Ông Nguyễn Xuân Phúc: "mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, đó là mất gốc” (*)

25 Tháng Mười Một 20198:35 SA(Xem: 7163)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ HAI 25 NOV 2019


Ông Nguyễn Xuân Phúc: "mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, đó là mất gốc” (*)


Phải biến văn hóa trở thành di sản, tạo sinh kế cho người dân


23/11/2019


(GDVN) - Thủ tướng nêu rõ: “Trong thời đại ngày nay, đáng sợ hơn cả mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, đó là mất gốc”.


Hôm nay 23/11, đúng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ hiến tặng thành quả sưu tầm nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể do nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hải Liên tặng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.


Đó là toàn bộ công trình sưu tầm, nghiên cứu của ông Nguyễn Hải Liên trong hơn 30 năm về văn hóa phi vật thể Chăm, Raglai.


image041

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải biến văn hóa trở thành di sản, tạo sinh kế cho người dân. Ảnh VGP/Quang Hiếu


Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng cho rằng, xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua hàng ngàn năm văn hiến, văn hóa được coi là một sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong mọi tiến trình dựng nước và giữ nước.


Trong đó, bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc. Dân tộc nào gìn giữ được bản sắc của mình thì dân tộc đó mãi mãi trường tồn. 


Theo Thủ tướng, đây không là việc dễ dàng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, phát huy các di sản văn hóa dân gian trong thời kỳ hiện đại không chỉ là bảo tồn cho đúng các giá trị nguyên bản mà còn phải phát triển thêm các giá trị tốt đẹp để làm phong phú đời sống tinh thần của dân tộc.


Thủ tướng nhấn mạnh, văn hóa không phải là thứ được sản xuất trong 1 ngày, nó được kết tụ và bồi lắng như thạch nhũ, hạt ngọc trai, trải qua suốt chiều dài lịch sử của cả dân tộc.


Sự ra đời và định hình của văn hóa dân gian ở những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc đã hình thành quan điểm cho rằng văn hóa dân gian là “văn hóa gốc”, là cội nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức của văn hóa dân tộc.


Văn hóa dân gian còn là văn hóa của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Trải qua hàng nghìn năm, ông cha ta đã để lại một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ với ca dao, hò vè; tín ngưỡng dân gian, lễ hội, các loại hình diễn xướng dân gian (múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm...), các nghề thủ công truyền thống..., cùng với các di sản văn hóa vật thể độc đáo khác trở thành tài sản, hình thành nên bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.


Sự đa dạng, phong phú, đặc sắc về văn hóa không chỉ là lợi thế cho ngành du lịch (đứng ở góc độ nào đó nó chính là “thương hiệu”, là giá trị và hình ảnh của đất nước chúng ta trong con mắt bạn bè quốc tế mà bấy lâu nay chúng ta còn chưa quan đâm, đầu tư và phát triển đúng cách), mà đây còn là đòn bẩy quan trọng cho đoàn kết, kết nối và thu hút nguồn lực của đất nước ta. 


“Khi mỗi dân tộc càng đạt tới tầm cao của nền văn minh phổ quát của nhân loại, thì họ càng tự hào dân tộc mình đã đóng góp được gì về mặt văn hóa cho kho tàng văn hóa nhân loại”, Thủ tướng khẳng định, bạn bè quốc tế đánh giá cao văn hóa vật thể cũng như phi vật thể của Việt Nam. Chúng ta có nhiều di sản được văn hóa được UNESCO công nhận, đặc biệt tâm hồn, bản sắc của người Việt các khía cạnh về đời sống văn hóa.


image044

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những tâm huyết, đóng góp to lớn của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Liên cho sự nghiệp làm giàu kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh VGP/Quang Hiếu


Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao những tâm huyết, đóng góp to lớn của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Liên cho sự nghiệp làm giàu kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. 


Nhấn mạnh, “trong thời đại ngày nay, đáng sợ hơn cả mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, đó là mất gốc”, Thủ tướng cho rằng, việc hiến tặng công trình tâm huyết và cũng là gia sản lớn nhất trong cuộc đời của đồng chí Hải Liên cho Nhà nước để phục vụ đông đảo nhân dân, là thể hiện cụ thể và sống động nhất của tình yêu quê hương đất nước luôn tràn ngập và rực cháy trong ông. 


Thủ tướng Phúc nhấn mạnh cam kết, công trình tâm huyết này sẽ tiếp tục được đầu tư bảo tồn, phát triển, phổ biến và diễn xướng một cách thích đáng trong nhân dân.


Nhân sự kiện này, Thủ tướng Phúc yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch một triển khai một số nội dung.


Ngôn ngữ, chữ viết là cội nguồn, là cốt tủy văn hóa của một dân tộc. Vì vậy, muốn giữ được cốt tủy dân tộc, bảo tồn được văn hóa các dân tộc thiểu số, chúng ta phải giữ gìn, bảo tồn được chữ viết của đồng bào.


Thủ tướng cũng yêu cầu tổng hợp thống kê, báo cáo và đề xuất chi tiết các giá trị văn hoá dân gian cần được bảo tồn, duy trì và phát triển, đồng thời đề ra được những hành động cụ thể để thực hiện.


Lựa chọn được những giá trị văn hóa nền tảng chung của các dân tộc anh em để phát huy.


Phải tập trung nghiên cứu để chỉ ra được đâu là những yếu tố văn hóa tạo được sức mạnh tập thể, đại đoàn kết và tinh thần tự cường, vượt lên chính mình và thách thức để cùng xây dựng một xã hội thịnh vượng, kỷ cương, dân giàu, nước mạnh.


Đồng thời cần quan tâm sát sao đến việc sưu tầm và làm giàu kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.


Kết hợp giữa phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, văn hóa dân gian thông qua các lễ hội truyền thống, các hoạt động du lịch cộng đồng.


Theo Thủ tướng Phúc, chúng ta cần tìm ra và phát huy những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa trong văn hóa dân gian. Phải biến văn hóa trở thành di sản và tạo sinh kế cho người dân.


Đây là vai trò của công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Đồng thời, có chính sách ghi nhận, tôn vinh xứng đáng với các cá nhân, tổ chức tài trợ, tham gia vào công tác bảo tồn di sản văn hóa dân gian nói riêng, văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.


Bên cạnh đó, cần tìm cách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào văn hóa để khai thác, phát huy những tiềm năng và sức mạnh của văn hóa nước ta.


Đặc biệt phải có cách thu hút sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp trong việc khôi phục nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang dần mai một và có nguy cơ biến mất; hồi sinh những bản làng đặc sắc về văn hóa, kiến trúc và sinh thái, những lễ hội và ẩm thực dân gian, trò chơi dân gian các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ xưa,...


Rà soát các khung pháp lý, nghiên cứu xây dựng cơ chế liên quan để xây dựng một ngành công nghiệp văn hóa có bản sắc, có tính cạnh tranh cao, có khả năng thúc đẩy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc ta.


“Nói theo ngôn ngữ của thời đại số ngày nay, văn hóa dân gian là mã định danh để mỗi dân tộc hội nhập với thế giới mà vẫn định dạng được mình.


Nói dân dã, dễ hiểu hơn thì đó là phong tục, tập quán, tri thức dân gian, là bản sắc và hồn cốt của dân tộc”, Thủ tướng nêu rõ, quản lý nhà nước về văn hóa rất cần những nhà nghiên cứu, những cá nhân tâm huyết như nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Liên chung tay đóng góp.


“Thủ tướng ủng hộ, khuyến khích và rất vui mừng nếu ngày càng có thêm nhiều người tâm huyết, cống hiến thầm lặng trong việc giữ gìn, tôn vinh, phát huy các giá trị văn hóa dân gian phong phú, lâu đời, làm giàu kho tàng văn hóa dân gian, văn hóa dân tộc Việt Nam”.


Tại buổi lễ, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hải Liên và lãnh đạo Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia đã ký biên bản thỏa thuận hiến tặng.


Ông Nguyễn Hải Liên sinh ra ở vùng đất Quảng Nam, quê hương của nghệ thuật Bài chòi.


Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu, sưu tầm văn hóa truyền thống.


Về hóa Chăm ông đã sưu tầm, phục dựng hầu hết các Lễ hội Chăm; tất cả các bài bản của lễ nhạc (75 bài trống Ginăng và 6 giai điệu kèn Saranai) đã được sưu tầm và ký âm.


Ông đã phát hiện ra bộ Trống thiêng loại nhỏ đi với hai cái chiêng núm, kèn ru hồn Saranai và trống lớn thân cây - bộ nhạc cụ này chỉ xuất hiện trong hai lễ hội nên rất ít người biết đến.


Ông đã kết hợp giữa phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hóa dân tộc qua Lễ hội Festival Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được bạn bè quốc tế thán phục.


Ở đây, ông đã phục hiện lại các Lễ hội Chăm với cụm diễn xướng tổng hợp giữa Hát lễ - Nhạc lễ và Múa lễ, tạo nên nét đặc sắc hiếm có.


Bên cạnh đó, ông đã sáng lập ra ba Đoàn nghệ thuật bán chuyên Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận, Mỹ Sơn Quảng Nam), đưa văn hóa dân gian Chăm lên một tầm vóc mới: sang trọng hơn, tinh luyện hơn, có thể sánh cùng văn hóa các dân tộc anh em trên sân khấu chuyên nghiệp.


Về Văn hóa Raglai, bằng những cứ liệu thuyết phục, ông đã chứng minh với cơ quan chức năng rằng, người Raglai có sử thi và đã được công nhận.


Sáu bộ sử thi đồ sộ, đặc biệt là Bộ sử thi Sa-Ea có độ dài 37 cuộn băng cattset, mỗi cuộn 90 phút là một minh chứng rõ ràng.


Với nhạc cụ Mã la, ông cũng đã ghi âm và ký âm được 150 bài, khôi phục lại những nhạc cụ đã mất như Trống đất, Chiềng nứa, Kèn bầu Sarakel.


Trong nhiều năm tìm tòi, ông đã phát hiện, phục dựng trang phục cổ truyền người Raglai đã bị mai một, mất mát hàng chục năm qua dù không một một vết tích để lại từ sách vở, tài liệu đến thực tế. Sau phát hiện của ông, người Raglai biết rằng trang phục cổ truyền của tộc người mình là có thực. (Theo Chinhphu.vn)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15850)
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4." "Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 23566)
Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. "Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 14984)
Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.” "Đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”
02 Tháng Tư 2015(Xem: 15318)
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 17789)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã xuất viện hơn nửa tháng nay sau khi trải qua ca mổ nhiếp hộ tuyến. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 15614)
Một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về khả năng hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác theo kênh đảng.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22693)
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook...
26 Tháng Hai 2015(Xem: 14698)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
24 Tháng Hai 2015(Xem: 14726)
Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước Asian-6?
18 Tháng Hai 2015(Xem: 15410)
Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 17499)
Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19072)
TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20096)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.