tế vẫn còn là vấn nạn của xã hội tân tiến hiện nay.

Phóng viên của VAAMA đã có mặt tại buổi công chiếu đầu tiên và trong một cuộc phỏng vấn ngắn trên thảm đỏ với nữ diễn viên kỳ cựu, Kiều Chinh, bà đã đề cao sự đóng góp của những người gốc Việt vào điện ảnh dòng chính trong một vài năm qua. Bà đặt biệt rất hãnh diện về cuốn tiểu thuyết đã được trao giải Pulitzer Prize, The Sympathizer, của tác giả Việt Thanh Nguyễn đã được chọn chuyển thể thành một mini series. Lễ Hội Điện Ảnh Việt năm 2023 là một sự thành công lớn lao, không chỉ hiển nhiên qua sự hỗ trợ nồng nhiệt của số khán giả tham dự và báo giới, mà là nhờ khả năng lay động và khuyến khích các cá nhân, và như thế chuyển đổi xã hội xuyên qua các nền văn hóa và cộng đồng. Kiều Chinh nghi nhận: “Giới trẻ đã làm được những cuốn phim đáng kể. Chẳng hạn như hôm nay, phim Maica của đạo diễn Trần Hàm. Rất là hay. Rất là tốt. Và Trần Hàm cũng đã đi qua được cái vòng khó khăn tức là phát hành được ở bên Mỹ.”

Mời bạn theo VFF trên truyền thông xã hội @Vietfilmfest và chuẩn bị sẵn sàng cho lễ hội kỳ tới, bởi sẽ xảy ra sớm hơn bạn tưởng. Với các nhà làm phim, hành trình 2024 đã bắt đầu.
311284553_5521637224622763_412010927876930847_n311314846_5521586087961210_3065483012685227751_n311448562_5521615531291599_1287682111155266744_n311430622_5521632607956558_621328891939077618_n

Viet Film Festival: Solidifying Asian Identity & Encouraging Bravery

Created in 2003 by the Vietnamese American Arts & Letters Association (VAALA), Viet Film Festival (VFF) is currently the most significant international Vietnamese film festival. Many renowned and upcoming filmmakers look forward to being selected by VFF because no matter how seasoned or new their film careers are, they want to achieve approval from their own people, whether it be their non-English speaking parents, or their English-solely speaking brothers and sisters. Recently, VFF has gained the attention of filmmakers around the world, including Australia, Cambodia, Canada, France, Germany, Israel, Japan, Korea, Norway, the Philippines, Poland, United Kingdom, Singapore, the United States, and from inside Vietnam. 

This year, with over 32 movies, including 12 full-length and 21 short features, VFF continues to focus on the elements of humanity in a social context that reaches beyond self-identity. Important social issues were questioned and addressed in many of these selections. Among the many outstanding films VAAMA has the opportunity to view, a few stood out primarily for their strong messages about stopping hate, highlighting concerns about human trafficking and slavery, promoting bravery, and encouraging healing. Grandma Bootcamp, Mom (Mẹ), Container, and Children of the Mist were among our favorites because their core messages align with VAAMA’s social missions. 


Grandma Boot Camp
features a fearful grandma who faces a plethora of Asian hate crimes from the daily news and becomes fearful of life out there. She locks herself in the house and lives in fear until her two granddaughters begin their “boot camp” to brave up her courage to go boldly out there in the wide-open world. Grandma Boot Camp is a tongue-in-cheek take on a serious issue facing America. Asian Hate crimes are growing rapidly and Asians are living in fear. It starts with a fearful atmosphere, which turns into comic relief and ends in a happy finale. It delivers the message of hope and healing if the Asian community becomes more informed about the facts, and dares to be braver when dealing with hate crimes. 

Mom (Mẹ) is another short film feature that zooms into the Asian identity. A young Vietnamese lady is being bullied at school because two male classmates think her Asian food, prepared by her mother, smells bad. She pours milk on both of them and is brought to the principal’s office. Her mother arrives to take her home and due to their language barrier, is unable to understand what has happened. She gets frustrated at her mother for her inability to communicate. She looks for a solution in a translation app and is able to indirectly tells her mother about the incident. The movie ends in a happy agreement when both mother and daughter realize they have so much more in common than they’ve thought. Building a strong sense of community and family identity can be a solution to fight against discrimination, which might potentially lead to hate crimes and other hate incidents. 


Container
is seemingly based on a real-life incident of people smuggling when 39 Vietnamese migrants in UK truck container suffocated to death trying to cross the border. In Container, a group of Vietnamese nationals tries to make their way to an unknown location in a shipping container to find a better life. It features a 16-year-old girl named Mai and her poignant connections with different passengers while facing hunger and desperation. The immigrant identity, and along with it, suffering and despair, are highlighted at the forefront in this movie. Human trafficking and its consequences are the core message. 

Another movie that deals with the issue of human trafficking is Children of the Mist. The filmmaker spent three years in the misty mountain of North Vietnam to follow the life of a teenage girl to document “bride kidnapping” which is deemed a “normal” cultural practice to the people in this Hmong village. Bride kidnapping is another form of human trafficking where young girls are being traded for dowries against their wills. The movie captures real unstaged footage that seems beyond tolerable in the Western world, yet it is still being practiced in many remote villages. Mental bullying and slavery by one’s own family within a community that imposes unrealistic standards remain relevant issues in today’s modern society. 

VAAMA’s reporter was present during the opening night and in our interview with veteran actress, Kieu Chinh, she spoke highly of Vietnamese contributions to the film industry in the past few years. She is particularly impressed and proud that Viet Thanh Nguyen’s recent Pulitzer Prize winning book, The Sympathizer, has been chosen to be adapted into a miniseries by mainstream producers. Kieu Chin noted: “The younger generation has been producing noteworthy movies. For example like today’s screening movie Maica by Director Tran Ham. Very good. Very well done. And Tran Ham also was able to cross the difficult threshold of being able to release this movie in America.” 

Viet Film Festival 2023 was a huge success, not just evident in the overwhelming attendance statistics and media support, but in its ability to move and motivate individuals and thus to transform society across cultures and communities. 

Follow VFF on social media @Vietfilmfest and get ready for the next festival, which will come sooner than you think. For all inspiring filmmakers, the 2024 journey has already started.