"Có phải Trung cộng đang trong thời điểm tan rã?"

26 Tháng Sáu 20192:26 SA(Xem: 8902)
VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ TƯ 26 JUNE 2019

"Có phải Trung cộng đang trong thời điểm tan rã?"
image011
Nguyễn Quang Duy

Ước tính 2 triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình chống Dự luật dẫn độ, vào chủ nhật 16/6/2019, và các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục được diễn ra cho thấy sách lược “một quốc gia hai thể chế” đã hoàn toàn thất bại.

Đây là dịp để chúng ta xem xét lại toàn cảnh Hồng Kông để thấy hệ quả có thể là một Trung cộng chia năm xẻ bảy.

Vì sao Anh trao trả Hồng Kông cho Bắc Kinh?

Theo Điều ước Nam Kinh ký năm 1842 nhà Thanh vĩnh viễn nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc.

Sau đó năm 1860, theo Điều ước Bắc Kinh lại nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu.

Đến năm 1898, Anh Quốc lại thuê đảo Lạn Đầu và một số vùng phía bắc Cửu Long trong vòng 99 năm để lập ra khu Tân Giới.

Năm 1982, Anh Quốc ban đầu định giữ đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long, còn trao trả phần còn lại cho Trung cộng nhưng bị Đặng Tiểu Bình bác bỏ.

Ông Đặng hứa sẽ đối xử với Hồng Kông như một lãnh thổ tự trị tiếp tục duy trì thể chế tự do, chỉ ngoại giao và quân sự thuộc quyền kiểm soát Bắc Kinh.

Lời ông Đặng hứa được coi là sách lược “một quốc gia, hai thể chế”.

Năm 1984, Tuyên bố chung Trung-Anh ra đời, Hồng Kông thành đặc khu hành chính thuộc Trung cộng, nhưng duy trì phương thức sinh hoạt tự trị trong ít nhất 50 năm.

Phía Anh Quốc tin vào lời hứa và nghĩ rằng sau cải cách kinh tế Trung cộng sẽ tiến hành cải cách chính trị, như tiến trình dân chủ hóa tại Đài Loan và Nam Hàn, nhưng điều này đã không hề xảy ra.

Ngày 4/6/1989, Trung cộng nổ súng tàn sát Phong Trào dân chủ tại Thiên An Môn.

Năm 1990, mặc dù bị Bắc Kinh phản đối, Thống đốc Chris Patten đã phê chuẩn Bộ Luật Cơ bản và cải cách phương pháp bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.

Chuyển giao êm thắm

Trước đây, Thống đốc Hồng Kông được Nữ Hoàng bổ nhiệm, nhưng cư dân Hồng Kông có cuộc sống hoàn toàn tự do.

Luật pháp Hồng Kông được xây dựng dựa trên Luật pháp Anh mọi quyền tự do đều được bảo đảm.

Hồng Kông là một thương cảng tự do và mở cửa hấp thu tư tưởng từ khắp nơi trên thế giới.

Kết quả chuyển giao tốt hơn mọi dự đoán, tới ngày trao trả 1/7/1997, chỉ hơn 10% cư dân rời bỏ Hồng Kông, và sau đó không xảy ra một làn sóng thuyền nhân chạy trốn cộng sản như trường hợp Việt Nam.

Thời gian đầu sinh hoạt chính trị Hồng Kông có phần cởi mở. Nhưng càng ngày mọi sinh hoạt chính trị càng bị kiểm soát và bị lèo lái bởi Bắc Kinh, làm dân Hồng Kông lo ngại các quyền tự do cơ bản của họ sẽ bị Bắc Kinh tước đoạt dần dần.

Năm 2003, nửa triệu người tham gia biểu tình tuần hành phản đối Dự luật an ninh “chống lật đổ chính quyền” do Đặc Khu Trưởng Đổng Kiến Hoa (Tung Chee hwa) đề xuất.

Người biểu tình lo ngại Dự luật tước đi quyền tự do biểu lộ chính kiến, tự do ngôn luận và cả tự do tôn giáo, buộc Đổng Kiến Hoa phải hủy bỏ và sau đó từ chức.

Thời đại Tập Cận Bình.

Đầu năm 2014, Quốc hội Trung cộng tuyên bố đặc khu trưởng sẽ do 1,200 đại cử tri bầu và phải được Bắc Kinh bổ nhiệm.

Một cuộc trưng cầu dân ý trên mạng được mở ra đòi hỏi người Hồng Kông được quyền trực tiếp bầu Đặc khu trưởng. Trong ba ngày đã có gần 600 ngàn người tham dự ký tên.

Phong trào mở thêm 15 phòng bỏ phiếu với kết quả 787 ngàn người bỏ phiếu trong số 3.5 triệu người có quyền đi bầu.

Sau đó Phong trào dù vàng dấy lên cuộc biểu tình đòi tự do bầu cử, làm tê liệt Hồng Kông trong vòng hai tháng, nhưng Tập Cận Bình dứt khoát không chấp nhận.

Năm 2017, bà Carrie Lam được bổ nhiệm làm Đặc khu trưởng, vào tháng 11/2018, bà đã cùng Ban cố vấn bay sang Bắc Kinh để gặp Tập Cận Bình.

Theo tin Tân Hoa Xã, ông Tập cho biết Hồng Kông phải ban hành các đạo luật an ninh quốc gia chống lại nổi loạn, lật đổ, ly khai và phản quốc.

Dự luật dẫn độ.

Nhân vụ án giết người ở Đài Loan nhưng thủ phạm lại bỏ trốn về Hồng Kông, bà Carrie Lam đề nghị Dự luật dẫn độ cho phép đặc khu trưởng ký chấp nhận yêu cầu dẫn độ sang Đài Loan và Trung cộng, mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp.

Có ý kiến nên gia tăng quyền tư pháp để những vụ án xảy ra bên ngoài Hồng Kông có thể được xử bởi tòa án Hồng Kông.

Chính phủ Đài Loan công khai biểu lộ lo lắng về quyền tự do của người Hồng Kông bị lạm dụng nên không đòi hỏi và cũng không chấp nhận việc dẫn độ về Đài Loan.

Bà Carrie Lam từ chối mọi đề nghị làm dấy lên dư luận Trung cộng lợi dụng vai trò của đặc khu trưởng để giới hạn dần quyền tự do người Hồng Kông, họ lo sợ bị ghép tội, bị bắt bớ và bị xử không công bằng như vẫn thường xảy ra ở Trung cộng.

Mỹ can thiệp?

Thủ Tướng Anh Quốc Theresa May đã lên tiếng phản đối dự luật dẫn độ và tuyên bố sẽ xem xét lại Tuyên Bố Chung Anh-Trung năm 1984.

Năm 1992, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Chính sách Mỹ cho Hồng Kông một quy chế đặc biệt tự do và tự trị tách biệt từ Trung cộng.

Nhờ thế, Hồng Kông tiếp tục được chuyển giao công nghệ tiên tiến, tự do thương mãi, tự do trao đổi giữa tiền Mỹ và tiền Hồng Kông, công nhận là trung tâm tài chính thế giới…

Đạo luật trao cho Tổng thống quyền ban hành sắc lệnh trừng phạt nếu Hồng Kông mất quyền tự trị đầy đủ theo các điều khoản trong Tuyên bố Chung 1984.

Trong hoàn cảnh hiện nay một sắc lệnh như thế sẽ ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, công nghệ và tài chính Trung cộng vốn đang trên đà tụt dốc.

Mọi hàng hóa từ Hồng Kông xuất cảng sang Mỹ bị cùng một mức thuế như hàng Trung cộng.

Trung cộng sẽ mất trung tâm tài chính Hồng Kông, vốn đầu tư sẽ bị rút khỏi Hồng Kông, các công ty Trung cộng sẽ bị phong tỏa tài chính từ nguồn tư bản của Mỹ và giá trị của các tập đoàn nhà nước được niêm yết trên sàn Hồng Kông sẽ sụt giảm thảm hại.

Ngày 12/6/2019, Quốc Hội Mỹ cho tu chính đạo luật về Hồng Kông năm 1992, yêu cầu Bộ Ngoại Giao mỗi sáu tháng phải phúc trình Quốc Hội về tình trạng tự trị của Hồng Kông, xem còn đáng hưởng quy chế đặc biệt nữa không.

Biểu tình bài học cần rút tỉa…

Ngày 14/6/2019, từ trung tâm giam giữ Lục Chi Giác, Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) kêu gọi Mỹ phải đánh giá lại Đạo luật Chính sách Hồng Kông năm 1992, xem xét Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và điều chỉnh quan hệ giữa hai bên Mỹ-Trung.

Dân chúng Hồng Kông đều biết nếu Mỹ phong tỏa kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, nhưng vì tự do và dân chủ họ chịu hy sinh quyền lợi kêu gọi Chính phủ và Quốc Hội Mỹ hành động.

Mọi người tham dự biểu tình có chung mục tiêu là phản đối dự luật dẫn độ, đòi bảo đảm quyền tự do và đòi bà Carrie Lam từ chức.

Mọi người quyết giữ những mục tiêu này không cho bất cứ ai đại diện thương lượng hay tìm cách chia rẽ hàng ngũ và tránh việc chưa thành đã tranh giành thành quả.

Cuộc tuần hành lên đến 2 triệu người, không có người tổ chức nhưng lại được tổ chức một cách toàn hảo nhờ ý thức trách nhiệm của mọi người.

Họ tự động sửa soạn mọi thứ, thay vì dựa vào người khởi xướng, tổ chức hay lãnh đạo và liên kết gắn bó với nhau.

Mọi người nhịp nhàng kết hợp giữa đấu tranh ôn hòa và đấu tranh bạo lực, không tranh cãi về phương cách đấu tranh.

Khi cảnh sát tấn công đàn áp người ôn hòa rút xuống phía dưới nhường chỗ cho những thanh niên sẵn sàng đối đầu ngăn chặn cảnh sát.

Lực lượng cảnh sát ít lại bị chia mỏng so với số người biểu tình, với sự hổ trợ của truyền thông báo chí, của những người không đi biểu tình nên kết quả nhà cầm quyền phải thối lui.

Mặc dù bà Carrie Lam đã xin lỗi và tuyên bố hoãn Dự luật dẫn độ nhưng mọi người tiếp tục đòi bà phải từ chức và kêu gọi tiếp tục biểu tình làm áp lực.

Nếu bà từ chức sẽ là một thất bại vô cùng to lớn cho Tập Cận Bình trước các đối thủ trong đảng cộng sản và trước thế giới, vì thế ông Tập sẽ không chấp nhận ngay cả khi bà Carrie Lam thực sự muốn từ chức.

Trung cộng đang tan rã ?

Tập Cận Bình vừa ngon ngọt “một quốc gia, hai thể chế” với Đài Loan, lại vừa hăm dọa sẽ sử dụng vũ lực để thống nhất đất nước.

Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan ủng hộ Hồng Kông, bà cho biết:

“Tự do là một giá trị mà người dân Đài Loan trân trọng, Đài Loan đang ngày càng tự do dân chủ hơn, trong khi Hồng Kông đang mất dần tự do…”

Chủ nhật vừa qua trước Quốc Hội Đài Loan, khoảng 10 ngàn người biểu tình mang theo biểu ngữ “Đài Loan ủng hộ Hồng Kông”, “Nói không với luật dẫn độ sang Trung cộng” và kêu gọi Quốc hội chính thức ra tuyên bố lên án Dự luật dẫn độ.

Gần đây, Mỹ thông qua “Đạo luật Bảo đảm Đài Loan 2019”, ủng hộ Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng, thường xuyên bán vũ khí, công cụ quốc phòng cho Đài Loan, ủng hộ Đài Bắc tham gia các tổ chức quốc tế, nhìn nhận Đài Loan là quốc gia và sử dụng Quốc kỳ Đài Loan.

Lời hứa “một quốc gia, hai thể chế” không được thực hiện nên Hoa Kỳ cũng đang từng bước nhìn nhận lại Đài Loan và Hồng Kông như hai thể chế độc lập.

Nhà Thanh đã nhường vĩnh viễn đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu cho Anh Quốc, nên nhiều người Hồng Kông muốn thành phố của họ quay về với nước Anh và được độc lập từ Trung cộng.

Thế giới cũng đang rất quan tâm đến hàng triệu người Tân Cương đang bị giam trong các trại tù ở Trung cộng.

Tình hình an ninh và chính trị Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và nhiều nơi khác cũng không được ổn định, vì thế Bắc Kinh phải thiết lập cả hệ thống an ninh dùng công nghệ tối tân kiểm soát toàn bộ xã hội và kiểm soát ý thức chính trị của người dân.

Quốc Hội Mỹ hiện đang xem xét chế tài các công ty cộng tác với Bắc Kinh trong việc đàn áp nhân quyền.

Quá trình nhanh chóng sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô trước đây dường như đang tái diễn.

Các tiền đồn Xã Hội Chủ Nghĩa cuối cùng, bao gồm Trung cộng, Bắc Hàn, Việt Nam,… đang bộc lộ những khủng hoảng khó có thể thoát qua.

Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông… sẽ đứng lên giành lại tự do và độc lập.

Thế giới và nhất là Việt Nam sẽ thanh bình thoát khỏi tham vọng bá chủ toàn cầu của Tập Cận Bình và nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi 24/6/2019

28 Tháng Năm 2013(Xem: 17550)
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ - Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17535)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam sẽ cử phái đoàn tìm hiểu về không quân và các hệ thống vũ khí của Indonesia trong năm 2014. Cổng thông tin lớn nhất của Indonesia, Kompas, đưa tin như vậy sau khi phóng viên M Hernowo tháp tùng Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin tới Hà Nội trong chuyến đi tiếp thị máy bay vận tải quân sự CN-295 hôm 27/5.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 24814)
Tối thứ Hai 6/5 rạng sáng thứ Ba 07/05/2013, hỏa tiễn Vega của châu Âu đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh quan sát trái đất loại nhỏ là vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam và Proba-V của châu Âu, cùng với một vệ tinh siêu nhỏ của đại học Estonia. Vệ tinh viễn thám đầu tiên này sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí mua ảnh vệ tinh và chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16594)
Hầu như mọi người Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đều vô cùng bức xúc khi được tin trên các trang liên mạng của Trung Quốc đang dấy lên một chiến dịch truyền thông nhằm vào Việt Nam với những lời lẽ sách động, gây hấn. Song song với chiến dịch này là những hành động khiêu khích trên biển Đông của các “ngư phủ” trá hình Trung Quốc mang vũ khí. Nếu trong thời gian qua, mọi người từng cảm thấy thất vọng, căm phẫn và nhục nhã trước những phản ứng nhu nhược, hèn đớn của các nhà lãnh đạo trong nước khi Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào huyện lỵ Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20631)
Theo tin tức và hình ảnh chúng tôi nhận được, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 2013 đã diễn ra hai sự kiện tác động đến tâm lý chính trị người Việt hải ngoại, mỗi khi nhớ về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đó là vào những ngày đầu năm Quí Tị 2013, ông Nguyễn Thanh Sơn, đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN, Chủ tịch Uỷ ban “Việt kiều” và một phái đoàn Mỹ do ông Lê Thành Ân Tổng lãnh sự dẫn đầu, đến thắp nhang tưởng niệm tại Nghĩa Dũng Đài, một đài tưởng niệm lớn tọa lạc trong Nghĩa Trang Biên Hòa.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 18681)
Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa. Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ. Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.